Nga răn đe Ukraine khi lực lượng phòng không Kiev liên tục “khoe cơ bắp”
Thời gian gần đây lực lượng phòng không Ukraine liên tục tiến hành các cuộc tập trận biểu dương lực lượng, đích nhắm của họ được nhận xét chính là Quân đội Nga.
Trước những động thái từ phía Ukraine, lực lượng phòng không Nga đã có bước đi cụ thể chứng minh rằng mình không chịu lép vế khi cho tổ hợp tên lửa tầm thấp Strela-10MN tiến hành tập trận bắn đạn thật.
Quyết định trên của Nga được đưa ra sau khi các đơn vị tấn công xung kích thuộc Không quân Ukraine nhận lệnh triển khai tới điểm nóng. Hệ thống Strela-10MN là phiên bản nâng cấp khi bổ sung khí tài trinh sát quang điện tử bên cạnh radar dẫn bắn.
Tuy nhiên khí tài đáng chú ý nhất xuất hiện trong sự kiện quân sự mới diễn ra của Nga chính là đài radar cỡ nhỏ 1L122-1E, nó được thiết kế để phát hiện, theo dõi giám sát các mục tiêu trên không với đủ 3 tham số (3D).
Radar 1L122 bao gồm 2 phiên bản: 1L122-1E là loại di động, có thể lắp đặt trên bất cứ phương tiện cơ giới nào, trong khi 1L122-E2 được tích hợp trên xe bánh xích việt dã có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn.
Đài radar 1L122 được sử dụng để cung cấp dữ liệu thông tin giám sát không phận, hỗ trợ cho radar cảnh giới tầm cao, đảm bảo chức năng phòng không chiến trường cho các đơn vị bộ binh cơ giới.
Video đang HOT
Do kích thước nhỏ, đài radar 1L122-1E cho phép triển khai nhanh trên mọi địa hình tác chiến, nó sẽ tự động xác định vị trí tọa độ, định hướng thông qua hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và GPS.
Phạm vi hoạt động của đài radar 1L122-1E khoảng 40 km, góc phương vị đủ 360 độ, góc tà từ -5 đến 45 độ, độ cao mục tiêu lên đến 10 km với tốc độ di chuyển tối đa 700 m/s.
Ở trạng thái tháo rời, toàn bộ thiết bị được đóng gói trong các thùng bảo quản, cân nặng mỗi thùng không quá 30 kg, tổng trọng lượng là 150 kg. Kíp trắc thủ 3 người sẽ triển khai lắp đặt hệ thống trong thời gian dưới 5 phút.
Đài radar 1L122 -1E được thiết kế để có thể liên kết phục vụ hoạt động tác chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không khác nhau như Igla-S, Strela-10, Osa-AKM, Tunguska-M1, Tor-M1… và các phương tiện hỏa lực khác.
Nhờ sự bổ sung đài radar 1L122-1E, tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10MN của lính dù Nga sẽ có khả năng phản ứng rất nhanh trước tình huống bị Không quân Ukraine tập kích.
Bộ đôi tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10MN cùng radar cảnh giới 1L122-1E được đánh giá đủ sức đối phó trước cường kích tầm thấp Su-25, thậm chí cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Không quân Ukraine.
Do gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về kinh tế, vũ khí tấn công mặt đất chủ lực của Không quân Ukraine hiện nay vẫn là rocket cùng bom rơi tự do chứ không phải bom thông minh hay tên lửa dẫn đường.
Trường hợp gặp phải bộ đôi Strela-10MN và radar 1L122-1E, máy bay chiến đấu Ukraine sẽ phải bay cao để tránh nguy hiểm, đồng nghĩa với hiệu quả oanh kích sẽ rất thấp.
Còn nếu như mạo hiểm hạ thấp độ cao để tăng độ chính xác cho vũ khí thì nguy cơ cường kích của Không quân Ukraine bị tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10MN với sự dẫn hướng của đài radar 1L122-1E bắn hạ là rất cao.
Quan trọng hơn, đài radar cảnh giới 1L122-1E là khí tài mới, còn lạ lẫm đối với Quân đội Ukraine, sẽ khiến cho họ chẳng thể nào đưa ra giải pháp “bắt bài” phù hợp.
Theo Việt Dũng
Theo An ninh Thủ đô
Ka-52 đến Crimea chế áp phòng không Ukraine
Quân đội Nga đã triển khai một phi đội trực thăng tấn công Ka-52 Alligator tới căn cứ Dzhankoy trên bán đảo Crimea để làm nhiệm vụ chế áp phòng không Ukraine.
Việc trực thăng tấn công "Cá sấu Mỹ" Ka-52 được Nga điều động tới Crimea chắc chắn sẽ khiến cho các đơn vị tên lửa phòng không tầm xa cũng như các kíp trắc thủ radar cảnh báo sớm của Ukraine phải cảm thấy lo lắng.
Thực tế chiến trường cho thấy qua cuộc chiến tranh vùng Vịnh, trực thăng AH-64 Apache của Mỹ đã làm rất tốt nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương (SEAD) khi lặng lẽ xâm nhập trong màn đêm để hủy diệt các trận địa tên lửa và radar của Iraq.
Có lẽ Nga đã tham khảo kinh nghiệm của Mỹ, đồng thời họ biết rõ nhược điểm của S-300 đó là khó đối phó với mục tiêu bay thấp lợi dụng địa hình địa vật xâm nhập trận địa để quyết định tung phương tiện này vào cuộc.
Các trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga tại căn cứ Dzhankoy trên bán đảo Crimea
Mặc dù vậy, chưa có gì bảo đảm rằng với sự góp mặt của trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator thì Không quân Nga sẽ dễ dàng đè bẹp lực lượng Phòng không Ukraine.
Điều đầu tiên cần nhắc lại đó là phương tiện tấn công ban đêm của Nga vẫn bị nhận xét chưa thể sánh bằng sản phẩm do phương Tây sản xuất, bởi vậy Ka-52 sẽ gặp khó khăn hơn AH-64 rất nhiều khi thực hiện nhiệm vụ SEAD.
Ngoài ra chiếc Ka-52 mới đây còn bị Ai Cập phàn nàn về hiệu suất làm việc của động cơ hay hệ thống máy tính kiểm soát không đủ tin cậy. Bên cạnh đó, khả năng phòng vệ của Ka-52 cũng bị nghi ngờ khi vào tháng 5 năm nay, một chiếc Ka-52 đã bị phiến quân bắn hạ chỉ bằng tên lửa vác vai FN-6 do Trung Quốc sản xuất.Trong biên chế lực lượng phòng không Ukraine, ngoài các tổ hợp S-300 chuyên đánh tầm cao hay Buk-M1 tầm trung thì họ chẳng thiếu những hệ thống chuyên trách tầm thấp như Tunguska-M1 hay Tor-M1.
Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Tunguska-M1 của Quân đội Ukraine
Tương quan lực lượng như trên, sẽ chẳng dễ dàng gì cho Nga khi sử dụng trực thăng vũ trang Ka-52 để mong tiêu diệt các khẩu đội S-300 của Ukraine.
Chí Linh
Theo Datviet
Nga từ chối trao đổi tù nhân với Ukraine Phái đoàn Nga tham gia đàm phán về việc ổn định vùng Donbas ở Đông Ukraine đã từ chối đề nghị trao đổi tù nhân từ phía Ukraine, theo tin của hãng thông tấn UNIAN. Một số người Ukraine được thả ngày 27/12/2017 Cụ thể, Ukraine đã đề nghị trao trả 23 người Nga bị bắt giữ để đổi lấy 23 "tù nhân...