Nga phát triển hệ thống tên lửa Tor chống chiến đấu cơ
Hải quân Nga hiện đang cân nhắc đến việc phát triển phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa Tor chống máy bay chiến đấu vào năm 2018 – 2019.
Hải quân Nga muốn sử dụng phiên bản hải quân của hệ thống phòng không Tor để thay thế cho các hệ thống Osa và Kinzhal đã lỗi thời.
“Chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề này và muốn tìm hiểu về các kinh nghiệm trong việc sản xuất và lắp ráp các hệ thống Osa, Kinzhal hay nhiều loại khác trên tàu chiến. Chúng tôi cũng sẽ sử dụng chính những thiết bị sẵn có của hệ thống Tor trên bộ nhằm tạo ra phiên bản trên tàu chiến trong thời gian nhanh và tiết kiệm nhất”, đại diện của công ty Almaz-Antey, nhà sản xuất hệ thống Tor, nói tại triển lãm KADEX 2016.
Vào năm ngoái, giám đốc của công ty Kupol Electromechanical Factory, trực thuộc Almaz-Antey cũng tiết lộ khả năng cho ra mắt một phiên bản trên tàu chiến của tên lửa phòng không Tor và nó sẽ còn có các tính năng tốt hơn cả phiên bản trên bộ.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor đã xuất hiện từ năm 1975 và trải qua nhiều lần nâng cấp với các phiên bản khác nhau. Trong các đợt duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít trong những năm gần đây, tổ hợp tên lửa này luôn xuất hiện trong đội hình các tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga như Buk-M2E, Pantsir-S1 và S-400.
Video đang HOT
Phiên bản hiện đại nhất là Tor-M2 với khả năng tấn công cùng lúc 48 mục tiêu ở tầm xa tối đa 12km và độ cao từ 10 đến 1.000m. Nó cũng có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống radar khác nhằm tăng cường thông tin về mục tiêu.
Riêng tổ hợp Tor-M2U có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào từ tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bom thông minh, tên lửa dẫn đường, các loại máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang cho đến phương tiện bay không người lái. Bên cạnh đó, nó cũng có thể vừa di chuyển vừa triển khai các tên lửa càng khiến nó trên nên độc nhất vô nhị.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa Tor.
Theo_Báo Đất Việt
Nga phát triển tên lửa có sức huỷ diệt kinh hoàng
Một phiên bản hải quân của hệ thống tên lửa phòng không Tor có thể sẽ được phát triển trong khoảng năm 2018-2019. Đó là thông tin vừa được văn phòng báo chí của tập đoàn vũ khí Almaz-Antey đưa ra tại triển lãm vũ khí quốc tế KADEX-2016.
Theo đó, Hải quân Nga đang cân nhắc khả năng phát triển phiên bản hải quân của dòng tên lửa phòng không Tor, nhằm thay thế các tổ hợp tên lửa hải quân đã lỗi thời như Osa và Kinzhal.
"Tập đoàn đã xem xét về vấn đề này và muốn tìm hiểu về các kinh nghiệm trong việc sản xuất và lắp ráp các hệ thống Osa, Kinzhal hay nhiều loại khác trên tàu chiến, cũng như khả năng sử dụng chính những thiết bị sẵn có của hệ thống Tor trên bộ nhằm tạo ra phiên bản trên tàu chiến trong thời gian nhanh và tiết kiệm nhất", đại diện báo chí của Tập đoàn Almaz-Antey cho biết thêm.
Ở một số tính năng, phiên bản hải quân sẽ ưu việt hơn nhiều so với các phiên bản trước đó của dòng tên lửa Tor.
Trước đó, năm ngoái, ông Fanil Ziyatdinov Tổng giám đốc của công ty Kupol Electromechanical Factory, trực thuộc Almaz-Antey từng tiết lộ kế hoạch phát triển một phiên bản triển khai trên tàu chiến của tên lửa phòng không Tor.
Cùng với đó, tập đoàn Almaz-Antey cũng vừa bắt tay vào phát triển phiên bản triển khai tại Bắc cực của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2.
"Công tác nghiên cứu và phát triển dự án chế tạo phiên bản Bắc cực của hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor đã được bắt đầu. Công tác này sẽ được thực hiện thông qua sự hợp tác quy mô lớn với các đối tác doanh nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng", thông cáo của tập đoàn cho hay.
Nga thử nghiệm cấp quốc gia với hệ thống S-350E Vityaz
Bên cạnh đó, văn phòng báo chí của tập đoàn trên cũng cho biết, các đợt thử nghiệm cấp quốc gia của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350E Vityaz hiện cũng đang được tiến hành và trong năm nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ tiếp nhận lô hệ thống tên lửa phòng không hiện đại Buk-M3.
Theo nhà sản xuất Almaz-Antei giới thiệu, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-350E mới "xét về tính năng và hiệu quả chiến đấu đều vượt trội so với các sản phẩm tương đương của nước ngoài và tổ hợp S-300 hiện có".
S-350E được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu từ mọi loại mục tiêu bay hiện tại và trong tương lai, trong đó có cả các mục tiêu được áp dụng "công nghệ tàng hình", tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-350E Vityaz có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đường không (máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo...). Một khẩu đội S-350E Vityaz gồm: đài radar điều khiển hỏa lực 50N6E; một xe chỉ huy 50K6E và 3 bệ phóng 50P6E. Tất cả đều được đặt trên khung gầm xe bánh lốp KAMAZ 8x8.
Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.
Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Vityaz được cho là đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5m đến cận vũ trụ
Vityaz có thể sử dụng 2 loại đạn tên lửa gồm: đạn tầm xa 9M96E và đạn tầm ngắn 9M100 (tầm bắn 15km). Tùy vào loại đạn mà số lượng đạn trên bệ phóng cũng khác nhau.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tên lửa SM-3 Block IIA khiến S-400 lép vế Được đánh giá là những tên lửa ưu tú nhất của Nga và Mỹ, tuy nhiên khả năng đánh chặn của SM3 Block IIA khiến tên lửa 40N6 của S400 lép vế. Siêu tên lửa Mỹ Hiện nay hệ thống Aegis Mỹ đã phát triển khá nhiều phiên bản của dòng tên lửa Standar Missile 3 (SM) hay còn gọi là RIM-161. Giá...