Nga ra mắt hai tàu ngầm hạt nhân mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh Hải quân của nước này khi tham gia lễ ra mắt hai tàu ngầm hạt nhân mới.
Hai tàu ngầm này sẽ gia nhập hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Ảnh AP.
Ông Putin đã tới thành phố Severodvinsk ở phía Bắc ngày 11/12 (giờ địa phương) để tham dự lễ thượng cờ các con tàu Hoàng đế Alexander III và Krasnoyarsk, tại xưởng đóng tàu Sevmash, địa điểm đóng hai tàu này trong suốt 6 năm qua.
Hai tàu ngầm này sẽ gia nhập hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
“Với những con tàu và vũ khí như vậy, Nga sẽ được đảm bảo an toàn”, ông Putin nhấn mạnh với các quan chức và sĩ quan Hải quân tại buổi lễ.
Tàu Hoàng đế Alexander III được trang bị 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava mang đầu đạn hạt nhân, trong khi tàu Krasnoyarsk được trang bị tên lửa tầm xa, độ chính xác cao. Ảnh AP.
Video đang HOT
Tàu Hoàng đế Alexander III là một phần của lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Borei (Gió Bắc Cực) mới của Nga, mỗi chiếc được trang bị 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava mang đầu đạn hạt nhân. Borei là thế hệ tàu ngầm mới đầu tiên được Nga hạ thủy kể từ Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, chiếc Krasnoyarsk thuộc lớp tàu ngầm đa năng Yasen (Ash Tree) được trang bị tên lửa tầm xa, độ chính xác cao mà ông Putin cho rằng có thể tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền.
Nga đang xây dựng, lắp ráp thêm ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân. Ảnh AP.
“Chúng ta sẽ tăng cường về mặt số lượng khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Nga, sức mạnh Hải quân của chúng ta ở Bắc Cực, Viễn Đông, Biển Đen, Biển Baltic và Biển Caspian – những khu vực chiến lược quan trọng nhất của các đại dương trên thế giới”, theo Tổng thống Nga.
Nga đang đóng thêm 8 tàu ngầm hạt nhân – 3 tàu lớp Borei và 5 tàu ngầm lớp Yasen.
Các nhà lập pháp Nga hồi tháng 10 đã phê duyệt chi tiêu quân sự kỷ lục khi Nga tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine
Chuyên gia Ukraine đánh giá hậu quả vụ tấn công tuyến đường sắt của Nga ở Siberia
Các sự cố dường như cho thấy sự sẵn sàng và khả năng của Ukraine trong việc tiến hành các cuộc tấn công phá hoại sâu bên trong nước Nga và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Moskva ở xa chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng với Kiev.
Ukraine đã tấn công đường hầm cực kỳ quan trọng kết nối giao thông của Nga với Viễn Đông. Ảnh (minh họa): Internet
Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine), nếu vụ tấn công đường hầm trên tuyến đường sắt của Nga nằm sâu trong Siberia của lực lượng an ninh Ukraine thực sự gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng này thì đây sẽ là một vấn đề lớn đối với Moskva. Quan điểm này được đưa ra trong bình luận trên tờ "Espresso" của chuyên gia quân sự, sĩ quan quan dự bị cấp cao của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) Mykhailo Prytula.
"Về tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường sắt trên, trước hết, nó kết nối Viễn Đông với phần châu Âu của Nga. Hàng hóa được vận chuyển qua đường hầm này và qua hai cây cầu nằm trên tuyến đường, trong đó có cả vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các đơn vị quân đội Nga. Ngoài ra, đạn pháo và mọi thứ khác từ Triều Tiên vào Nga (nếu có) đều đi qua đường hầm này", chuyên gia Prytula nói.
Theo ông Prytula, toàn bộ tuyến đường xuyên Siberia và chính đường hầm bị tấn công có tầm quan trọng chiến lược đối với việc cung cấp cho lực lượng Nga đang hoạt động ở Ukraine. Sự chậm trễ về hậu cần trên tuyến đường này sẽ gây ra hậu quả nhất định. Nga sẽ bị hạn chế khả năng chuyển giao thiết bị trong một giai đoạn nhất định và thời gian này sẽ không hề ngắn.
"Và điều quan trọng nhất là bây giờ Trung Quốc có thể phải cung cấp cho vùng Viễn Đông của Nga mọi thứ cần thiết. Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc đối với vùng lãnh thổ đó có thể được kích hoạt. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, bởi vì ở đó không có con đường nào khác. Nếu nhìn vào dự báo thời tiết, thì chúng ta sẽ thấy rằng ở khu vực đó của Nga có sương, tuyết dày đặc, và việc khắc phục sự cố do vụ tấn công sẽ gặp khó khăn", ông Prytula lưu ý.
Ông Prytula nhấn mạnh rằng, nhìn chung, đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với Nga, nhưng vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng ai sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ vụ việc - Ukraine hay Trung Quốc.
Trước đó, một nguồn tin Ukraine nói với hãng tin Reuters (ngày 1/12) rằng SBU đã kích nổ trên một tuyến đường sắt của Nga nằm sâu trong Siberia. Đây là vụ tấn công thứ hai trong 1 tuần nhằm vào các tuyến đường tiếp tế quân sự trong khu vực.
Các sự cố dường như cho thấy sự sẵn sàng và khả năng của Kive trong việc tiến hành các cuộc tấn công phá hoại sâu bên trong nước Nga và làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Moskva ở xa chiến tuyến trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng ở Ukraine.
Nguồn tin giấu tên cho biết chất nổ được kích nổ khi một đoàn tàu chở hàng đi qua cầu Chertov ở vùng Buryatia của Siberia, giáp biên giới Mông Cổ và cách Ukraine hàng nghìn km. Theo nguồn tin Ukraine, cả hai vụ tấn công đều do SBU thực hiện.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga được nhiều người coi là quan trọng hơn đối với vận tải hàng hóa của Nga so với tuyến chính Baikal-Amur. Một nguồn tin giấu tên trong ngành của Nga cho biết tuyến đường dự phòng đang hoạt động và được các đoàn tàu chở hàng sử dụng để thay thế.
Nhật báo Kommersant của Nga, trích dẫn nhiều nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, cho biết các nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ tấn công có thể do một thiết bị nổ không xác định gây ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga thông tin về "tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới" Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hoàng đế Alexander III thuộc Dự án 955A (Borei-A) sắp hoàn thành. Tàu ngầm hạt nhân Imperator Alexander III của Nga. Theo hãng tin TASS, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đưa ra tại một cuộc họp của lãnh đạo Bộ. "Ba tàu...