Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội với Việt Nam
Nga ngỏ ý sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội của mình với các quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Trang mạng Army Recognition đưa tin, trong một cuộc họp báo ở Colombo, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết:
Các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Indonesia và Trung Quốc là những đối tác hàng đầu của Moscow trong hợp tác kỹ thuật quân sự.
Vì vậy, Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hiện đại hóa quân đội của mình với các nước này.
Theo ông Antonov, có khoảng 3.000 học viên nước ngoài đang theo học tại các học viện thuộc Bộ quốc phòng Nga.
Hơn một nửa trong số này đến từ các quốc gia châu Á bao gồm: Afghanistan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Myanmar.
Quân đội Nga trong những năm gần đây đã có bước phát triển đột phá trong việc tăng cường khả năng cơ động và sẵn sàng chiến đấu.
Quân đội Nga đã tiếp nhận các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại. Khả năng huấn luyện binh lính và sĩ quan cũng được cải thiện.
Ông Antonov cho biết, những thành công trong công tác hiện đại hóa quân đội của Nga đã được công nhận trên toàn thế giới.
Video đang HOT
“Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm từ các quốc gia Nam và Đông Nam Á tới sự cải tổ quân đội Nga và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này” – ông Antonov nói.
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng tiếp tục nhập khẩu một số lượng lớn vũ khí, trang bị quân sự của Nga.
Nhiều loại vũ khí do Nga sản xuất đã trở nên phổ biến trong khu vực như máy bay chiến đấu Sukhoi, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không,…
Việt Nam vốn là bạn hàng truyền thống và lâu đời của vũ khí Nga.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại của Nga như: tàu tên lửa Molniya, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, máy bay chiến đấu Su-27, Su-30MK2,…
Làm chủ 'quả đấm thép' SU-30MK2
Thượng tá Nguyễn Văn Thiện, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) cho biết đơn vị đã đưa khâu huấn luyện, khai thác sử dụng Su-30MK2 đi vào chiều sâu.
Những bước đi vững chắc
Chúng tôi có mặt tại Trung đoàn 923 khi các phi công và gần một trăm cán bộ, nhân viên kỹ thuật của sư đoàn vừa hoàn thành đợt huấn luyện chuyển loại trên máy bay Su-30MK2. Kết quả kiểm tra trong huấn luyện chuyển loại đợt 1 năm 2014, đối với cán bộ nhân viên kỹ thuật hàng không có 100% đạt khá giỏi, trong đó 29,68% đạt giỏi. Kết quả khẳng định trình độ, năng lực huấn luyện tổng hợp của Trung đoàn 923 đã được nâng lên ở tầm cao mới.
Máy bay Su-30MK2 tại Trung đoàn 923
Mặc dù thời tiết những tháng đầu năm 2014 khá phức tạp, diễn biến xấu, nhưng đến thời điểm hiện tại (10.2014), Trung đoàn 923 đã hoàn thành 47,3% kế hoạch huấn luyện bay và 68,6% kế hoạch huấn luyện mặt đất của năm.
Thượng tá Nguyễn Văn Thiện cho biết thuận lợi lớn nhất trong huấn luyện nói chung và huấn luyện bay nói riêng của trung đoàn là được khai thác máy bay, vũ khí, trang bị, khí tài mới, hiện đại, độ an toàn cao. Tuy nhiên, những khó khăn bước đầu cũng xuất phát từ sự chưa thể đồng điệu ngay giữa con người với khí tài hiện đại, thế nên, đẩy mạnh huấn luyện chuyên môn trong khai thác, sử dụng máy bay, vũ khí và trang bị kỹ thuật (VKTBKT) của Su-30MK2 là một trọng tâm trong công tác huấn luyện.
Máy bay được kiểm tra kỹ lưỡng trước giờ cất cánh
Cũng theo thượng tá Nguyễn Văn Thiện, trong thời gian qua, trung đoàn đẩy mạnh huấn luyện chuyên ngành cho phi công và huấn luyện kỹ chiến thuật chuyên ngành cho các thành phần bảo đảm. Đến nay, 100% lực lượng phi công của đơn vị đã đủ trình độ trực ban chiến đấu khí tượng giản đơn. Phần lớn đạt trình độ trực ban chiến đấu khí tượng phức tạp ngày và đêm.
Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị, trung đoàn còn bảo đảm và trực tiếp tổ chức huấn luyện chuyển loại tổng thể về khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2 cho các lực lượng khác đến từ các đơn vị bạn trước yêu cầu nhiệm vụ của sư đoàn, quân chủng trong tình hình mới.
Tìm hiểu về huấn luyện cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật hàng không (lực lượng chủ chốt trong khai thác máy bay, VKTBKT ở các đơn vị không quân), trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Chủ nhiệm kỹ thuật Trung đoàn 923, khẳng định dù đã làm chủ vững chắc trong khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2, nhưng lực lượng kỹ thuật hàng không ở Trung đoàn 923 vẫn đang ngày đêm chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tiến đến làm chủ chuyên sâu các trang bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ ngày càng được nâng cao.
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra an toàn máy bay
Gỡ khó bằng nội lực
Quay lại câu chuyện về những khó khăn và cách vượt khó vươn lên trong huấn luyện, khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2 ở Trung đoàn 923 mà thượng tá Nguyễn Văn Thiện chia sẻ, chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu các thành phần bay của trung đoàn cũng như các đơn vị khác đến thực hiện huấn luyện chuyển loại tại nơi đây.
Đại đa số những người mà chúng tôi tiếp xúc đều có cùng quan điểm với thượng tá Nguyễn Văn Thiện, là trình độ ngoại ngữ, mà cụ thể ở đây là tiếng Nga, của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Chính hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, trình độ huấn luyện khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2.
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bảo đảm Kỹ thuật Hàng không, chia sẻ chân thành: Chúng ta không thể đọc một cuốn sách Nga nếu không biết chữ Nga, ấy là chưa muốn nói đến khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài với công nghệ hiện đại toàn Nga.
Được biết, để khắc phục khó khăn này, đơn vị mạnh dạn thuê giáo viên tiếng Nga về giảng dạy cho các thành phần tham gia bay ở đơn vị, mang lại hiệu quả nhất định, nhưng hiệu quả cũng chưa vững chắc, bởi về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật quân sự nói chung và Hàng không nói riêng ở các giáo viên cũng có những giới hạn nhất định.
Từ đầu năm 2013, nhiều cấp trong đơn vị đã họp bàn và đi đến quyết định tận dụng tối đa những cán bộ có trình độ tiếng Nga khá ở trung đoàn để trực tiếp lên lớp về tiếng Nga, trên tinh thần truyền đạt, cùng nhau tìm hiểu, trao đổi.
Là học viên trực tiếp tham gia đợt huấn luyện chuyển loại tại đây, trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 927, cho biết kỹ thuật bay ở Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo. Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định. Những khó khăn và cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới.
Theo Thanh Niên
Ông Putin đau đầu với khoản chi 576 tỉ USD hiện đại hóa quân đội Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói hôm 7.10, rằng ngân sách quốc gia sẽ không thể gánh kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 576 tỉ USD. Ông đang vận động giảm chi tiêu vào lúc cuộc cấm vận Nga của phương Tây bắt đầu có tác động. Ông Siluanov được chỉ định làm bộ trưởng 3 năm trước,...