Sự cố tàu ngầm Anh suýt khiến 140 thuỷ thủ bị nghiền nát
Tàu ngầm chở 140 thủy thủ có nguy cơ bị nghiền nát khi tiếp cận “ vùng nước nguy hiểm”.
Tàu ngầm HMS Vanguard của Anh. Ảnh: AFP
Báo Anh The Sun ngày 19/11 đưa tin Anh đã suýt mất đi 1 trong 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard do thiết bị quan trọng trên con tàu hàng chục năm tuổi này gặp sự cố.
Cụ thể, một thảm họa suýt xảy ra khi tàu ngầm được trang bị hai tên lửa hạt nhân Trident đang chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Đại Tây Dương. Báo không tiết lộ ngày xảy ra vụ việc.
Theo một nguồn tin nói chuyện với The Sun, thiết bị đo độ sâu trên tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Anh đã bị hỏng. Điều này khiến những người điều khiển tàu nghĩ rằng chiếc tàu ngầm đã ngừng lặn sâu thêm, trong khi thực tế nó vẫn tiếp tụcđi sâu xuống.
Con tàu với 140 thủy thủ đã tiến gần đến “vùng nguy hiểm”, nơi nó có thể bị áp lực nước nghiền nát nếu không nhờ các kỹ sư phát hiện ra vấn đề thông qua đồng hồ đo thứ hai ở phía sau tàu ngầm.
Video đang HOT
Nguồn tin cho biết: “Công việc của các kỹ sư không phải là kiểm soát độ sâu của tàu ngầm nhưng họ đã nhìn thấy độ sâu của chúng và nhận ra có điều gì đó không ổn”.
The Sun cho hay họ không thể nêu tên tàu ngầm hoặc độ sâu mà tàu ngầm đã chạm đến vì lý do an ninh.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Hải quân Hoàng gia Anh nói rằng: “Mặc dù chúng tôi không bình luận về các chi tiết cụ thể liên quan đến hoạt động của tàu ngầm, nhưng sự an toàn của nhân viên chúng tôi luôn là ưu tiên hàng đầu. Các tàu ngầm của chúng tôi tiếp tục đáp ứng các cam kết, triển khai các hoạt động trên toàn cầu, bảo vệ lợi ích quốc gia và giữ an toàn cho chúng tôi cũng như các đồng minh của chúng tôi”.
Bốn tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Anh hiện có gồm, Vanguard, Victorious, Vigilant và Vengeance được Anh chế tạo từ năm 1986 đến năm 1999. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có hai trong số chúng hoạt động, một chiếc khác hiện được nâng cấp và một chiếc khác đang chạy thử trên biển sau khi sửa chữa.
Vào tháng 2, tờ The Sun đưa tin Hải quân Hoàng gia Anh đã ra lệnh điều tra sau khi các thanh tra của họ phát hiện ra rằng các bu lông bị gãy trong buồng lò phản ứng của tàu HMS Vanguard đã được cố định bằng keo siêu dính trong quá trình bảo trì.
Tàu quân sự lớn nhất của Anh HMS Prince of Wales cũng gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật. Cuối năm 2022, tờ Times đưa tin tàu sân bay trị giá 3,2 tỷ bảng Anh đã dành nhiều thời gian để sửa chữa hơn là làm nhiệm vụ kể từ khi được đưa vào hoạt động vào năm 2019.
Tàu lặn không có hộp đen, xác định nguyên nhân phát nổ bằng cách nào?
Sau khi các mảnh vỡ của tàu lặn mất tích được tìm thấy dưới đáy đại dương, các chuyên gia sẽ chuyển sang việc tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo Chuẩn Đô đốc Mỹ John Mauger, những gì họ tìm được cho thấy một vụ nổ thảm khốc đã xảy ra. Bằng chứng là hai mảnh vỡ, một là phần đuôi hình nón và mảnh còn lại là khung tiếp đất của tàu, đã được tìm thấy.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao vụ nổ xảy ra và có thể làm gì để ngăn chặn nó, nhà chức trách sẽ phải thu thập mọi mảnh vỡ mà họ có thể tìm thấy, ông Ryan Ramsey - cựu thuyền trưởng tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh cho biết.
Hãng tin BBC dẫn lời ông Ryan nói: "Do không có hộp đen, nên bạn không thể biết được những chuyển động cuối cùng của tàu lặn. Nếu có hộp đen, quá trình điều tra sẽ diễn ra như với tai nạn máy bay".
Sau khi các mảnh vỡ được đưa lên bờ, các nhà điều tra sẽ tìm kiếm cấu trúc đứt gẫy. Đây là yếu tố then chốt giúp họ nắm được điều gì đã xảy ra. Mỗi mảnh vỡ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để biết được hướng các sợi carbon, tìm kiếm vết rách giúp hé lộ vị trí chính xác nơi xảy ra đứt gãy.
Câu hỏi lớn mà các nhà điều tra sẽ cố gắng giải đáp đó là liệu nguyên nhân vụ nổ có phải do lỗi cấu trúc hay không. Theo Giáo sư Blair Thornton của Đại học Southampton, nếu đúng là lỗi cấu trúc thì tàu lặn đã phải chịu áp suất cực lớn, tương đương với trọng lượng tháp Eiffel. "Chúng ta đang nói về một vụ nổ hướng vào bên trong của phần thân chính".
Và nếu điều đó thực sự xảy ra, thì nguyên nhân có phải là do thiếu những cuộc thử nghiệm thích hợp như một số chuyên gia đã đề cập trước đó hay không.
"Sợi carbon bị gãy là do các lỗi bên trong", giáo sư Roderick A Smith của Học viện Hoàng gia London cho biết. Ông nhận xét, các mối nối giữa sợi carbon và titan cần được kiểm tra cẩn thận. Do vụ nổ rất mạnh nên khó xác định trình tự các sự kiện. Vì vậy, cần trục vớt các mảnh vỡ để kiểm tra cẩn thận.
Hiện chưa rõ cơ quan nào sẽ dẫn dắt cuộc điều tra nguyên nhân vụ nổ. Đô đốc Mauger nói vụ việc đặc biệt phức tạp vì nó xảy ra ở một vùng biển xa xôi và liên quan đến những người thuộc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, đến nay, tuần duyên Mỹ đã đóng vai trò quan trọng nên có thể sẽ tiếp tục công việc.
Tàu lặn Titan chở 5 người, mất tích hôm 18/6 khi tham quan xác tàu Titanic nằm sâu dưới đáy biển.
Tàu ngầm chở tên lửa hạt nhân của Anh bốc cháy Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân HMS Victorious của Anh được cho là đang chở theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân Trident 2 khi ngọn lửa bùng phát. Tàu ngầm HMS Victorious của Anh. Ảnh: AFP HMS Victorious - một trong những tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh - đã...