Nga phát triển tàu ngầm không người lái
Cục Thiết kế Rubi của Nga đang triển khai một bản thiết kế sơ bộ về loại tàu ngầm nhỏ không người lái nhằm hỗ trợ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở Bắc Cực. Đó là thông tin vừa được Giám đốc Rubin ông Igor Vilnit đưa ra hôm qua (8/6).
Được biết, loại tàu ngầm này được phát triển để đảm nhiệm nhiệm vụ khảo sát các khu vực nằm sâu dưới đáy biển ở Bắc Cực trong quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng ở khu vực này, cũng như hỗ trợ đảm bảo an toàn cho các hoạt động xây dựng trên.
Tàu ngầm không người lái đảm bảo an ninh cho vùng biển ở Bắc Cực cũng như các khu vực ngoài khơi khác đang được phát triển tại Nga, ông Vilnit cho hay.
Video đang HOT
Trong những năm qua, Nga đã tích cực đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế tại vùng lãnh thổ phía bắc của nước này, bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí trong bối cảnh NATO cũng đã tăng cường lợi ích tại khu vực. Với sự phát triển của các tuyến đường phía bắc, một con đường thương mại Á-Âu đã hình thành để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế và quân sự của Nga tại Bắc Cực.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quan hệ Ấn - Mỹ: Vượt lên trở ngại
Mối quan hệ nồng ấm Ấn - Mỹ vừa được thể hiện qua chuyến thăm Nhà Trắng lần thứ 4 của Thủ tướng Narendra Modi trong vòng hai năm qua và cũng là lần gặp thứ 7 giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Ấn.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 7-6.
Khó ai có thể ngờ rằng, Thủ tướng N.Modi từng bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ một thập niên về trước với cáo buộc liên quan đến thảm sát người Hồi giáo giờ đây là khách mời danh dự tại Mỹ và có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8-6. Điều này cho thấy, sự phát triển quan hệ song phương Mỹ - Ấn là một trong những thành công nổi bật trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Washington coi New Delhi như một phần quan trọng của chính sách tái cân bằng Châu Á và như một đối trọng với Trung Quốc tại châu lục đông dân nhất thế giới. Thế nên, trong những tuyên bố trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng N.Modi, chính quyền của ông B.Obama đã thể hiện thiện chí ưu tiên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Mỹ - Ấn. Minh chứng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã hai lần tới thăm Ấn Độ, nhấn mạnh rằng ông đánh giá cao sự hợp tác với Ấn Độ và đặc biệt là với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar.
Dễ dàng nhận thấy những điểm nổi bật trong quan hệ xuyên đại dương Mỹ - Ấn hiện nay. Đó là trao đổi công nghệ, các cuộc tập trận quân sự chung và gần đây nhất là vấn đề an ninh hàng hải trên Biển Đông. Cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Frank Wisner, cho rằng những rào cản trong quan hệ hai nước giờ đây không còn liên quan nhiều đến chính trị mà bị chi phối bởi nguồn ngân sách dành cho quốc phòng của New Delhi. Theo ông Wisner, Mỹ có nhiều lợi ích khi Ấn Độ được tăng cường vũ trang. Ấn Độ có đủ năng lực và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự cân bằng sức mạnh tại Châu Á. Duy trì quan hệ tốt với Ấn Độ là một phần trong việc giữ quan hệ tốt với Trung Quốc.
Do vậy, hợp tác an ninh, quân sự, quốc phòng giữa 2 nước đang phát triển mạnh chưa từng có. Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng N.Modi và Tổng thống B.Obama tại phòng Bầu Dục tối 7-6, bên cạnh các thảo luận về đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng sạch, hợp tác an ninh và phát triển kinh tế... hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào những hiệp định về năng lượng hạt nhân dân sự. New Delhi muốn Washington hỗ trợ để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ. Quốc gia này đã cam kết tăng 40% tỷ lệ sản lượng điện của những nguồn nhiên liệu không phải là nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Một điểm nhấn khác trong mối quan hệ Mỹ - Ấn hiện nay là trao đổi công nghệ, trong đó trọng tâm là Sáng kiến công nghệ quốc phòng và thương mại (DTTI) được phát triển từ năm 2012.
Hiện nay, Ấn Độ cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ trong 2 lĩnh vực: công nghệ phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến do chính Ấn Độ sản xuất và hệ thống phóng máy bay bằng điện tử. Bên cạnh đó, nếu hợp đồng mua bán pháo M777 siêu nhẹ, máy bay vận tải C-17 Globemaster III và máy bay hàng hải P8-I được tiếp tục, Mỹ sẽ trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Các hợp đồng quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã đạt 14 tỷ USD từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra, quốc gia có nền kinh tế năng động hàng đầu Châu Á và nền kinh tế số 1 thế giới tăng cường quan hệ sẽ mang lại những lợi ích lớn cho cả 2 bên. Điều này cũng phù hợp với chiến lược "Sản xuất tại Ấn Độ" thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là Mỹ mà Thủ tướng N.Modi từng đưa ra. Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ với Nga không mang lại nhiều giá trị do cấm vận thì, "lựa chọn" Mỹ là chiến lược đúng của ông N.Modi lúc này. Bởi thế, 2 nhà lãnh đạo đã đặt ra kế hoạch tham vọng tăng tổng thương mại Mỹ - Ấn lên gấp 5 lần từ hơn 100 tỷ USD hiện nay lên 500 tỷ USD trong 10 năm tới.
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Ấn cũng còn không ít trở ngại như một nhóm nghị sĩ Mỹ từng bày tỏ quan ngại về quyền con người tại Ấn Độ hay có một số ý kiến rằng, Ấn Độ không phải là đồng minh và cũng không cử binh sĩ tham gia cùng quân Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Về phía Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận thấy Mỹ đã gạt Ấn Độ sang một bên khi thực hiện con đường hòa bình ở Afghanistan chạy qua Pakistan. Thế nhưng, lợi ích quốc gia sẽ là trên hết. Một Ấn Độ đang vươn lên tại Châu Á và toàn cầu. Một nước Mỹ đang củng cố và gia tăng vai trò và vị thế tại Châu Á - Thái Bình Dương. Cả hai hẳn sẽ không ngần ngại vượt lên thách thức để xích lại gần nhau hơn nữa.
Theo_Hà Nội Mới
Nhức nhối thiếu trường học tại Iraq Dưới thời cựu Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki (2014- 2016), 150 triệu USD được cấp cho việc xây dựng và phát triển trường công tại nhiều khu vực ở Iraq. Tuy nhiên chỉ 6% dự án được thực hiện. Chật chội trường công Hệ quả là thiếu hụt nghiêm trọng trường lớp, trong khi các lớp học nhồi nhét vì quá tải học...