Nga ra điều kiện đàm phán với Nhật về đánh bắt gần đảo tranh chấp
Bộ Ngoại giao Nga hôm nay 29.1 tuyên bố sẽ không tổ chức các cuộc đàm phán thường niên với Nhật Bản về việc gia hạn thỏa thuận cho phép ngư dân Nhật hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril/ Vùng lãnh thổ phương bắc.
“Trong bối cảnh chính phủ Nhật áp dụng các biện pháp chống Nga… phía Nga đã thông báo với Tokyo rằng họ không thể đồng ý về việc tổ chức các cuộc tham vấn liên chính phủ về việc thực hiện thỏa thuận này”, hãng thông tấn RIA dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga, theo Reuters.
Vào tháng 6.2022, Nga đã đình chỉ thỏa thuận năm 1998 cho phép tàu thuyền Nhật đánh bắt gần nhóm đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương bắc, vốn là trung tâm của căng thẳng giữa Nga và Nhật trong nhiều thập niên qua, theo Reuters. .
Tranh chấp tại nhóm đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương bắc khiến Nga và Nhật đến nay chưa ký hiệp ước hòa bình
CHỤP MÀN HÌNH KYODO NEWS
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno hôm 23.1 cho hay Tokyo sẽ đề nghị Moscow tham gia các cuộc đàm phán thường niên để hoạt động đánh bắt cá có thể bắt đầu trong năm nay.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ không có sự cải thiện nào trong quan hệ trừ khi Nhật thể hiện “sự tôn trọng”. “Để trở lại đối thoại bình thường, phía Nhật cần thể hiện sự tôn trọng cơ bản đối với đất nước chúng tôi, mong muốn cải thiện quan hệ song phương”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, theo RIA. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nhật.
Nhật, một đồng minh lớn của Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng chục cá nhân và tổ chức của Nga ngay sau khi Moscow bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Hôm 27.1, Nhật đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi Nga phóng tên lửa ồ ạt nhằm vào các thành phố của Ukraine trong ngày trước đó.
Thủ tướng Nhật bắt đầu thăm châu Âu, Bắc Mỹ
Hôm qua (9.1), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (ảnh) bắt đầu chuyến công du châu Âu và Bắc Mỹ trong vòng một tuần nhằm mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh G7 thành công mà ông dự kiến tổ chức vào tháng 5, theo Kyodo News.
Cụ thể, ông Kishida có kế hoạch thăm lần lượt Pháp, Ý, Anh, Canada và Mỹ, vì các nhà lãnh đạo của 5 nước này có thể sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở TP.Hiroshima, dự kiến diễn ra từ ngày 19 - 21.5.
Trong đó, cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 13.1. Đây sẽ là lần đầu tiên Thủ tướng Kishida đến Nhà Trắng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10.2021. Ông Kishida ngày 8.1 cho hay cuộc hội đàm sắp tới sẽ tái khẳng định sự hợp tác Mỹ - Nhật và "hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cũng cho hay hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu như cuộc xung đột Nga - Ukraine và việc duy trì hòa bình ở eo biển Đài Loan.
Cuộc gặp sắp tới giữa Thủ tướng Kishida và Tổng thống Biden diễn ra sau khi Nhật Bản sửa đổi ba tài liệu quốc phòng quan trọng, trong đó có Chiến lược An ninh quốc gia, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán và CHDCND Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa. Theo đó, chính phủ Nhật đã quyết định tăng cường chi tiêu quốc phòng cơ bản và có được khả năng tấn công các lực lượng của kẻ thù để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Nhật Bản lên tiếng sau vụ Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 3/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết thông qua kênh ngoại giao ở Bắc Kinh, chính phủ nước này đã bày tỏ quan ngại và phản đối các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu với các phóng...