Nga rộng mở cánh cửa dầu mỏ đón Trung Quốc
Mỏ dầu lớn tại một nơi xa xôi, hẻo lánh của Nga vốn đóng chặt cửa với nước ngoài nay lại mời gọi Trung Quốc đầu tư và sở hữu cổ phần.
Đường ống chuyển dầu từ mỏ Suzunskoye đến Vankor . Ảnh: Reuters
Miền Bắc lạnh giá của Nga chưa bao giờ là nơi chào đón người nước ngoài, trữ lượng dầu khí dồi dào trên bờ tại đây luôn là bí mật quốc gia. Nhưng khi có yêu cầu “mở cửa” từ Kremlin, người dân ở đây băt đâu thưc hiên.
Tổng thống Vladimir Putin đang tìm kiếm thị trường mới ở châu Á để xuất khẩu năng lượng, nhằm thay thế khách hàng truyền thống ở châu Âu. Putin thông báo rằng ông sẽ chào đón Trung Quốc đầu tư vào Vankor, một mỏ dầu mới rộng lớn ở miền đông Siberia xa xôi, hẻo lánh, thuộc doanh nghiệp nhà nước Rosneft.
Kể từ đó, các đoàn đại biểu từ cả Trung Quốc và Ấn Độ đổ về đây để thăm mỏ dầu. Một số công nhân, những người có khi phải ở 4 tuần tại các trạm khai thác tách biệt, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống đến -60 độ C, bắt đầu học tiếng Trung phổ thông.
“Không có vấn đề gì. Chúng tôi sẽ làm việc với các công nhân Trung Quốc nếu cần thiết”, Alexei Zyryanov, phó giám đốc một đơn vị sản xuất dầu và khí đốt nói.
Tất cả sản lượng 440.000 thùng dầu thô/ngày của Vankor đã được vận chuyển về phía đông, thông qua đường ống đông Siberia-Thái Bình Dương, bao gồm đoạn đường bộ qua đông bắc Trung Quốc. Thế nhưng, lời mời gọi Trung Quốc đầu tư cổ phần vào dự án đã vượt xa hơn tất cả điều Moscow từng làm để thu hút Bắc Kinh vào ngành công nghiệp hydrocarbon của Nga.
Rosneft xác nhận rằng công ty đã đạt được một dự thảo thỏa thuận bán 10% cổ phần trong Vankor cho Trung Quốc. Moscow hiếm khi mời chào nước khác sở hữu cổ phần tại trong một dự án mang tính chiến lược lớn như vậy, mặc dù phương Tây đã bày tỏ quan tâm trong nhiều thập kỷ. Đề nghị này càng đáng chú ý hơn khi đối tác của Nga là Trung Quốc, nước từng là đối thủ trong nhiều thập kỷ và từng suýt lâm vào chiến tranh với Nga trong những năm 1960 vì tranh chấp biên giới.
Video đang HOT
“Trục châu Á”
Điện Kremlin đã triển khai “trục châu Á” để tìm kiếm thị trường năng lượng mới, kể từ khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow vì khủng hoảng Ukraine năm ngoái.
Do Rosneft đạt được thỏa thuận tăng nguồn cung cho Trung Quốc qua đường ống đông Siberia-Thái Bình Dương và một đường khác qua Kazakhstan, Trung Quốc năm trước qua mặt Đức để trở thành khách hàng dầu thô lớn nhất của Nga. Tuy nhiên, với giá dầu giảm một nửa trong năm qua và giá khí đốt tự nhiên cũng giảm mạnh, Bắc Kinh có thể sẽ đòi hỏi nhiêu hơn khi quyết định đầu tư.
Các đường ống vận chuyển dầu thô từ Nga sang Trung Quốc. Đồ họa: Reuters
Các dự án năng lượng khác phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc đang gặp phải khó khăn. Nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng của Nga trên đảo Sakhalin ở Thái Bình Dương, được xây dựng để sản xuất nhiên liệu xuất khẩu sang châu Á, có thể bị trì hoãn vài năm. Dự án xây đường ống dẫn để chuyển khí đốt tự nhiên từ các mỏ dầu khổng lồ mới ở Siberia đến đông Trung Quốc cũng có thể bị trì hoãn.
Vankor là hãng thăm do dầu lớn nhất tại Nga trong gần ba thập kỷ qua và đóng vai trò quan trọng trong chính sách tìm kiếm và khai thác khu vực mới của Nga, chẳng hạn như ở đông Siberia; khi dự trữ tại phía tây Siberia, trung tâm sản xuất dầu mỏ của Nga, đang dần cạn kiệt.
“Đây là Kuwait mới”. Alexander Cherepanov, kỹ sư trưởng tại công ty con của Rosneft nói, nhắc đến đất nước giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh.
Công nhân ở đây tự hào vì có thể làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. “Cờ lê đôi khi bị vỡ vì đông giá”, nhà điều hành sản xuất dầu Gennady nói. “Mùa hè thì ổn, bạn chỉ cần dùng thuốc chống muỗi”. Vankor là một nơi rất xa xôi và hẻo lánh, cách sân bay gần nhất, Igarka một giờ đi bằng trực thăng và cách Moscow gần 2.800 km.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tháng trước cho biết Nga đã vượt qua “rào cản tâm lý” và đã sẵn sàng cho Trung Quốc quyền kiểm soát về dự trữ hydrocarbon.
Bộ Năng lượng dự báo thị phần dầu và sản phẩm dầu xuất khẩu đến châu Á sẽ tăng gấp đôi lên 23% vào năm 2035. Công suất đường ống đông Siberia-Thái Bình Dương sẽ được tăng đến 80 triệu tấn (1,6 triệu thùng/ngày) vào năm 2020.
Tuy nhiên, người ngoài vẫn chưa thật sự được chào đón tại Vankor. Khi một phóng viên bản địa người Nga hỏi mua một chiếc sandwich trong căng tin nhân viên, người phụ nữ làm việc tại đó ngay lập tức nghi ngờ.
“‘Sandwich’ là một từ nước ngoài”, nữ nhân viên nói. “Anh là gián điệp à?”.
Phương Vũ
Theo Reuters
Mỹ lại kêu gọi Nhật mở rộng tuần tra ra Biển Đông
Washington cho rằng Tokyo có khả năng và năng lực để hoạt động trong các vùng biển quốc tế và kêu gọi Nhật Bản mở rộng tuần tra ra Biển Đông.
Chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ Robert Thomas (trái) trả lời câu hỏi trong cuộc họp báo cùng Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) Eiichi Funada trên tàu USS Blue Ridge ở Yokohama hôm 31/3. Ảnh: AFP.
"Phòng vệ tập thể (CSD) cho phép Hạm đội 7 và Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) tập luyện và hoạt động trên biển Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương", Reuters dẫn lời Phó đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ, phát biểu hôm 31/3 trên tàu chỉ huy USS Blue Ridge ở Yokohama.
Nhật Bản "có khả năng và năng lực để hoạt động tại các vùng biển cũng như không phận quốc tế ở bất cứ nơi nào trên thế giới", ông Thomas nói với truyền thông trong buổi họp báo với Đô đốc Eiichi Funada, chỉ huy JMSDF.
Theo đó, các nhiệm vụ chung và hoạt động huấn luyện giữa Tokyo và Washington có thể mở rộng từ Nhật Bản qua Biển Đông, sang Ấn Độ Dương. Mỹ và Nhật Bản đều không có chủ quyền trên Biển Đông nhưng Hạm đội 7 hoạt động tại khu vực này,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói liên minh Mỹ - Nhật Bản "không nên vượt quá phạm vi song phương cũng như gây hại đến lợi ích của các quốc gia trong khu vực".
"Chúng tôi hy vọng sự hợp tác và phát triển các mối quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản có thể đóng vai trò tích cực và xây dựng cho hòa bình, phát triển và ổn định khu vực", bà Hoa nói trong một phiên họp báo thường ngày ở Bắc Kinh.
Tokyo và Washington thông báo họ sẽ quyết định những hướng mới trong quan hệ đồng minh lâu năm vào tháng 6, cho phép Nhật Bản có vai trò nổi bật hơn.
Hạm đội 7 sở hữu hạm đội hàng không mẫu hạm hoạt động ngoài khơi Nhật Bản, có khoảng 80 tàu, 140 phi cơ và 40.000 thủy thủ. Đây là hạm đội hải quân hùng mạnh nhất ở tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, JMSDF của Nhật Bản có khoảng 120 tàu, trong đó có hơn 40 tàu khu trục và một lực lượng tàu ngầm khoảng 20 chiếc.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ - Nhật Bản sẽ mở rộng các sứ mạng hải quân sang biển Đông ? Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đẩy mạnh việc thông qua dự luật về quyền phòng vệ tập thể sẽ mở đường cho việc tăng cường hợp tác giữa lực lượng quân sự Mỹ và Nhật, mở rộng sứ mạng hải quân khắp châu Á, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas ngày 31.3 cho biết. Soái hạm USS...