Nga ra điều kiện về chấm dứt xung đột với Ukraine
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin đã đưa ra danh sách gồm 10 bước mà Chính phủ Ukraine cần thực hiện để chấm dứt xung đột.
Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga.
Theo đài RT, danh sách nêu trên được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin RTVI ngày 29/3.
Theo đó, ông Galuzin nói rằng, để mang đến hòa bình cho Ukraine, các lực lượng quân sự của Ukraine phải ngừng giao tranh và phương Tây cũng phải ngừng mọi hoạt động cung cấp vũ khí cho Kiev.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhà ngoại giao Nga cũng nêu ra một số điều kiện từng được đề cập từ sau khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022 như phi quân sự hóa Ukraine, Kiev phải cam kết không bao giờ gia nhập EU hoặc NATO và xác nhận tình trạng phi hạt nhân.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho rằng, Ukraine cần mở lại biên giới với Nga và khôi phục khung pháp lý trong quan hệ với Moscow và các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô.
Một điểm mới là lần đầu tiên, Nga đề cập đến việc dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt Nga; rút lại những tuyên bố, chấm dứt các vụ truy tố chống lại Nga cũng như các cá nhân và pháp nhân của nước này.
Trước đó, Chính phủ Ukraine đã đề xuất công thức hòa bình, trong đó bao gồm yêu cầu Nga rút toàn bộ khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của nước này, chi trả các khoản bồi thường…
Mỹ điều tra UBS, Credit Suisse vì cáo buộc giúp khách hàng Nga lách trừng phạt
Các ngân hàng Thụy Sĩ gồm Credit Suisse và UBS nằm trong danh sách các ngân hàng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vì bị cáo buộc giúp các doanh nhân Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Biểu tượng ngân hàng Credit Suisse (trái) và UBS tại Basel, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT ngày 25/3, thông tin trên do Bloomberg đưa ra dựa trên nguồn tin từ những người nắm rõ vấn đề này.
Theo đó, hai ngân hàng Thụy Sĩ trên cùng một số ngân hàng lớn ở Mỹ đã bị Bộ Tư pháp Mỹ gửi trát hầu tòa. Các nguồn tin của Bloomberg cho biết trát hầu hòa đã được gửi đi trước khi Credit Suisse bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay và vừa bị đối thủ UBS mua lại.
Cuộc điều tra của Mỹ nhằm mục đích xác định xem những nhân viên ngân hàng và cố vấn nào có liên quan tới các khách hàng bị trừng phạt và những khách hàng đó đã được kiểm tra như thế nào trong vài năm qua. Ngoài ra, sau đó, các nhân viên ngân hàng có thể bị điều tra thêm để xác định xem họ có vi phạm luật hay không.
Những ngân hàng này có thể phải đối mặt với các hình phạt nghiêm trọng vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vào năm 2014, tập đoàn ngân hàng quốc tế BNP Paribas của Pháp đã bị buộc phải trả khoảng 9 tỷ USD sau khi nhận tội cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến các thực thể bị trừng phạt ở Sudan, Iran và Cuba.
Năm 2019, Ngân hàng Standard Chartered đã đồng ý chi hơn 1 tỷ USD để dàn xếp sau khi bị Mỹ điều tra về vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Tháng trước, Credit Suisse, từng là ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, cho biết họ đã phong tỏa hơn 19 tỷ USD tài sản của Nga theo lệnh trừng phạt Nga.
Năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ đã thành lập lực lượng đặc nhiệm KleptoCapture để thực thi các biện pháp trừng phạt những người Nga mà theo Nhà Trắng là đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Chính quyền Mỹ đã tịch thu một số du thuyền, máy bay riêng và tài sản của các doanh nhân Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Italy đánh giá mối quan hệ phát triển vượt bậc với Việt Nam Năm 2023, Việt Nam và Italy kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (23/3/1973 - 23/3/2023). Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy Maria Tripodi, vừa có chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 2 vừa qua, đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Rome về những thành tựu hai nước...