Nga, phương Tây đạt thỏa thuận nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine
Nga, Ukraine, Mỹ và EU đã đạt được một thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine trong cuộc đàm phán 4 bên đầu tiên ở Geneva, Thụy Sĩ hôm qua 17/4.
Đại diện 4 bên tham gia đàm phán ở Geneva ngày 17/4.
Cuộc gặp cấp cao có sự tham dự của trưởng đại diện ngoại giao khối EU Catherine Ashton, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya.
Đây là lần đầu tiên họ ngồi xuống bàn đàm phán kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy một cuộc đối thoại nhằm tìm ra các cách thức xử lý các diễn biến mới tại nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Cuộc đàm phán đã kéo dài thêm vài giờ so với lịch trình ban đầu, cho thấy sự khó khăn trong việc đạt được điểm chung giữa 4 bên về một giải pháp khả tiềm tàng cho cuộc khủng hoảng hiện thời.
Thỏa thuận nói rằng tất cả các nhóm quân sự bất hợp pháp tại Ukraine phải bị giải tán và mọi người đang chiếm đóng các tòa nhà công ở đông nam nước này phải hạ vũ khí và rời đi.
Cũng theo thỏa thuận trên, sẽ có một lệnh ân xá cho tất cả những người biểu tình chống chính phủ nếu họ hạ vũ khí, ngoại trừ các tội phạm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Nga Lavrov.
Các bước đi trên sẽ được sự giám sát từ Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE). Theo thỏa thuận, OSCE nên đóng vai trò đi đầu trong việc trợ giúp giới chức Ukraine và các liên lạc địa phương nhằm thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng.
Phát biểu tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho hay các cải cách hiến pháp lâu dài là cần thiết tại Ukraine. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tất cả các bên tham gia cuộc đàm phán tại Geneva đều nhất trí rằng cuộc khủng hoảng cần phải do chính người Ukraine giải quyết.
Ngoại trưởng Nga cũng khẳng định nước ông không có mong muốn đưa quân vào Ukraine.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ miêu tả cuộc đàm phán hôm qua là “một ngày thuận lợi”, nhưng cho rằng các lời nói cần được biến thành hành động và rằng ông không có lựa chọn nào khác là áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn với Nga nếu Mátxcơva không chứng tỏ sự nghiêm túc trong việc giảm căng thẳng tại Ukraine.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi thỏa thuận trên là triển vọng, nhưng tỏ ra hoài nghi về việc liệu Nga giờ đây có dùng ảnh hưởng của mình để phục hồi trật tự tại Ukraine hay không.
Theo Dantri
Nga sẽ đàm phán với Ukraine và phương Tây
Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine nổ ra, Mátxcơva hôm qua 8/4 đã chấp nhận sẽ đàm phán với quốc gia láng giềng, cùng với sự tham dự của Mỹ và EU. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra trong tuần tới.
Người biểu tình thân Nga xuống đường tại Donetsk
Cuộc họp sẽ có sự tham dự của bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của EU, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp phía Ukraine Andriy Deshchytsia.
Đây là lần đầu tiên cuộc họp 4 bên được tổ chức sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời bị cho là huy động nhiều binh sỹ đóng quân dọc biên giới với Ukraine.
Kiev và Washington cáo buộc Mátxcơva kích động bạo loạn tại khu vực phía Đông Ukraine, vốn có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống, nhằm tạo đà cho khả năng chiếm đóng thêm nhiều lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên Nga đã bác bỏ cáo buộc này một cách mạnh mẽ.
Đến nay Mátxcơva vẫn từ chối công nhận chính quyền mới tại Kiev sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga bị lật đổ cách đây 2 tháng.
Thời gian và địa điểm chính xác cho cuộc gặp chưa được công bố, mặc dù một quan chức châu Âu xác nhận cuộc họp sẽ diễn ra tại châu Âu.
Một người phát ngôn của bà Ashton cho biết bà "sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Trong bối cảnh đó, bà sẽ gặp Bộ trưởng ngoại giao các nước Mỹ, Nga và Ukraine trong tuần tới".
Trong ngày thứ Ba, NATO cảnh báo Nga rằng việc can thiệp sâu hơn vào Ukraine sẽ là một "sai lầm lịch sử" với hậu quả xấu.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định Mátxcơva phải rút quân đang đồn trú tại biên giới phía Đông của Ukraine. "Tôi hối thúc Nga rút lui và không leo thang tình hình tại Đông Ukraine", ông Rasmussen nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng ông bảo lưu quyền bảo vệ các lợi ích của Nga tại đây.
Ông kêu gọi nước Nga "tham gia vào một cuộc đối thoại thực chất với giới chức Ukraine".
Căng thẳng đã leo thang từ cuối tuần qua, khi những người biểu tình thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền địa phương tại Donetsk, Luhansk và Kharkiv, ở phía Đông Ukraine. Họ dựng rào chắn và cắm cờ Nga tại những địa điểm này.
Trong ngày hôm qua, giới chức Ukraine cho biết đã giành lại quyền kiểm soát tòa trụ sở tại Kharkiv, bắt giữ khoảng 70 người.
Còn tại Luhansk, các quan chức cáo buộc "những kẻ cực đoan" đang chiếm giữ tòa nhà an ninh quốc gia đã đặt thuốc nổ và bắt giữ khoảng 60 người.
Người biểu tình bác bỏ việc đặt thuốc nổ hay bắt giữ con tin, nhưng họ khẳng định đã thu giữ một kho vũ khí đầy súng trường tự động.
Tại Donetsk, người biểu tình vẫn còn chiếm đóng tòa nhà chính quyền vùng và kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine.
Theo Dantri
EU, Nga, Mỹ và Ukraine đàm phán giải quyết khủng hoảng Các quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu ( EU), Nga, Mỹ và Ukraine sẽ đàm phán vào tuần tới để thảo luận về tình hình ngày càng bất ổn ở Kiev. Đây sẽ là cuộc họp bốn bên đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra. Những người tham gia cuộc đàm phán quan trọng này gồm có...