Nga ra mắt máy bay chở khách cạnh tranh với Boeing
Nga vừa ra mắt mẫu máy bay chở khách tầm trung có thể trở thành đối thủ của các mẫu máy bay tương tự do Airbus và Boeing sản xuất.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại lễ ra mắt MC-21.
Tập đoàn Irkut Corporation của Nga vừa ra mắt mẫu máy bay dân dụng tầm trung MC-21 trong một buổi lễ long trọng được tổ chức ở Siberia với sự tham dự của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Mẫu máy bay này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng dự kiến sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm tới.
Ông Medvedev đánh giá cao mẫu máy bay dân dụng tầm trung và ngắn này vì chúng giúp Nga giữ vị thế trong nhóm các nước sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.
“Tôi hoàn toàn tự tin rằng máy bay dân dụng MC-21 sẽ là niềm tự hào của ngành hàng không dân dụng Nga và các công dân của chúng ta, và người nước ngoài sẽ cảm thấy thoải mái khi di chuyển trên loại máy bay này”, ông Medvedev nói.
Video đang HOT
Máy bay MC-21 sẽ có hai phiên bản được sản xuất.
Sau khi bị phương Tây áp đặt cấm vận liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, chính phủ Nga đã cố gắng cải cách ngành công nghiệp sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào các công ty nước ngoài như Boeing và Airbus.
Máy bay MC-21 sẽ có hai phiên bản được sản xuất, bao gồm MC-21-300 với 160 đến 211 chỗ ngồi và MC-21-200 với 130 đến 165 ghế. Những chiếc máy bay đầu tiên sẽ được chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018. Truyền thông Nga cho biết nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước và nước ngoài đã được ký kết.
Tập đoàn Irkut Corporation cho biết mẫu máy bay mới có thể hoạt động trên các đường bay dài tới 6.400 km và chi phí hoạt động có thể thấp hơn 15% so với các máy bay cùng loại hiện nay.
Theo Danviet
Mỹ đau đầu chọn tên cho sát thủ tàng hình B-21
Không quân Mỹ sẽ mất thêm ba tháng nữa để đưa ra lựa chọn cuối cùng trong số hơn 4.600 đề xuất đặt tên chính thức cho loại máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21.
Hình vẽ phác thảo oanh tạc cơ tàng hình B-21 thế hệ 5 của Mỹ. Ảnh: USAF
Không quân Mỹ cho biết đã nhận được tổng cộng hơn 4.600 đề xuất trong cuộc thi đặt tên chính thức cho máy bay tàng hình thế hệ mới B-21 kéo dài ba tháng qua. Tuy nhiên, việc công bố tên gọi chính thức cho loại máy bay ném bom tàng hình này phải đợi thêm ba tháng nữa, dự kiến tại Hội thảo thường niên do Hiệp hội không quân Mỹ tổ chức từ 19-21/9 tới, theo Defensetech.
Khác với các oanh tạc cơ khác như B-1B Lancer (Kỵ binh) hay B-2 Spirit (Bóng ma), B-21 mới chỉ là định danh ban đầu và chưa phải là tên gọi chính thức.
Trong số các đề xuất này, có nhiều tên gọi nghiêm túc như Super Spirit (Bóng ma siêu việt), Sky Dragon (Rồng không trung), Nighthawk II (Chim ưng đêm II), Marauder II (Kẻ cướp II), Vengeance (Kẻ báo thù), Ghost, Shadow (Bóng ma), cũng như các tên gọi có tính chất đùa cợt như Budget Buster (Kẻ phá hoại ngân sách), Overprice (Cỗ máy đốt tiền), Overkill (Kẻ thảm sát).
Các quan chức không quân Mỹ đang lựa chọn 15 cái tên vào danh sách các ứng viên vòng chung kết. Bộ trưởng không quân Mỹ Deborah Lee James và Tham mưu trưởng không quân Mark Welsh sẽ trực tiếp lựa chọn cái tên cuối cùng từ danh sách rút gọn này.
Cá nhân hoặc nhóm tác giả có đề xuất dự thi giành chiến thắng sẽ được không quân Mỹ mời tham dự hội nghị vào tháng 9 tới đây tại National Harbor, Maryland. Tuy nhiên, tác giả sẽ không được nhận tiền thưởng hoặc bất kỳ quyền lợi pháp lý nào liên quan tới tên gọi do mình đề xuất.
Tháng 10/2015, Northrop Grumman, nhà chế tạo loại máy bay ném bom tàng hình nổi tiếng B-2 Spirit, đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh như Boeing, Lockheed Martin để giành hợp đồng trị giá 21,4 tỷ USD trong chương trình LRS-B của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm chế tạo loại máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới.
Không quân Mỹ dự kiến sẽ mua tổng cộng 100 chiếc B-21 với giá 564 triệu USD mỗi chiếc. B-21 sẽ thay thế phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 do Boeing sản xuất và B-1 do Rockwell International (hiện thuộc Boeing) sản xuất.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Chiếc máy bay đầu tiên in bằng công nghệ 3D Trông giống như một mô hình máy bay, nhưng thực tế, đây lại là một chiếc máy bay "xịn" với tất cả các bộ phận được sản xuất bằng công nghệ in 3D Chiếc máy bay Airbus không người lái được sản xuất toàn bộ bằng công nghệ in 3D Giữa những chiếc máy bay khổng lồ xung quanh, một chiếc máy bay...