Nga sẵn sàng bán đạn dược cho Lầu Năm Góc khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ
Truyền thông Mỹ đưa tin quân đội nước này đang tìm mua đạn dược để sử dụng với súng trường tấn công, súng lục, súng bắn tỉa và súng máy do Nga sản xuất.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Nga (Rostec) sẵn sàng cung cấp đạn dược chính hãng dùng cho súng do Liên Xô và Nga sản xuất cho quân đội Mỹ, chỉ sau khi lệnh trừng phạt chống Nga được dỡ bỏ, một phát ngôn viên của Rostec nói với TASS hôm 27/5.
Tuần trước, tạp chí quân sự trực tuyến Defense Blog tiết lộ quân đội Mỹ đang tìm cách mua đạn dược đặc biệt để sử dụng với súng trường, súng ngắn, súng bắn tỉa và súng máy do Nga sản xuất. Theo thông số kỹ thuật chung từ thông báo, quân đội Mỹ tìm mua loại đạn cỡ nòng nhỏ để sử dụng với súng ngắn Makarov và Tokarev, súng trường tấn công AK-47, súng máy PKM và YaKB/DshKM, súng bắn tỉa SVD Dragunov.
Lầu Năm Góc (Ảnh: Reuters)
Phản ứng về thông tin này, Rostec cho biết, “hiện tại, ngành công nghiệp đạn dược Nga đã sẵn sàng cung cấp cho thị trường quốc tế toàn bộ đạn dược trong chiến đấu, dịch vụ và vũ khí dân sự theo tiêu chuẩn của Liên Xô/Nga, và một số mô hình vũ khí NATO”.
“Các đặc điểm cơ bản chứng minh rằng đạn dược hiện đại của Nga là loại tốt nhất thế giới. Loại đạn nguyên bản và chất lượng cao do Nga sản xuất chỉ có thể được cung cấp cho Mỹ nếu các lệnh trừng phạt có liên quan được dỡ bỏ”, tập đoàn hàng đầu của Nga về công nghiệp quốc phòng cho biết.
Trước đó, Lầu Năm Góc thể hiện sự quan tâm với việc sản xuất một số loại súng của Liên Xô và Nga trên lãnh thổ Mỹ. Tháng 3/2018, tạp chí National Interest đưa tin Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt (SOCOM) của Mỹ đang xem xét khả năng sản xuất vũ khí của Nga trên đất Mỹ, bao gồm súng máy PKM đa năng cỡ nòng 7.62mm và NSV súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm.
Video đang HOT
(Nguồn: Tass)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa của mọi quốc gia trước cả khi được phóng
Việc triển khai các hệ thống chống tên lửa ngoài không gian sẽ giúp Mỹ có khả năng tiêu diệt tên lửa của bất cứ quốc gia nào ngay từ giai đoạn phóng.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Quốc tế Matxcơva lần thứ 8, Phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Trung tướng Viktor Poznikhir, khẳng định Mỹ đã phát triển khái niệm "đánh chặn trước phóng" cho các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Theo ông Poznikhir, Washington hiện đang có kế hoạch tiêu diệt tên lửa của các quốc gia khác ngay từ khi còn ở bệ phóng.
Trung tướng Poznikhir giải thích thêm: "Mỹ dự định sẽ đánh chặn các tên lửa được phóng khi bị tấn công bất ngờ bằng các hệ thống chống tên lửa".
Theo khẳng định của đại diện Bộ Tổng Tham mưu, với tất cả các bước đi này Mỹ mong muốn có được ưu thế chiến lược khi cuộc đối đầu xảy ra.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được đưa lên máy bay C-17 Globemaster III tại căn cứ không quân Fort Bliss ở bang Texas, Mỹ. (Ảnh: U.S. Air Force)
Ông Poznikhir nhấn mạnh rằng những quốc gia đang cho Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình sẽ trở thành những mục tiêu tấn công đầu tiên.
Ngoài ra, theo ông, việc triển khai các trang thiết bị phòng thủ tên lửa cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm phóng xạ kéo dài.
Trung tướng xác nhận: "Không chỉ thế, những quốc gia không liên quan đến việc thực hiện kế hoạch chống tên lửa của Lầu Năm Góc vẫn có thể bị ảnh hưởng".
"Chiến tranh giữa các vì sao"
Cũng theo ông Poznikhir, Mỹ hiện đang tìm cách hồi sinh chương trình "Chiến tranh các vì sao". Việc đưa các thiết bị phòng thủ tên lửa lên không gian sẽ cho phép Mỹ có thể bắn hạ các loại tên lửa ngay ở giai đoạn phóng.
Trung tướng Poznikhir cho biết: "Không ngoại trừ khả năng Mỹ sẽ sử dụng những thiết bị ngoài không gian để thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào mục tiêu của Nga và Trung Quốc. Còn nếu xét độ bao phủ toàn cầu của các thiết bị đó, đòn tấn công có thể được thực hiện nhằm vào mục tiêu của bất cứ quốc gia nào".
Tất cả điều này sẽ làm phá vỡ sự ổn định chiến lược và gây bất ổn tình hình ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
Tướng Poznikhir cũng xác nhận rằng Mỹ đã chính thức nới lỏng cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân kể từ khi phát triển đầu đạn hạt nhân năng lượng thấp dành cho loại tên lửa Tomahawk.
Đại diện Bộ Tổng tham mưu Nga kết luận: "Khả năng sử dụng các loại đầu đạn hạt nhân như thế của Lầu Năm Góc sẽ kích thích các quốc gia khác nỗ lực phát triển loại vũ khí tương tự. Kết quả là, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới sẽ bùng nổ".
(Nguồn: RIA Novosti)
TƯỜNG NGUYỄN
Theo VTC
Mỹ hồi sinh chương trình từng khiến Nga dựng tóc gáy? Ban quản lý các dự án nghiên cứu triển vọng thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) dự định hồi sinh chương trình kiềm chế Nga ở châu Âu, vốn xuất hiện lần đầu tiên trong những năm Chiến tranh Lạnh. Đó là tin đưa trên cổng thông tin Aviation Week. Khái niệm chủ trương tiếp nối những sáng chế của chương trình Assault Breaker...