Nga: Phương Tây hậu thuẫn thanh lọc sắc tộc ở miền Đông Ukraine
Phương Tây cần chấm dứt hậu thuẫn các chiến dịch quân sự của chính quyền trung ương Ukraine tại miền Đông Nam nước này. Đây là tuyên bố của Đại diện thường trực Nga tại Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Andrei Kelin ngày 20/6.
Ông Kelin nêu rõ các thước phim quay tại Slavyansk, Kramatorsk và các khu vực khác của vùng Donbass cho thấy quân đội chính phủ sử dụng pháo hạng nặng trên quy mô lớn nhằm “xóa sổ” các thành phố trong chiến dịch trấn áp cộng đồng dân cư nói tiếng Nga tại khu vực Donbass, có thể ví với một cuộc thanh lọc sắc tộc.
Ảnh minh họa.
Quan chức Nga tại OSCE nhấn mạnh đã một tháng trôi qua kể từ khi ông Petro Poroshenko được bầu làm Tổng thống Ukraine. Tuy nhiên, nền hòa bình mà ông hứa hẹn tại miền Đông vẫn chỉ dừng ở lời nói. Theo ông Kelin, để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện, các bên liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine cần phải đối thoại bình đẳng nhằm tìm giải pháp đáp ứng quyền lợi của tất cả các khu vực và lực lượng chính trị. Ông nhấn mạnh điều quan trọng hiện nay là phải chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch quân sự.
Liên quan đến cáo buộc của phương Tây về sự tập trung quân Nga tại biên giới với Ukraine, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga ngạc nhiên về cáo buộc này, bởi Tổng thống Vladimir Putin trước đó đã ra sắc lệnh tăng cường an ninh biên giới. Vì vậy đây không phải sự tập trung quân mà là biện pháp bảo vệ biên giới của Nga sau nhiều xâm phạm. Ông cũng khẳng định quân đội Nga sẽ ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm biên giới từ phía quân đội Ukraine.
Video đang HOT
Trong khi đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mikhai Koval ngày 20/6 tuyên bố binh lính chính phủ đã khôi phục hoàn toàn kiểm soát biên giới với Nga ở khu vực miền Đông. Tuy nhiên Cộng hòa Donesk tự xưng đã bác bỏ thông tin này.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã mời Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin tham dự cuộc họp ngoại trưởng EU ngày 23/6 tại Luxembourg, trong đó ông này sẽ trình bày kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông Nam. Hội nghị này cũng sẽ thảo luận việc gửi một phái bộ tư pháp và cảnh sát tới Ukraine trong vài tuần tới để hỗ trợ Ukraine thực hiện cải cách tư pháp và hệ thống nội vụ.
Theo Vietnam
TBN bị ép trả tự do cho kẻ hiếp dâm hàng loạt
Tòa án Nhân quyền châu Âu đã ép Tây Ban Nha phải trả tự do cho nhiều tội phạm nguy hiểm, trong đó có kẻ hiếp dâm hàng loạt.
Các tòa án ở Tây Ban Nha vừa buộc phải thả một loạt những tên tội phạm nguy hiểm, trong đó có một tên hiếp dâm giết người hàng loạt ra khỏi nhà tù trước thời hạn sau khi Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) bác bỏ chính sách kéo dài án tù của Tây Ban Nha đối với các tội phạm này.
Phán quyết này của các thẩm phán ở Strasbourg đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các nạn nhân khi họ gọi hành động này là "phản bội công lý", và nhà chức trách Tây Ban Nha đã bày tỏ lo ngại rằng những tên tội phạm được tha tù trước thời hạn này đang gây ra nguy hiểm cho xã hội.
Bà Angel Juanes, chánh án tòa án tối cao Tây Ban Nha đã cảnh báo rằng việc thả tự do cho nhiều tù nhân như vậy sẽ là một sự "báo động xã hội", tuy nhiên bà thừa nhận rằng chính phủ và các quan chức tư pháp Tây Ban Nha đều bất lực trước phán quyết của ECHR.
Hôm thứ Sáu tuần trước, tên Miguel Ricart, kẻ bị kết án vào năm 1997 với tội danh bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại 3 cô gái trẻ ở Tây Ban Nha đã được thả tự do chỉ sau 16 năm ngồi tù, mặc dù bà Angel cho rằng điều này rất nguy hiểm cho xã hội.
Kẻ hiếp dâm giết người hàng loạt Miguel Ricart được ra tù trước thời hạn
Ricart đã phải nhận 3 mức án nối tiếp nhau với tổng cộng 170 năm tù cho các tội ác mà hắn gây ra, song theo luật của Tây Ban Nha thì mức án tối đa của một phạm nhân là 30 năm và có thể được giảm án khi cải tạo tốt.
Từ năm 2006, để ngăn chặn tình trạng các đối tượng nguy hiểm được ra tù quá sớm, tòa án Tây Ban Nha đã áp dụng một chính sách gọi là học thuyết Parot. Theo đó, bất cứ hình thức giảm án nào đều được trừ vào tổng số năm chịu án của phạm nhân chứ không phải trừ vào mức 30 năm. Với chính sách này, những tên tội phạm nguy hiểm nhất vẫn sẽ phải ngồi tù đủ 30 năm.
Tuy nhiên một luật sư của Ines del Rio, một sát thủ của tổ chức khủng bố Eta bị kết án gần 4000 năm vì tham gia vào 23 vụ giết người đã đệ đơn kiện chính sách này của Tây Ban Nha lên ECHR. Nữ sát thủ này đáng lẽ được ra tù vào năm 2008, tuy nhiên nhà chức trách Tây Ban Nha đã áp dụng học thuyết Parot để tiếp tục giam giữ cô ta cho đến năm 2017.
ECHR đã coi chính sách này là sai trái vì nó vi phạm nguyên tắc thời gian ngồi tù của phạm nhân không thể ngày càng tăng. Với quan điểm này, ECHR tuyên bố Tây Ban Nha phải thả tự do cho hơn 50 tên tội phạm khét tiếng, trong đó có những kẻ hiếp dâm hàng loạt và các thành viên tổ chức khủng bố Eta trong vài tuần lễ. Riêng Ines del Rio đã được ra tù ngay sau khi tòa ECHR ra phán quyết.
Khoảng 200.000 người đã tham gia một cuộc biểu tình rầm rộ do Hội Nạn nhân Khủng bố Tây Ban Nha tổ chức ở thủ đô Madrid để phản đối phán quyết của ECHR sau khi chính phủ xác nhận họ đã phải thả tự do 93 tội phạm khủng bố và 37 kẻ hiếp dâm, giết người khác.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã công khai chỉ trích phán quyết của ECHR, tuy nhiên ông cho rằng chính phủ không còn cách nào khác ngoài việc tuân thủ phán quyết đó, mặc dù đó là phán quyết "bất công và sai trái".
Trước đó, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã kêu gọi cải cách tòa án ECHR và cảnh báo rằng Anh có thể sẽ rút khỏi Hiệp định Nhân quyền châu Âu sau một loạt các phán quyết của tòa án nhân quyền cho phép hàng chục tên tội phạm nước ngoài được tiếp tục ở lại nước Anh.
Theo Telegraph