Nga phũ phàng quay lưng với quân ly khai Ukraine?
Kiev hôm qua (7/7) cho biết, Nga đã cắt đứt nguồn cung cấp điện cho các khu vực đang nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy Moscow chán nản với tình hình khủng hoảng ở Ukraine và không còn tha thiết, quan tâm đến lực lượng ly khai?
Ảnh minh hoạ
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là nơi diễn ra cuộc “đấu tay đôi” quyết liệt và không khoan nhượng giữa một bên là Nga và bên kia là phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Nếu như Moscow ủng hộ cho các khu vực miền đông Ukraine thì phương Tây ra sức bênh vực, hậu thuẫn cho chính quyền Kiev được dựng lên sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych hồi tháng 2 năm ngoái.
Trong cuộc khủng hoảng kéo dài suốt hơn 15 tháng qua ở Ukraine, đặc biệt là cuộc chiến đẫm máu ở miền đông nước này, người ta liên tiếp chứng kiến những cuộc khẩu chiến, cáo buộc qua lại giữa Nga và phương Tây về sự ủng hộ của họ dành cho một trong hai bên đối địch.
Phương Tây liên tiếp tố cáo Nga hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine bằng cách cung cấp viện trợ về kinh tế lẫn quân sự. Rất nhiều lần, Moscow bị cáo buộc đưa quân và vũ khí vào miền đông Ukraine. Ngược lại, Nga cũng cáo buộc phương Tây hậu thuẫn về tài chính và vũ khí cho Kiev.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục kéo dài và dường như không có lối thoát thì bắt đầu có nhiều thông tin rộ lên về việc phương Tây đang bỏ rơi Kiev. Các cường quốc phương Tây được cho là đang còn quá bận bịu vì những mối quan tâm khác mà họ đặt ưu tiên cao hơn nên đã phớt lờ tình hình Ukraine trong thời gian gần đây.
Không chỉ phương Tây mà Nga cũng được tin là bắt đầu có dấu hiệu muốn buông bỏ tình hình Ukraine.
Lực lượng ly khai miền đông Ukraine trong những tuần gần đây được cho là đang phàn nàn về tình trạng thiếu sự quan tâm của điện Kremlin đối với họ cũng như tình trạng thiếu nghiêm trọng nguồn tài chính.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn hôm qua cho biết cường quốc giàu năng lượng Nga mới đây đã đột ngột ngừng cung cấp điện cho hai khu vực ly khai là Luhansk và Donetsk bởi các hóa đơn tiền điện ở những khu vực này không được thanh toán.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tiến hành những cuộc đàm phán tương đối hiệu quả với phía Nga. Chúng tôi đã có thể ngắt 4 đường cung cấp điện từ Nga đến các khu vực lãnh thổ bên ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”, hãng tin Interfax-Ukraine dẫn lời ông Demchyshyn cho biết tại cuộc họp của Bộ Năng lượng Ukraine.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho hay, các đường dây điện bị cắt cung cấp khoảng 15 triệu USD tiền điện mỗi tháng. “Số tiền đó đã không được trả”, ông Demchyshyn nói.
Không rõ những thông tin mà vị quan chức năng lượng Ukraine đưa ra ở trên có đúng hay không nhưng hiện tại chưa có bất kỳ phản ứng nào từ cả Moscow lẫn lực lượng ly khai miền đông Ukraine.
Thiếu thốn kéo dài
Cuộc nổi dậy kéo dài 15 tháng qua của quân ly khai nhằm chống lại chính quyền Kiev thân phương Tây đã đem lại kết quả là lực lượng ly khai giành quyền kiểm soát một khu vực có quy mô tương đương với xứ Wales của Anh. Khu vực nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai có 3,5 triệu người sinh sống và có đường biên giới dài 500km với Nga.
Tuy nhiên, phần lớn khu vực miền đông Ukraine hiện giờ vẫn còn là một “bóng ma” của hình ảnh đáng tự hào xưa kia của nó với tư cách là một đầu tàu, một động lực kinh tế chính của quốc gia lớn thứ hai thời Liên Xô.
Hầu hết các mỏ than và nhà máy thép đều hoặc bị đóng cửa hoặc không thể hoạt động bởi vì tình trạng thiếu điện kinh niên.
Những thành phần diều hâu trong chính quyền Kiev như Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã thúc đẩy thực thi một loạt biện pháp nhằm dựng lên một hàng rào “phong tỏa kinh tế” đối với các khu vực miền đông Ukraine nhằm trừng phạt quân ly khai.
Thủ tướng Yatsenyuk đã ra lệnh cho các nhà máy điện cắt nguồn cung cấp điện cho các khu vực nằm trong quyền kiểm soát của quân ly khai từ hôm 1/5. Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ phần còn lại của Ukraine cho miền đông cũng bị giảm nghiêm trọng.
Nga trước đó cam kết sẽ bù đắp phần thiếu hụt cho miền đông Ukraien bằng cách mở rộng và thiết lập thêm các chi nhanh đường ống dẫn khí đốt hiện nay. Hiện chưa rõ những kế hoạch đó đã đi đến đâu. Giới chức Kiev tin rằng, lực lượng ly khai có thể đang tiếp nhận nguồn cung cấp khí đốt thông qua hệ thống đường ống được lắp đặt một cách vội vã với quy mô không lớn chạy qua biên giới giữa Nga và Ukraine.
Những thông tin trên được Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Demchyshyn đưa ra ngay trước thềm vòng đàm phán mới ở thủ đô Minsk của Belarus nhằm tìm kiếm một sự kết thúc đối với cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.500 người ở miền đong Ukraine. Những nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng chiến sự ở miền đông Ukraine hiện tại đang rơi vào bế tắc.
Vòng đàm phán mới được tổ chức dưới sự làm trung gian của Liên minh Châu Âu (EU) sẽ chứng kiến cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa đặc phái viên được đích thân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chỉ định với nhà đàm phán do Nga chỉ định trước sự có mặt của các đại diện của lực lượng ly khai. (tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Ly khai Ukraine tuyên bố sẽ chiếm lại Slavyansk và Konstant
Theo hãng Interfax, quân ly khai Ukraine tuyên bố ý định lấy lại quyền kiểm soát của ba thành phố: Slavyansk, Konstantinovka và Krasnoarmeysk.
Ông Alexander Zakharchenko.
"Slavyansk, Konstantinovka, Krasnoarmeysk - tất cả đều là các thành phố của Donetsk. Nếu có được một cơ hội dù là nhỏ nhất để giải phóng chính sách lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ sử dụng nó", ông Alexander Zakharchenko - lãnh đạo quân ly khai Ukraine nhấn mạnh.
Cũng theo ông Alexander Zakharchenko, "dù cơ hội là nhỏ nhất thậm chí không có, chúng tôi cũng sẽ thông qua quyết định giải phóng lãnh thổ".
Slavyansk là một trong những thành phố nổi tiếng nhất, biểu tượng của Donetsk cho đến trước khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang ở phía đông nam của Ukraine.
Sau 3 tháng giao tranh giữa quân Ly khai và quân chính phủ Kiev, ngày 5/7/2014, thành phố Slavyansk nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine.
Ngày 15/4/2014, Tổng thống tạm thời của Ukraine khi đó là ông Oleksandr Turchynov tuyên bố bắt đầu các hoạt động chống khủng bố tại khu vực Donbass.
Các hoạt động được tổ chức nhằm đáp trả với các bài phát biểu ủng hộ Nga, bắt đầu ở phía đông của Ukraine sau khi thay đổi chính quyền tại Kiev.
Cường độ của các cuộc xung đột vũ trang đã giảm kể từ khi Hiệp định Minsk có hiệu lực ngày 15/2/2015. Theo đó, các bên thực hiện lệnh ngưng bắn và rút vũ khí hạng nặng khỏi các vùng xung đột. Tuy nhiên, cho đến nay, căng thẳng lại có dấu hiệu leo thang mạnh.
Ông Alexander Zakharchenko.
"Slavyansk, Konstantinovka, Krasnoarmeysk - tất cả đều là các thành phố của Donetsk. Nếu có được một cơ hội dù là nhỏ nhất để giải phóng chính sách lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ sử dụng nó", ông Alexander Zakharchenko - lãnh đạo quân ly khai Ukraine nhấn mạnh.
Cũng theo ông Alexander Zakharchenko, "dù cơ hội là nhỏ nhất thậm chí không có, chúng tôi cũng sẽ thông qua quyết định giải phóng lãnh thổ".
Slavyansk là một trong những thành phố nổi tiếng nhất, biểu tượng của Donetsk cho đến trước khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang ở phía đông nam của Ukraine.
Sau 3 tháng giao tranh giữa quân Ly khai và quân chính phủ Kiev, ngày 5/7/2014, thành phố Slavyansk nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine.
Ngày 15/4/2014, Tổng thống tạm thời của Ukraine khi đó là ông Oleksandr Turchynov tuyên bố bắt đầu các hoạt động chống khủng bố tại khu vực Donbass.
Các hoạt động được tổ chức nhằm đáp trả với các bài phát biểu ủng hộ Nga, bắt đầu ở phía đông của Ukraine sau khi thay đổi chính quyền tại Kiev.
Cường độ của các cuộc xung đột vũ trang đã giảm kể từ khi Hiệp định Minsk có hiệu lực ngày 15/2/2015. Theo đó, các bên thực hiện lệnh ngưng bắn và rút vũ khí hạng nặng khỏi các vùng xung đột. Tuy nhiên, cho đến nay, căng thẳng lại có dấu hiệu leo thang mạnh.
Theo_Kiến Thức
Vùng đất ly khai Transnistria đậm dấu ấn Liên Xô Nhiếp ảnh gia Anton Polyakov đã ghi lại những dấu ấn đậm chất Liên Xô ở vùng đất ly khai Transnistria. Mùa đông tuyết phủ trắng xóa ở Tiraspol, thành phố lớn nhất vùng đất ly khai Transnistria. Dòng sông Dniester tạo thành biên giới tự nhiên giữa Moldova và Transnistria. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống người...