Nga phát triển áo giáp chống đạn đại liên
Tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga đang dồn lực phát triển trang phục chiến đấu mới có khả năng chống đạn 12,7 mm cho binh sĩ.
Rostec ngày 29/1 thông báo đang phụ trách chương trình phát triển giáp bảo vệ thế hệ 4 Sotnik nhằm thay cho trang phục thế hệ ba Ratnik. Trang phục chiến đấu Sotnik của Nga bao gồm “thiết bị bảo vệ cá nhân và đạn dược, cung cấp khả năng bảo vệ hạng nhẹ và tăng khả năng mang trang bị của quân nhân lên nhiều lần”.
“Trang bị thế hệ mới sẽ bao gồm loạt công nghệ mới, bao gồm các thành tựu gần đây nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga như thiết bị robot và các hệ thống trao đổi thông tin tích hợp”, giám đốc Rostec Bekkhan Ozdoev cho biết. “Chúng tôi đã bắt đầu giai đoạn phát triển đầu tiên là định nghĩa về các yêu cầu kỹ thuật và chiến thuật”.
Ozdoev trước đó cho biết giáp chống đạn thế hệ 4 trong trang phục Sotnik được làm từ sợi polyethylene trọng lượng nhẹ và tấm giáp có thể “chịu được phát bắn trực tiếp” từ đại liên M2 12,7 mm. “Trang bị không cản trở chuyển động và cho phép người sử dụng mang thêm vật dụng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt”, Ozdoev cho biết.
Mô hình bộ trang bị chiến đấu Sotnik của Nga. Ảnh: Rostec .
Trang phục chiến đấu có khả năng chống đạn đại liên 12,7 mm là “điều gì đó mang tính khoa học viễn tưởng”, song quân đội Nga “hoàn toàn nghiêm túc về điều này”, chuyên gia quân sự Samuel Bendett thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân của Mỹ cho biết.
Video đang HOT
Bộ trang bị thế hệ ba Ratnik đã được phát triển trong hơn một thập kỷ và tham gia thực chiến trong ít nhất 5 năm qua. Ratnik có 10 hệ thống nhỏ và 59 thành phần riêng lẻ, gồm giáp chống đạn 7,62 mm hoặc tương đương, mũ bảo hiểm với màn hình cận mặt đặc biệt, kính nhìn đêm cùng đèn pin gắn mũ, hệ thống liên lạc tích hợp.
Ratnik còn gồm “hệ thống sưởi độc lập, ba lô, bộ lọc nước cá nhân, mặt nạ phòng độc và đồ sơ cứu”, Army Technology cho biết.
Rostec đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga hơn 300.000 bộ trang bị Ratnik với các phiên bản khác nhau trong 8 năm qua. Hãng này chưa cho biết phải mất bao lâu để phát triển Sotnik, song thừa nhận “còn nhiều thứ để phát triển” sau khi quân đội Nga thử nghiệm thực chiến hai thế hệ trang bị Ratnik.
Quân nhân Nga mặc trang bị chiến dấu Ratnik trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Rostec .
Chuyên gia Bendett nhận định tính khả thi của Sotnik liên quan trực tiếp tới thành công của Ratnik. “Hệ thống trao đổi thông tin tích hợp không phải là mới và có thể được phát triển dựa trên các hệ thống chiến thuật đang có trong biên chế”, Bendett cho biết.
Rostec hồi tháng 9/2020 giới thiệu khung xương chuyên dụng cho trang phục Ratnik có thể hỗ trợ quân nhân mang 80 kg đồ, cùng khung xương chiến đấu có thể mang 60 kg trang thiết bị phục vụ có các chiến dịch tiến công.
Biên tập viên Jared Keller của Task&Purpose nhận định dù Sotnik vẫn đang được Rostec xem xét, “quân đội Nga rõ ràng đánh bại Mỹ trong lĩnh vực hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai”.
Lầu Năm Góc dành nửa thế kỷ để phát triển khung xương hỗ trợ bên ngoài, song chương trình Trang phục Hoạt động Tấn công Chiến thuật Hạng nhẹ (TALOS) không hoàn thiện được một bộ giáp chiến đấu tích hợp đầy đủ trước khi bị đình chỉ.
UAV Nga đi sau Mỹ 20 năm về tên lửa dẫn đường
Máy bay không người lái Orion Nga lần đầu phóng tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, gần 20 năm sau đợt khai hỏa tên lửa của UAV Mỹ.
"Máy bay không người lái (UAV) Orion đã phóng một số tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, trở thành UAV đầu tiên của Nga sử dụng loại vũ khí này. Tổ lái cũng luyện tập sử dụng bom lượn có điều khiển", nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ hôm 28/12.
Nguyên mẫu Orion đầu tiên bay thử năm 2018. Ảnh: Kronshtadt Group .
Một số nguyên mẫu Orion từng thả bom lượn dẫn đường trên chiến trường Syria năm 2018, nhưng đây là lần đầu tiên UAV Nga khai hỏa tên lửa thông minh. Giới chuyên gia phương Tây đánh giá đây là bước tiến đáng kể với chương trình UAV vũ trang của Nga, giúp nước này hoàn thiện và biên chế dòng phi cơ chiến đấu không người lái nội địa đầu tiên.
Trong khi đó, mẫu UAV vũ trang MQ-1 Predator của quân đội Mỹ đã phóng tên lửa dẫn đường đầu tiên vào năm 2001, đi trước Nga gần hai thập kỷ.
Mỹ đã chú trọng phát triển công nghệ UAV quân sự từ cách đây gần 30 năm, với kết quả là nguyên mẫu RQ-1 trinh sát thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1994, trước khi ra mắt mẫu UAV vũ trang MQ-1. Đến năm 2007, Mỹ đưa vào vận hành mẫu MQ-9 Reaper có kích thước và tính năng vượt trội so với dòng MQ-1.
Trong khi đó, quân đội Nga chỉ chú trọng phát triển UAV tầm trung từ sau cuộc chiến 8 ngày với Gruzia năm 2008. Nhu cầu bức thiết khi đó buộc Nga mua bản quyền UAV Searcher II của Israel để sản xuất dòng Forpost trước khi phát triển được máy bay không người lái nội địa.
Orion là UAV tầm trung có khả năng tự cất hạ cánh, không cần thao tác từ người điều khiển, được công ty Kronshtadt Group phát triển từ năm 2011 và ra mắt năm 2017. Mỗi chiếc có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ với khối thiết bị trinh sát nặng 200 kg.
Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 4 đưa vào biên chế hệ thống Orion đầu tiên gồm ba phi cơ và một đài điều khiển mặt đất. Phi cơ có khối lượng cất cánh tối đa một tấn, thiết kế cánh thẳng và dùng động cơ cánh quạt dạng đẩy, khiến nó được so sánh với dòng MQ-1 Predator của Mỹ.
Hiện chưa rõ loại tên lửa dẫn đường được sử dụng trên mẫu UAV này. Nó có thể là phiên bản dẫn đường của rocket S-5 cỡ 57 mm, hoặc một mẫu tên lửa hạng nhẹ với khối lượng dưới 100 kg đang được phát triển.
Nga mở lại phòng thí nghiệm vũ khí Bắc Cực Viện nghiên cứu của Nga mở lại phòng thí nghiệm từ thời Liên Xô chuyên thử nghiệm vũ khí và trang bị sử dụng tại Bắc Cực. Viện Nghiên cứu Cơ khí Chính xác Trung ương (TsNIITochMash) mở lại một phòng thí nghiệm đặc biệt chuyên thử nghiệm các loại khí tài có thể được sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc...