Nga phủ điện Bắc Cực bằng nhà máy điện hạt nhân nổi
Mặc dù là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới nhưng Nga cũng đang tiến hành một chương trình đầy tham vọng: xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi.
Academician Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga, được được xây dựng tại xưởng đóng tàu Baltiyskiy ở St. Petersburg hồi năm 2012 – Ảnh: Reuters
Những nhà máy hạt nhân này, được đặt trên những chiếc tàu lớn với kích thước 140m x 30m, hiện đang được xây dựng tại một xưởng đóng tàu ở St Petersburg và sẽ được lái xuyên biển Na Uy và biển Barents để đến Bắc Cực, nơi những nhà máy này sẽ cung cấp nhiệt và điện, trang The Conversation (Úc) đưa tin ngày 12.11.
Đây là một phần trong dự án đầu tư mạnh vào lĩnh vực điện hạt nhân của Nga dự kiến sẽ được xây dựng vào những năm tới và công nghệ này sẽ được xuất bán cho Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Academician Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên, đã hoàn tất và hai lò phản ứng 35MWe KLT-40S đang được lắp đặt vào nhà máy này. Academician Lomonosov sẽ đi đến bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông thuộc Nga và sẽ bắt đầu vận hành tại đó vào năm 2016.
Có đến 10 nhà máy điện hạt nhân nổi tương tự dự kiến cũng sẽ được đưa đến các vùng xa xôi hẻo lánh, theo The Conversation.
Điện di động
Video đang HOT
Moscow chế tạo các nhà máy điện hạt nhân nổi nhằm hỗ trợ cho việc khai thác tài sản quý giá nhất của nước này, đó là dầu mỏ và khí đốt tại vùng Siberia.
Việc khai thác này đòi hỏi một lượng điện năng và nhiệt năng khổng lồ để đảm bảo cho cuộc sống của công nhân khai thác tại vùng đất có nhiệt độ dưới 0oC.
Những nhà máy điện hạt nhân nổi khá nhỏ về kích thước và tự vận hành nên sẽ rất phù hợp với các vùng nằm xa lưới điện.
The Conversation cho biết mô hình nhà máy điện hạt nhân không mới mẻ. Mỹ đã gắn một nhà máy điện hạt nhân hoạt động chìm dưới biển vào tàu Sturgis hồi năm 1966 để cung cấp điện cho vùng kênh đào Panama từ năm 1968 đến năm 1975.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga có chung ý tưởng thiết kế, với hai lò phản ứng hạt nhân quân sự nhỏ được dùng để vận hành chiếc tàu phá băng.
Còn các lò phản ứng lớn hơn trên tàu được dùng để sản xuất điện và khí nóng sưởi ấm, với công suất lên đến 600 MW, tương đương công suất của một trạm nhiệt điện hay điện hạt nhân dân sự trên đất liền, theo The Conversation.
Có đến 10 nhà máy điện hạt nhân di động tương tự như Academician Lomonosov sẽ được Nga đưa đến các vùng xa xôi hẻo lánh ở Bắc Cực – Ảnh: Reuters
Hãng tin RIA Novosti (Nga) hồi tháng 4 đưa tin Trung Quốc đã đề xuất Nga phối hợp thực hiện dự án xây dựng và vận hành nhà máy điện nổi.
“Trung Quốc đề xuất hai quốc gia cùng đầu tư vào một dự án chung sản xuất và vận hành những nhà máy điện hạt nhân nổi”, ông Dzhomart Aliyev, Giám đốc điều hành Công ty Rusatom Overseas, thuộc Tập đoàn điện hạt nhân dân dụng Rosatom (Nga) cho hay.
“Đứng về phương diện kinh doanh, hợp tác này là một ý tưởng tốt”, ông Aliyev nói. Ông Aliyev cho biết thêm đề xuất từ phía Trung Quốc đang được xem xét.
Theo TNO
Lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động vì... sứa
Một trong số các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn ở miền đông nam Thụy Điển đã phải tạm ngưng hoạt động trong tuần này vì sự xâm nhập của... sứa mặt trăng.
Loài sứa mặt trăng - Ảnh: AFP
Số là những "vị khách" này đã làm tắc nghẽn các đường ống cung cấp nước làm mát cho tua bin của lò phản ứng số 3 thuộc nhà máy Oskarshamn, AFP đưa tin.
Đến hôm 2.10, lò phản ứng trên đã được khởi động lại sau khi các chuyên gia dọn sạch hết sứa.
Theo ông Anders Osterberg, đại diện OKG, nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn, lò phản ứng trên là lò phản ứng nước sôi lớn nhất thế giới, có công suất khoảng 1.400 MW.
Tất cả 3 lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Oskharshamn đều là loại lò phản ứng nước sôi, có cùng công nghệ với các lò tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản, vốn hứng chịu thảm họa kép động đất sóng thần hồi năm 2011.
Nhà máy Oskarshamn là nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên của Thụy Điển, được đưa vào hoạt động hồi năm 1972, và lò phản ứng thứ 3 đi vào hoạt động hồi năm 1985.
Ba lò phản ứng của nhà máy cung cấp 10% tổng sản lượng điện của Thụy Điển, theo OKG.
Đây không phải là lần đầu tiên loài sứa này gây rắc rối. Thống kê từ năm 1999, loài sứa này đã từng "làm loạn" ở Philippines, Nhật Bản, Israel, Mỹ và Scotland, theo CNN.
Theo TNO
Hàn Quốc đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân hôm 5.11 để thay các linh kiện vốn được cấp giấy chứng nhận chất lượng giả, đặt nước này vào nguy cơ thiếu cơ thiếu điện "vô tiền khoáng hậu", theo tin tức từ AFP. Bộ trưởng Kinh tế Tri thức Hàn Quốc Hong Suk-woo nhấn mạnh các linh kiện...