Nga rút lực lượng đặc nhiệm khỏi Belarus
Giới chức biên phòng Ukraine và các nhà quan sát độc lập Belarus cho biết quân đội Nga đã rút lực lượng đặc nhiệm khu vực khỏi Belarus.
Cuộc tập trận chung Nga – Belarus. Ảnh: Belta
Theo tờ The Moscow Times ngày 8/9, vào tháng 10/2022, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố triển khai một nhóm lực lượng quân sự chung trong khu vực sau khi cáo buộc Ukraine chuẩn bị tấn công Belarus.
Ngày 7/9, Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine cho biết gần như toàn bộ lực lượng của Nga ở Belarus đã được luân chuyển ra ngoài.
Người phát ngôn Andrii Demchenko nói trong một cuộc họp báo: “Không có đơn vị mới nào được điều động đến”. Ông nói thêm rằng số lượng quân Nga hiện tại ở Belarus không gây ra mối đe dọa ngay lập tức với Ukraine từ phía Bắc.
Theo dự án giám sát chiến tranh Belarussky Hajun (Belarus), các nhân sự lực lượng đặc nhiệm Nga đã rút hoàn toàn khỏi Belarus vào đầu tháng 7, trong khi toàn bộ nhóm không quân cũng rút lui vào đầu tháng 8.
Video đang HOT
Belarussky Hajun cho biết 11 máy bay trực thăng tấn công và vận tải cũng như 9 máy bay chiến đấu đã trở về các sân bay ở Nga.
Theo tờ báo Nga iStories, khoảng 2.500 tay súng của tập đoàn lính đánh thuê Wagner dường như vẫn đóng quân ở Belarus.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về việc rút quân nói trên.
Giống Nga, Belarus đã trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây. Là đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Belarus đã hỗ trợ hậu cần cho quân đội Nga, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt, mặc dù về mặt chính thức, nước này vẫn là nước không tham gia cuộc xung đột.
Trước đó, ngày 17/8, Tổng thống Lukashenko khẳng định Belarus sẽ không tham chiến tại Ukraine trừ phi Ukraine xâm nhập biên giới của Belarus. Phát biểu trước truyền thông trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Lukashenko nêu rõ: “Nếu Ukraine không xâm nhập biên giới của chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ tham gia cuộc chiến tranh tổng lực này, nhưng chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ Nga”.
Tổng thống Lukashenko cũng bác bỏ thông tin cho rằng Nga đã thuyết phục Belarus tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ông cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine đã có thể tránh khỏi và vẫn có khả năng chấm dứt cuộc xung đột này. Theo ông, bất cứ cuộc hòa đàm nào cũng cần được tiến hành mà không có điều kiện tiên quyết.
Ngày 15/8, phát biểu tại Hội nghị An ninh Moskva lần thứ 11, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin cũng tuyên bố tình hình thế giới buộc nước này phải điều chỉnh chính sách quân sự. Tuy nhiên, ông Khrenin nhấn mạnh Belarus sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ nền độc lập của mình và không có kế hoạch tấn công bất kỳ ai.
Trong diễn biến liên quan, một đoàn xe chở ít nhất 10 tổ hợp tên lửa tác chiến – chiến thuật Iskander-M (OTRK) từ bãi thử tên lửa Kapustin Yar của Nga đã đến Belarus. Đây sẽ không phải là đoàn xe cuối cùng cung cấp loại vũ khí này.
Thao trường Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan của LB Nga là một trong những bãi thử tên lửa lớn nhất của Nga. Theo giới thạo tin, tên lửa Iskander-M đã được đưa vào phiên chế của Các Lực lượng vũ trang Belarus. Iskander-M là một trong những hệ thống tên lửa hiện đại nhất có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, kể cả đầu đạn hạt nhân. Hệ thống sở hữu khả năng cơ động cao và có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa, khiến nó trở thành phương tiện tấn công hết sức hiệu quả.
Tổng thống Lukashenko chỉ trích NATO tập trận gần biên giới Belarus
Tổng thống Alexander Lukashenko cho rằng các nước NATO đang kiên trì thúc đẩy chính sách mở rộng liên minh và tiến hành các cuộc tập trận khiêu khích gần biên giới Belarus.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: TASS
"Các nước NATO đang kiên trì thúc đẩy chính sách mở rộng, tăng cường hiện diện quân sự xung quanh Belarus, liên tục tiến hành các cuộc tập trận khiêu khích ở biên giới của chúng tôi", hãng tin BelTA dẫn lời Tổng thống Lukashenko cho biết tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 31/8.
Theo ông Lukashenko, các quốc gia NATO đang biện minh cho những hành động đó bằng một số mối đe dọa được cho là xuất phát từ lãnh thổ Belarus. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Ba Lan và các nước vùng Baltic cáo buộc Belarus có ý định "gây hấn vô căn cứ".
Ông cho biết hồi tháng 4, Warsaw đã thông báo cho các quốc gia về quyết định không tuân thủ Hiệp ước Llực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), có liên quan đến Belarus.
"Đây thực sự là hành động quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý cuối cùng trong việc kiểm soát vũ khí. Đây đã là một động thái nguy hiểm. Chúng tôi nên phản ứng ra sao với tất cả những động thái này?", ông Lukashenko nói.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Lukashenko cho rằng việc Ba Lan và các nước vùng Baltic yêu cầu nhóm Wagner rời khỏi Belarus là "vô căn cứ". Ông lập luận việc phản đối sự hiện diện của Wagner ở Belarus là không chính đáng, khi quân đội nước ngoài vẫn đóng quân ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, vốn đều là thành viên của NATO.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng nhấn mạnh Ba Lan và các nước vùng Baltic không có quyền phàn nàn về việc các tay súng Wagner ở Belarus, chừng nào vẫn còn một quân nhân nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ của các quốc gia này.
Wagner đã đưa một nhóm tay súng đến Belarus theo thỏa thuận với Điện Kremlin mà Tổng thống Lukashenko làm trung gian, nhằm chấm dứt một cuộc nổi loạn ở Nga hồi tháng 6.
Trong khi đó, Ba Lan và các nước láng giềng coi sự hiện diện của Wagner ở Belarus là một mối đe dọa an ninh. Để đáp trả, Warsaw đã điều quân tới biên giới phía đông Belarus.
Hồi cuối tháng 7, Minsk cho biết các tay súng Wagner đã bắt đầu huấn luyện lực lượng đặc biệt của Belarus ở phạm vi quân sự, chỉ cách biên giới với Ba Lan vài km.
Tổng thống Belarus có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga Ukraine Ông Aleksey Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, suy đoán rằng Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có thể tham gia các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev trong tương lai. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: Ria Novosti "Đã có một nhóm các nhà đàm phán thực sự trong lương lai của Nga...