Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với quân đội Nga
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi cho biết, quân đội Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với quân đội Nga để tăng cường hơn nữa liên lạc và phối hợp chiến lược.
“Quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng với quân đội Nga thực hiện đầy đủ các điều khoản mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp và liên lạc chiến lược”, ông Đàm Khắc Phi nói trong cuộc họp báo hôm nay (30/3).
“Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng phối hợp với quân đội Nga để củng cố lòng tin lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự”, ông Đàm Khắc Phi nói thêm.
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc, quan hệ Trung – Nga không phải là liên minh quân sự – chính trị như thời Chiến tranh Lạnh, không nhằm vào bên thứ ba.
“Mối quan hệ Nga – Trung không phải là liên minh quân sự – chính trị trong Chiến tranh Lạnh, mà vượt trội so với mô hình quan hệ nhà nước”, ông Đàm Khắc Phi nói.
Quân đội Trung Quốc. Ảnh: RIA Novosti
Theo ông Đàm Khắc Phi, quan hệ Nga – Trung có đặc trưng là “không liên kết với các khối, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bên thứ ba”.
Video đang HOT
Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, quân đội Trung Quốc sẵn sàng cùng với quân đội Nga bảo vệ công bằng và công lý quốc tế.
Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga từ ngày 20-22/3, đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử chức vụ cao nhất Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình được Tổng thống Vladimir Putin tiếp đón tại Điện Kremlin, các nguyên thủ quốc gia đã tiến hành các cuộc hội đàm không chính thức, cũng như cuộc gặp chính thức với sự tham gia của các phái đoàn.
Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh Nga và Trung Quốc coi nhau là đối tác ưu tiên, “tôn trọng lẫn nhau và tương tác trên cơ sở bình đẳng, đại diện cho mô hình quan hệ giữa các nước lớn trong thế giới hiện đại”.
Trung Quốc nói hiệp ước AUKUS có thể kích hoạt chạy đua vũ trang
Ngày 30/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hiệp ước hợp tác tàu ngầm hạt nhân giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS) có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) và Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại cuộc họp báo chung ở căn cứ Hải quân Point Loma ở San Diego, California, Mỹ ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, ông Tan Kefei, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: "Một khi 'chiếc hộp pandora' được mở ra, thế cân bằng chiến lược trong khu vực sẽ bị phá vỡ, an ninh khu vực sẽ bị đ.e dọ.a nghiêm trọng".
Ông Tan Kefei nhấn mạnh: "Trung Quốc kiên quyết phản đối thiết lập 'quan hệ đối tác an ninh ba bên' giữa Mỹ, Anh và Australia. Nhóm nhỏ bị chi phối bởi tâm lý Chiến tranh Lạnh này là vô ích và cực kỳ có hại".
Theo ông Tan Kefei, hợp tác kiểu AUKUS là một phần mở rộng của chính sách răn đe hạt nhân của từng quốc gia, một công cụ để xây dựng "phiên bản NATO châu Á - Thái Bình Dương" và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở khu vực này.
Bình luận trên được đưa ra sau khi trong tháng này, Mỹ, Australia và Anh đã công bố chi tiết về kế hoạch cung cấp cho Australia các tàu ngầm tấ.n côn.g chạy bằng năng lượng hạt nhân từ đầu những năm 2030.
Ngày 13/3, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Australia Anthony Albanese tới căn cứ Hải quân Point Loma ở San Diego, California (Mỹ) để chính thức ra mắt thỏa thuận AUKUS. Ông Sunak đán.h giá AUKUS là quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ.
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo nêu rõ trong dự án nhiều giai đoạn này, năng lực chế tạo của Anh và Australia được phát huy tối đa để tạo ra một tàu ngầm lớp mới (SSN-AUKUS) dựa trên thiết kế tàu thế hệ tiếp theo của Anh, được đóng tại Anh và Australia kết hợp với công nghệ tiên tiến của Mỹ. Tổng thống Biden nêu rõ tàu ngầm sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và không được trang bị vũ khí hạt nhân.
Anh và Australia mỗi nước cũng có kế hoạch đóng ít nhất 8 tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD. Những chiếc tàu đầu tiên của Australia dự kiến hoạt động vào đầu những năm 2040, trong khi Anh lên kế hoạch chế tạo 8 tàu ngầm và sẵn sàng mở rộng hạm đội tàu ngầm lên 19 chiếc trong tương lai.
Lễ công bố dự án trên diễn ra sau 18 tháng đàm phán kể từ khi ba nước ký Hiệp ước an ninh ba bên AUKUS vào tháng 9/2021, thiết lập quan hệ hợp tác về một số công nghệ quân sự bí mật nhất của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) và Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại hội nghị thượng đỉnh AUKUS ở căn cứ Hải quân Point Loma ở San Diego, California, Mỹ ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Australia muốn thay thế hạm đội tàu ngầm lớp Collins chạy diesel bằng các tàu sử dụng năng lượng hạt nhân, có khả năng tàng hình và di chuyển xa hơn. Mỹ và Anh sẽ giúp Australia thu hẹp khoảng cách khi các tàu ngầm lớp Collins ngừng hoạt động vào những năm 2030. Australia cũng sẽ đầu tư vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ và Anh, một động thái chưa từng có nhằm tăng cường năng lực sản xuất tại các nhà máy đóng tàu.
Trong giai đoạn đầu của dự án, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đến Perth (Australia) bắt đầu từ năm 2027, còn Anh sẽ gửi một tàu ngầm lớp Astute sau đó vài năm.
Ông Patrick Triglavcanin, chuyên gia nghiên cứu tại Hội đồng Địa Chiến lược (Anh), nhận định thỏa thuận AUKUS là một tín hiệu rõ ràng từ 3 cường quốc, cam kết quan tâm đến các mối quan tâm an ninh của nhau và hợp tác để góp phần thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định. Ông cho rằng đây không phải là một hiệp ước phòng thủ, mà là một thỏa thuận công nghệ.
Tuy nhiên, hồi năm 2022, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov lại đán.h giá khác: "Nếu xét về vị thế, mục tiêu và các nhiệm vụ, các liên minh kiểu này không thể mang lại nền tảng đảm bảo an ninh toàn diện. Rất khó có khả năng phát triển thành một nền tảng lớn để đảm bảo ổn định và an ninh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn như vậy".
IAEA thúc đẩy an ninh cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia Ngày 29/3, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết cơ quan này đang nghiên cứu kế hoạch đảm bảo an ninh cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine hiện do quân đội Nga kiểm soát. Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi trên đường tới thăm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, ngày...