Ngã rẽ nhiều tiếc nuối của những nữ diễn viên đình đám
Có những diễn viên đến rồi biến mất như chưa từng tồn tại, cũng có những diễn viên đến rồi đi nhưng còn mãi trong lòng khán giả, khiến họ tiếc nuối khi nhớ về.
Mai Huê, Hoàng Thu Hường hay Quách Thu Phương là những nữ diễn viên được yêu thích trên truyền hình Việt đầu những năm 2000. Có thời gian mở tivi lên là khán giả gặp những khuôn mặt ấy với số lượng phim truyền hình không đếm xuể.
Nhưng sau những vai diễn gây bão trên truyền hình và trên sân khấu, khi thành công đang đợi ở phía trước, cả 3 đột ngột từ giã niềm đam mê diễn xuất, lặng lẽ rút lui khỏi giới nghệ sĩ đầy thị phi. Ngã rẽ của 3 diễn viên này đến bây giờ vẫn gây nhiều tiếc nuối cho công chúng.
Diễn viên Mai Huê
Mai Huê, diễn viên đình đám một thời vì có được cả nhan sắc lẫn tài năng.
Mai Huê sinh năm 1977. Tốt nghiệp ĐH Sân khấu Điện ảnh, Mai Huê được nhận thẳng vào biên chế Nhà hát Tuổi Trẻ. Về nhà hát được 3 năm (1999 – 2002), chỉ kịp diễn khoảng 3 vở kịch nhưng Mai Huê đã từng được mệnh danh là “tiểu Lê Khanh” bởi khuôn mặt khả ái và khả năng “sống” trong các nhân vật. Với truyền hình, Mai Huê từng khiến người xem ngất ngây với bộ phim Thổ cẩm và đặc biệt là cơn sốt mang tên Người không cầu may do cô đóng vai chính.
Đầu năm 2000, đang ở trên đỉnh cao của danh vọng và cả kỳ vọng của những bậc tiền bối trong ngành sân khấu, Mai Huê đột ngột bỏ nghề đi làm tiếp viên hàng không trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Thời điểm đó, Mai Huê có chia sẻ: “Diễn viên trông hào nhoáng thế thôi chứ nghèo và eo hẹp lắm. Tập luyện ròng rã cả tháng trời, bầm dập người đến khi đóng vai chính cũng chỉ có trăm ngàn thôi. Rồi bạn kể vào vai chính theo đoàn làm phim cả tháng trời quay một tập cát-xê cũng chỉ có triệu bạc. Trông vào đâu? Ăn bằng gì nếu cứ mãi thế này”.
Ngày ấy, rời bỏ sâu khấu để đi làm tiếp viên hàng không là một quyết định Mai Huê cho rằng mang tính… tuổi trẻ. Không phải là nông nổi, vì thực chất ngoài việc đứng trên sân khấu, nghề tiếp viên hàng không cũng là một trong những sở thích từ nhỏ của Mai Huê, với hoài bão được bay trên trời bao la và đi khắp thế giới. Cũng không hoàn toàn vì kinh tế như mọi người nghĩ vì Mai Huê là người sống cũng đơn giản, không cầu kỳ.
Với ý nghĩ nghề diễn là nghề mình đã được học hành, và đã có sẵn tố chất thì sẽ mãi mãi còn, không thể mất đi được, sau này mình vẫn có thể đóng những vai bà già, còn nghề tiếp viên chỉ có tuổi, nếu có cơ hội thì tội gì không đón lấy. Và mình vẫn có thể vừa làm tiếp viên vừa có cơ hội thì vẫn lên sàn diễn nếu có vai phù hợp. Vậy là Mai Huê dứt áo ra đi khỏi nhà hát Tuổi trẻ – nơi mà chị từng coi là ngôi nhà thứ 2.
Trở lại sân khấu ở cái tuổi U40, Mai Huê vẫn đẹp như ngày nào.
Những ngày đầu xa sân khấu, bạn bè có vở diễn vẫn gọi chị đến xem, ban đầu chị cũng đến, nhưng mỗi lần là một lần trái tim chị lại thổn thức. Vào Sài Gòn học nghề tiếp viên hàng không, thỉnh thoảng nhớ quá chị cũng một mình đến các sân khấu kịch, khi tiếng nhạc dạo mở đầu cất lên, rồi tấm màn nhung mở ra, là chị đã cảm thấy nghẹn ngào, rồi khi vở diễn bắt đầu, nhìn những diễn viên đang đứng trên sâu khấu, Mai Huê chỉ muốn ngay lập tức nhảy lên đó để diễn cùng. Từ đó, chị sợ, không dám bén mảng đến xem kịch nữa.
Đến với nghề tiếp viên hàng không, Mai Huê đã đi hầu hết những nơi Vietnam Airlines có tuyến bay, nhưng sự thật là chưa thỏa, vì mỗi nước chỉ được dừng lại nghỉ ngơi vài ngày, chỉ đủ thời gian đi shopping, chứ chưa gọi là được thảnh thơi thăm thú cảnh quan đất nước. Công việc phục vụ trên không trung cũng vất vả hơn nhiều những gì Mai Huê từng nghĩ về nghề tiếp viên trước kia với hình ảnh các cô gái kéo va li từ máy bay ra với gương mặt luôn xinh đẹp, tươi cười.
Thỉnh thoảng trên các chuyến bay, vẫn có những khán giả hay những người làm truyền hình nhận ra chị, và hỏi tại sao bỏ nghề diễn. Mỗi lần gặp các đồng nghiệp đi lưu diễn là chị lại bần thần mất một ngày. Và nhất là mỗi lần bay, hai đứa con trai nhỏ lại khóc, bám theo mẹ khiến Mai Huê không đành lòng cứ tiếp tục xa con thế này mãi. Và thế là đủ để Mai Huê quyết định rời bầu trời bao la để trở về một bầu trời khác nhỏ hơn nhưng lại chất chứa những đam mê – bầu trời từng là của chị, chị đã vốn thuộc về và phải thuộc về.
Mai Huê trên sân khấu nhà hát Tuổi trẻ năm 2014 trong vở Thị Hến.
11 năm nay, cái tên Mai Huê đã biến mất trên generic và sàn diễn sâu khấu, nhưng nó vẫn còn nguyên sức hút khi bất chợt cư dân mạng tìm thấy hình ảnh của chị đứng trong đội ngũ của Nhà hát Tuổi Trẻ những ngày gần đây. Người ta vẫn chưa quên, bởi những người diễn cho ra diễn, trong nghề gọi là “được tổ nghiệp đãi” không nhiều. Vậy là con người cuối cùng cũng phải quay lại với bản ngã mạnh nhất trong mình. Mai Huê đã quay trở lại sân khấu vào tháng 9/2013.
Video đang HOT
Nơi đầu tiên chị muốn trở về lại nơi chị coi là nhà của mình – Nhà hát Tuổi trẻ, nơi có những bạn bè đồng nghiệp thân yêu. Với Mai Huê, nghề diễn vẫn là một nghề vui nhất trên đời…, hy vọng, chị sẽ giữ trọn được niềm vui này tới cuối cuộc đời.
Diễn viên Hoàng Thu Hường
Thu Hường trước đây từng là một diễn viên đắt giá với nhiều vai diễn gai góc trên truyền hình.
Nếu ai gặp nhà báo Hoàng Hường ngoài đời, hẳn sẽ ngỡ ngàng bởi “gương mặt này nhìn quen lắm”. Tất nhiên, bởi có thể nhận ra cái “quen” này đến từ đâu nhưng danh xưng “nhà báo” lại vô hình trở thành vật cản cho sự liên tưởng trong đầu. Từ nhà báo thành diễn viên thì nhiều chứ diễn viên trở thành nhà báo thì… Nhưng bạn không hề lầm, đó chính là diễn viên Hoàng Thu Hường, Á khôi Người đẹp Noel năm 1995; Á khôi thể thao năm 1996 và đã để lại ấn tượng đậm nét với nhiều vai diễn như trong Thiên đường ở trên cao, Vào đời, Những ngọn nến trong đêm, Hạnh phúc giản đơn hay phim truyện nhựa Tết này ai đến xông nhà…
Bây giờ, chị đang là một nhà báo với những bài viết sắc sảo.
Chia sẻ về nguyên do sau 9 năm theo học ngành diễn (5 năm trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc ở Thái Nguyên và 4 năm ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) và 3 năm làm việc tại Nhà hát Tuổi trẻ, lại bỏ ngang sang làm báo, Hoàng Hường cho biết: “Hồi bấy giờ, các chương trình Đời cười của Nhà hát Tuổi trẻ đang nở rộ, còn chính kịch lại không được chuộng. Trong khi đó, tôi lại không có năng khiếu diễn hài, dần dần tôi cảm thấy chán nghề vì không có đất để phát triển.
Quyết định chia tay Nhà hát tuy cũng dằn vặt nhưng có lẽ đây lại là cái duyên để tôi đến với nghề báo. Trong thời gian tìm việc, tôi tranh thủ học tiếng Anh, dịch tài liệu và viết bài gửi cho một số tờ báo tiếng Anh nhưVietnam Investment Review hay Time Out. Tình cờ, tôi gặp chị bạn là Trưởng ban tiếng Anh của VietnamNet cho biết đang cần người và hỏi tôi có thích làm báo không. Cũng muốn được thử sức nên tôi đã nhận lời và về làm ở mảng văn hóa văn nghệ phần dịch tiếng Anh.
Sau đó khoảng hai năm, tôi chuyển sang viết cho mảng văn hóa tiếng Việt. Tôi cũng không thấy quá phức tạp ở mảng này vì bản thân đã có thời gian làm trong ngành trước đây. Mấy năm gần đây, tôi chuyển hẳn sang Tuần Vietnam cũng của VietNamNet viết cả về văn hóa, xã hội, chính trị với vai trò biên tập viên và tổ chức bài vở”.
Thu Hường giờ đây lấy nghiệp viết làm đam mê.
Nói về những khó khăn khi từ diễn viên chuyển sang làm báo, Thu Hường cho biết chị sợ nhất phải viết về chân dung các ngôi sao, người nổi tiếng, soi trang phục của họ thế nào, các vật dụng cá nhân của họ ra sao… Chị còn kể, chị được mọi người gọi là “chuyên gia ném đá”. Vì chị thường viết dưới góc nhìn thẳng thắn, khách quan, trung thực nhất.
“Tôi thích được mổ xẻ, phân tích các vấn đề ở tất cả các mặt yếu kém và chắc chắn không tránh khỏi đụng chạm tới những đồng nghiệp cũ. Cái khó đối với tôi là viết sao để không làm tổn thương họ, còn trong lĩnh vực này không đụng người nọ cũng sẽ đụng người kia. Tuy nhiên, những điều mình viết ra là có cơ sở và hoàn toàn đúng đắn”.
Từ bỏ một nghề có nhiều ánh hào quang để dấn thân vào một công việc đầy vất vả và áp lực với người phụ nữ, Thu Hường cho biết: “Nghề làm báo cho tôi tận hưởng nhiều sự thú vị, được trải nghiệm sống đa dạng hơn và có một tư duy sắc sảo hơn. Trước đây những vấn đề tôi suy tư chỉ gói gọn trong thế giới của mình, nhưng khi tôi có cái nhìn đa diện về cuộc sống thì tôi biết thông cảm với cuộc sống và con người hơn, suy tư về những vấn đề của người khác nhiều hơn”.
Diễn viên Quách Thu Phương
Diễn viên Quách Thu Phương từng là người đàn bà đẹp trên sân khấu cũng như màn ảnh.
Hơn 10 năm trước, Quách Thu Phương là gương mặt nữ chính trong nhiều bộ phim truyền hình và là diễn viên chính của Nhà hát kịch Tuổi trẻ. Chị từng gây tiếng vang trong một loạt vai diễn như vai Huyền trong phim Cha tôi và hai người đàn bà, vai Lan trong Của để dành…
Khán giả đã quen và nhớ một gương mặt nữ dịu hiền, kiêu sa, phảng phất nét buồn ưu tư, hoài niệm. Quách Thu Phương có vẻ đẹp thuần khiết của người thiếu nữ Hà Thành thuở xưa nên những vai diễn của chị thường dịu dàng và đa đoan…
“Gắn bó với sân khấu chỉ vì tình yêu nghề”.
Quách Thu Phương vốn xuất thân là diễn viên kịch của Đoàn kịch Hà Tây. Chị lấy chồng khá sớm, khi chị chỉ mới 21 tuổi và có chung với nhau một cô con gái. Nói về cuộc chia tay này cách đây 10 năm, Quách Thu Phương cho biết: “Chúng tôi sống với nhau văn minh, thoải mái. Nhưng rồi càng sống càng thấy không hợp nhau. Dù đã chia tay nhau nhưng chúng tôi vẫn là bạn”.
Chuyển về Nhà hát Tuổi trẻ, Quách Thu Phương được ví như cá gặp nước. Ở đây, chị thăng hoa trên từng vở diễn. Thời ấy, tên chị gần như kín lịch diễn ở các vở đình đám của nhà hát như Phượng trong Người yêu tôi là Hoa hậu, Hoàng Hoa trong Vũ nữ đêm giao thừa, hay cô cave Diễm trong Diễm 500 đô, Nhiên trong Nhà có 3 chị em… Tên tuổi của chị thực sự được ấn định với vai diễn Kiều Loan trong vở kịch cùng tên.
Giờ đây, chị yên phận với “vai diễn” người vợ, người mẹ.
Nhắc lại những năm tháng đóng phim, chị cười “Giờ mình già rồi nên cũng khó tính hơn trong chọn lựa kịch bản. Cũng lâu rồi, không tìm được vai nào ưng ý nên phải từ chối nhiều lời mời. Gương mặt mình cũng đã cũ, bây giờ thiếu gì những gương mặt trẻ mới? Đã đến lúc phải lùi lại để nhường chỗ cho các bạn trẻ rồi”.
Nhưng sân khấu cũng như điện ảnh, vẫn đang ở vụ mùa thất bát. Nghệ sĩ say đắm với kịch kinh điển bao nhiêu, khán giả lại xa lạ bấy nhiêu… Khó khăn của sân khấu phía Bắc, giới chuyên môn đã phân tích, mổ xẻ nhiều. Sân khấu ế ẩm, làm ăn mùa vụ, dựng vở nào xong cũng bù lỗ… Nhưng nhắc đến tình yêu với sân khấu, Quách Thu Phương vẫn nồng nàn.
Bẵng đi một thời gian dài, Quách Thu Phương không nhận lời đóng nhiều phim như trước. Năm 2010, Quách Thu Phương chia sẻ tin vui là chị đã có cuộc hôn nhân hạnh phúc với người chồng mới.
Nói về người chồng hiện tại, Quách Thu Phương từng tâm sự: “Nhiều lần, ông xã thấy tôi đi diễn về khuya, sáng lại đi tập, làm cực nhọc mà tiền thì chẳng có bao nhiêu, ông xã bảo hay ở nhà trông con? Con gái tôi cũng đã lớn rồi, cần được mẹ chăm sóc, chỉ bảo, gần gũi nhiều hơn. Tôi đã nghĩ, thôi ở nhà chăm sóc con cũng được. Chắc tôi làm được, nhưng tôi sẽ buồn lắm. Tôi sẽ nhớ sân khấu, nhớ khán giả, nhớ từng vai diễn… Sân khấu đã là một phần của tôi rồi. Mất đi một phần của mình, mình không còn là mình nữa. Tôi tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống khi đứng dưới ánh đèn sân khấu”.
Trước những ý kiến tiếc nuối, Quách Thu Phương chỉ cười: “Danh tiếng chỉ là phù phiếm. Danh tiếng chưa bao giờ quan trọng với tôi, từ trước tới nay. Tôi không sống và làm việc vì danh tiếng. Đôi khi còn cảm thấy phiền toái vì danh tiếng. Đó chỉ là thứ phù phiếm và sẽ qua đi rất nhanh. Không ai có thể biết được, nếu tôi quyết liệt hơn sẽ có nhiều hơn, hay ít hơn được.
Tôi có gia đình sớm. Tôi đã đi qua nhiều nỗi buồn trong cuộc sống riêng tư nên tôi hiểu giá trị của mái ấm gia đình. Hạnh phúc và tình yêu với gia đình khiến tôi yêu cuộc sống và yêu hơn công việc của mình. Tôi thấy hài lòng khi có một mái ấm để sáng đi làm tôi có thể yên lòng, và tối thấy vui vẻ, mong ngóng được trở về. Cuộc sống của tôi là cuộc sống của gia đình, của ông xã, của các con tôi. Họ là động lực để tôi làm việc. Chứ danh tiếng chẳng có nghĩa lý gì cả”.
Và nếu có gì đó để nuối tiếc, Quách Thu Phương chỉ tiếc: “Khi tuổi xuân đang còn, khi làm nghề sung sức nhất thì kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc làm chưa có. Tuổi đời còn quá trẻ khiến mình chưa cảm hết được những nỗi đau, những niềm hạnh phúc, mình chưa có đủ vốn sống để hoá thân cho thật tròn vai. Khi có được vốn sống thì tuổi xuân lại qua mất rồi, vai diễn trẻ không còn hợp, và những vai diễn xưa đã có người thay thế”.
Đi qua nhiều nỗi buồn, Quách Thu Phương hiểu được giá trị của mái ấm gia đình.
Sau những đổ vỡ, chị càng biết nâng niu hơn hạnh phúc đang có: “Điều quan trọng là hãy biết hài lòng với những gì mình có”. Niềm vui của chị bây giờ là được cùng chồng con về Hoà Bình thăm ông bà ngoại, được dành cả ngày nghỉ đưa các con đi chơi… Hạnh phúc giản dị là thế, nhưng đôi khi, con người ta vẫn phải đi qua cả một chặng đường dài để tìm kiếm.
Đã lâu lắm rồi Thu Phương không diễn kịch, không đóng phim, vai diễn lớn nhất của cô lúc này là vai “chăm chồng, chăm con”.
Theo K.N/Gia Đình & Xã Hội
Đến bao giờ em sẽ lớn?
Hãy nhớ đến bài học hôm nay em nhé, để khi trưởng thành em sẽ thấy em đã có một thời bồng bột ra sao, để em nhìn lại cuộc đời là những ngã rẽ và bản thân em luôn luôn phải đưa ra sự lựa chọn.
Và rồi, em sẽ lớn phải không em?
Lần gần đây nhất chị về thăm nhà, chị rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy những bức tranh em vẽ, chị muốn em học vẽ là vì thấy em có khiếu, thấy em có niềm đam mê, em nói rằng em sẽ học vẽ, sẽ trở thành kiến trúc sư rồi thiết kế những tòa nhà cao ốc đẹp nhất, sang trọng nhất... Mặc dù chỉ là một bức vẽ chì còn nhiều thiếu sót, nhưng chị thấy trong đó sự nắn nót của em, thấy được cả niềm hy vọng của mẹ và của chị. Chị đã vui đến khóc...
Thế mà...
Đọc được tinnhắn của em với bạn, em làm chị buồn nhiều và hụt hẫng quá. Em cùng bạn chơi trò đỏ đen may rủi, em cầm năm mươi nghìn chị cho mua quần để đánh vào đó một cơ hội đổi đời. Chị biết, năm mươi nghìn đồng dẫu thắng cũng chẳng nhiều nhặn gì, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhà mình và với học sinh chưa kiếm được tiền như em thì cũng không phải là số tiền nhỏ.
Nước mắt chị tự nhiên lại chảy. Lần này khóc vì tự thấy nhói ở trong tim. Chị biết em ở cái độ tuổi dễ học đòi những cái mới lạ và dễ dao động vì lời bạn bè rủ rê, nhưng sao em không nghĩ về mẹ còm cõi tảo tần trước khi quyết định chơi-hay không chơi? Sao em chẳng nghĩ về chị ở xa lâu lâu mới về nhà chỉ mong muốn được nhìn thấy em ngồi vào bàn học?
Đọc được tin nhắn của em với bạn, em làm chị buồn nhiều và hụt hẫng quá (Ảnh minh họa)
Chị đồ rằng mình sẽ giáng thẳng vào mặt em một cái tát mạnh để em hiểu, để em thấy sai, để em tự thấy xấu hổ trước chị. Nhưng chị quá yếu lòng lại chẳng làm được gì cả. Chị tát nhưng còn sợ em đau, chị đánh em nhưng còn sợ mẹ xót. Chị nhìn thấy em cũng chỉ nước mắt lưng tròng, muốn nói cho em nghe một câu gì đó, muốn mắng em một câu gì đó thì lời cũng nghẹn lại ở cổ họng.
Để rồi...
Chị nói chị sẽ cho em thêm tiền, em ngạc nhiên hỏi chị để làm gì? Chị nói góp tiền chơi với em, rồi hai chị em chẳng cần học nữa, cứ chơi may rủi để kiếm tiền nuôi mẹ. Nếu em không thích học mà chỉ thích chơi thì chị cũng sẽ nói mẹ để em được chơi cho thỏa thích, lớp mười hai rồi, học hành vất vả quá, xác định không học được thì cứ nghỉ sớm để chơi...
Hãy suy nghĩ kỹ và cho chị một câu trả lời. Chỉ cần em nói có hoặc không học nữa, chị cũng đều tôn trọng (Ảnh minh họa)
Mẹ bên phòng đã ngủ tự bao giờ, chị vừa nói vừa nấc còn em im lặng để nghe. Đêm đến chỉ có tiếng kim đồng hồ nhích chậm chạp và lời chị nói bị ngắt quãng. Chị thu hết can đảm, ghép những mảnh vỡ của niềm tin đã tan tành để nói cho em về tương lai phía trước. Nếu em không học cuộc sống của em sẽ ra sao? Em không chỉ lo cho một mình em là đủ, bởi nhà mình không như nhà người khác, em còn phải lo cho mẹ, sau này còn người em thương... Nếu em chấp nhận để chơi đồng nghĩa với việc chấp nhận ném tương lai của mình qua khung cửa sổ.
Hãy suy nghĩ kỹ và cho chị một câu trả lời. Chỉ cần em nói có hoặc không học nữa, chị cũng đều tôn trọng, chỉ là biết trước để không đặt niềm tin quá nhiều vào em mà thôi...
Sau lời chị nói, em lúi húi đi ra bàn học lấy cặp sách, em soạn sách vở và ngồi vào bàn ngoan ngoãn như một đứa trẻ. Chị không biết em giả vờ cho yên chuyện hay cố gắng để học tốt hơn. Chị chỉ biết rằng em dẫu có thế nào cũng là con của mẹ, là em của chị, rồi em cũng sẽ lớn, cũng sẽ có những suy nghĩ của riêng em.
Bây giờ em là cậu học trờ lớp mười hai, ở độ tuổi này nhiều bạn bè biết nghĩ đều đã chọn cho mình một con đường riêng để đi, nhưng em chị còn vô tư lự và ham chơi hơn ham học. Chị không trách em vì điều đó, chị sẽ kiên nhẫn để chờ em lớn, kiên nhẫn để em nhận ra em sai chỗ nào, vấp ngã ở đâu và cần đứng dậy như thế nào mới là đúng đắn.
Em của chị ngày mai sẽ lớn, chị đã hy vọng và đã luôn tin tưởng vào điều đó! Hãy nhớ đến bài học hôm nay em nhé, để khi trưởng thành em sẽ thấy em đã có một thời bồng bột ra sao, để em nhìn lại cuộc đời là những ngã rẽ và bản thân em luôn luôn phải đưa ra sự lựa chọn.
Em hãy cứ vững tâm để sống và trưởng thành, bởi bên cạnh vẫn còn mẹ, còn chị theo dõi bước chân em.
Theo Blogtamsu
Dàn môtô đình đám tụ họp tại Hà Nội Khoảng 100 chiếc xe phân khối lớn gồm nhiều chủng loại khác nhau đã tụ họp trong buổi ra mắt showroom chính hãng thứ 2 của Harley-Davidson tại Việt Nam. Những âm thanh đầy uy lực phát ra từ những cỗ máy mạnh mẽ, kèm theo mùi lốp cháy và khói tạo nên không khí sôi động trong lễ khai trương showroom Harley-Davidson...