Nga rút khỏi Hội đồng khu vực biển Barents và châu Âu – Bắc Cực
Ngày 18/9, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã quyết định rút khỏi Hội đồng khu vực biển Barents và châu Âu – Bắc Cực (BEAC).
Tàu chiến và tàu hỗ trợ cùng máy bay của lực lượng Hải quân và Hàng không vũ trụ Nga tham gia cuộc tập trận thường niên Ocean Shield 2019 ở Biển Baltic. Ảnh tư liệu: TASS
Hãng thông tấn TASS dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ các hoạt động của hội đồng về cơ bản đã bị đình trệ kể từ tháng 3/2022. Việc Phần Lan chưa tuyên bố sẵn sàng chuyển giao quyền chủ tịch luân phiên BEAC cho Nga vào tháng 10/2023, vi phạm các nguyên tắc chuyển giao và làm gián đoạn các hoạt động chuẩn bị cần thiết. Trong điều kiện đó, Nga buộc phải tuyên bố rút khỏi BEAC.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gửi thông báo về quyết định trên tới ngoại trưởng của các nước thành viên, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, cũng như Ban Thư ký quốc tế Barents ở Kirkenes (Na Uy) vào ngày 18/9/2023. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định nước này sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu quốc gia ở vùng cực Bắc, sẵn sàng tương tác với tất cả các bên có tinh thần xây dựng, đối thoại bình đẳng và hợp tác cùng có lợi.
Video đang HOT
BEAC được thành lập năm 1993, gồm EU, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển và Nga, với mục tiêu thúc đẩy ổn định và phát triển bền vững ở khu vực biển Barents.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, trong 30 năm qua, BEAC giúp duy trì hòa bình và ổn định ở vùng cực Bắc, phát triển kinh tế- xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, tăng cường văn hóa, mối quan hệ nhân đạo và giao lưu nhân dân, trong đó có đại diện của các dân tộc bản địa.
EU cảnh báo Serbia và Kosovo sau khi đàm phán đổ vỡ
Sau khi Kosovo bác bỏ đề xuất thỏa hiệp của EU trong đàm phán với Serbia, khối này cho rằng hy vọng gia nhập EU của Serbia và Kosovo đang gặp nguy hiểm.
Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell cảnh báo rằng việc thiếu tiến bộ có thể làm tổn hại đến hy vọng gia nhập khối của cả Serbia và Kosovo. Ảnh: Euractiv
Trang tin Euronews dẫn lời người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell ngày 14/9 cảnh báo sẽ không có tương lai châu Âu cho cả Kosovo và Serbia nếu hai bên không đạt được sự hiểu biết chung càng sớm càng tốt.
Theo ông Borrell, việc thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán giữa Serbia và Kosovo có thể làm tổn hại đến hy vọng gia nhập khối của họ. "Kosovo và Serbia đang có nguy cơ bị bỏ lại phía sau khi các đối tác khác trong khu vực đang tiến nhanh hơn tới châu Âu", ông Borrell nói.
Lời cảnh báo của ông được đưa ra khi Belgrade và Pristina một lần nữa không đạt được bước tiến trong các cuộc đàm phán nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng lâu dài giữa hai bên.
Ông Borrell, người giám sát các cuộc đàm phán ở Brussels, đổ lỗi cho sự đổ vỡ mới nhất là do nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti khăng khăng rằng Serbia về cơ bản nên công nhận vùng lãnh thổ này trước khi có thể đạt được tiến bộ trong việc thực thi thỏa thuận mà họ đã đạt được vào tháng 2 năm nay.
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU nói: "Thật không may, sau một cuộc họp khá dài, ông Kurti vẫn chưa sẵn sàng tiếp tục một quy trình đáng tin cậy. Thay vào đó, ông ấy nhấn mạnh vào việc chính thức hóa việc công nhận trên thực tế là bước đầu tiên".
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng đổ lỗi cho ông Kurti, nói thêm rằng: "Tôi hy vọng chúng tôi có thể tìm ra một số giải pháp trong tương lai, bởi vì theo cách này, chúng ta không chỉ đi vào ngõ cụt".
Về phần mình, ông Kurti cáo buộc Tổng thống Vucic đã "phá hoại" cuộc đàm phán và chỉ trích ông Borrell cùng phái đoàn EU đứng về phía Serbia.
Thất bại mới nhất xảy ra chỉ một ngày sau khi Ủy ban châu Âu tuyên bố muốn mở đường cho các nước gia nhập EU gồm 27 quốc gia nhanh chóng hơn. Kosovo và Serbia đều muốn tham gia.
"Tôi rất tiếc phải nói rằng chúng ta sắp hết thời gian", ông Borrell nói, đồng thời kêu gọi cả hai bên nỗ lực giảm bớt căng thẳng và cho phép các cuộc bầu cử mới ở miền Bắc Kosovo càng sớm càng tốt. Ông Borrell cho biết sẽ báo lại với các nước thành viên EU về những gì đã xảy ra và tìm kiếm những bước cần thực hiện tiếp theo.
Serbia và tỉnh Kosovo cũ đã xung đột trong nhiều thập kỷ. Cuộc chiến tranh 1998-1999 của họ đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, chủ yếu là người Albania ở Kosovo. Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008 nhưng Serbia đã từ chối công nhận động thái này.
Nhà ngoại giao hàng đầu EU sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 10 Ông Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tới Bắc Kinh vào giữa tháng 10 để hoàn thiện chương trình nghị sự cho hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc, có thể diễn ra vào tháng 11 tới. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell khai mạc cuộc họp ở...