Nga phát lệnh bắt giữ thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế
Một tòa án Nga đã ra lệnh bắt giữ thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Reine Alapini-Gansou.
Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan (Ảnh: Getty).
Tòa án Quận Basmanny ở Moscow ngày 13/11 đã ra lệnh bắt giữ vắng mặt Thẩm phán Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Reine Alapini-Gansou với cáo buộc “giam giữ trái phép”.
Phán quyết của tòa án cho phép giam giữ trước khi xét xử bà Alapini-Gansou trong 2 tháng kể từ ngày bà bị dẫn độ sang Nga.
Bà Alapini-Gansou được bầu làm phó chủ tịch thứ hai của tòa ICC có trụ sở tại The Hague, Hà Lan vào tháng 3 năm nay.
Video đang HOT
Bà Alapini-Gansou là thẩm phán ICC thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần phải đối mặt với cáo buộc “giam giữ trái phép”, có thể bị phạt tới 4 năm tù tại Nga.
Một tòa án ở Moscow ngày 11/11 đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với thẩm phán ICC Haykel Ben Mahfoudh. Phán quyết này có nghĩa là ông Mahfoudh sẽ bị giam giữ ngay lập tức nếu ông tới Nga hoặc bị quốc gia thứ ba dẫn độ.
Ông Mahfoudh là thẩm phán hồi tháng 6 đã phát lệnh truy nã, bắt giữ với hàng loạt lãnh đạo quân đội cấp cao của Nga, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, Thư ký Hội đồng An ninh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Nếu bị kết tội, ông Ben Mahfoudh có nguy cơ phải ngồi tù tới 4 năm theo luật pháp Nga.
Tháng 3 năm ngoái, ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga về quyền tr.ẻ e.m Maria Lvova-Belova với cáo buộc “trục xuất bất hợp pháp tr.ẻ e.m và di chuyển bất hợp pháp tr.ẻ e.m từ lãnh thổ Ukraine sang Nga”.
Nga coi lệnh bắt giữ của ICC với Tổng thống Putin là “vô hiệu và không thể chấp nhận được”. Nga đã ký Quy chế Rome về ICC vào năm 2000, nhưng chưa bao giờ phê chuẩn để trở thành thành viên của ICC và cuối cùng rút lại việc ký kết vào năm 2016.
Nga coi sắc lệnh của ICC như một phần trong chiến dịch của phương Tây nhằm làm mất uy tín của Nga. Ủy ban Điều tra Nga thông báo sẽ mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào các thẩm phán và công tố viên của ICC.
Đây không phải lần đầu tiên ICC phát lệnh bắt một nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm, nhưng cơ quan này chưa từng có động thái như vậy với lãnh đạo của một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về lý thuyết, 123 quốc gia thành viên ICC có nghĩa vụ thực thi lệnh bắt giữ nếu Tổng thống Putin đặt chân lên lãnh thổ những nước này. Tuy nhiên, việc thực thi hay không tùy thuộc vào mỗi quốc gia với những lý do khác nhau.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo ICC nên cân nhắc hậu quả nếu có người dám thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga.
Ông Medvedev cảnh báo “việc thi hành một quyết định bất hợp pháp và không hợp lệ về việc bắt giữ các quan chức của một quốc gia cụ thể có thể coi là một lời tuyên chiến”.
ICC nói gì việc Nga lại đưa thẩm phán của tòa vào danh sách truy nã?
Sau khi thẩm phán của Tòa Hình sự quốc tế (ICC) Tomoko Akane - người phát lệnh bắt Tổng thống Nga Putin hồi tháng 3 vừa qua, bị Moscow liệt vào danh sách truy nã của nước này, ICC hôm 1/8 (giờ địa phương) đã chính thức lên tiếng.
Thẩm phán Tomoko Akane. Ảnh: ICC
Reuters dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Các quốc gia thành viên, đại diện các nước tham gia ICC hôm 1/8 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc nữ thẩm phán Tomoko Akane "bị liệt vào danh sách truy nã theo điều khoản của Bộ luật Hình sự Nga", cho rằng nỗ lực mới nhằm làm suy yếu thẩm quyền quốc tế của ICC mà Nga áp đặt sẽ không đi tới đâu.
Đăng tải trên website chính thức, cơ quan đại diện các quốc gia thành viên ICC cũng tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc đối với ICC, các quan chức được bầu và nhân viên của ICC. Về phía Nga, điện Kremlin hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Được biết, bà Tomoko Akane mang quốc tịch Nhật Bản, là một trong 18 thẩm phán của ICC từ năm 2018. Trước đó, bà là đại sứ hợp tác tư pháp quốc tế của Nhật Bản, đồng thời từng là công tố viên. Bà cũng chính là người đã phát lệnh bắt ông Putin hồi tháng 3 vừa qua, với cáo buộc có thể liên quan tội ác chiến tranh. ICC cho rằng Nga đã đưa tr.ẻ e.m từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang nước này một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Kremlin khẳng định không công nhận ICC và coi các quyết định của cơ quan này là vô hiệu.
Trước bà Tomoko Akane, Nga đã lần lượt đưa công tố viên người Anh Karim Khan và thẩm phán người Italia Rosario Salvatore Aitala của ICC vào danh sách truy nã hồi tháng 5 và tháng 6. Tuy vậy, các công tố viên, thẩm phán ICC nêu trên sẽ chỉ bị bắt khi đặt chân đến lãnh thổ Nga hoặc quốc gia đồng minh có ký thỏa thuận dẫn độ với Nga.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) được thành lập ngày 17/7/1998 theo Quy chế Rome và có hiệu lực từ ngày 1/7/2002. Hiện 123 quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Rome. Trong số các nước không công nhận ICC có Nga, Mỹ, Israel, Trung Quốc, Iran, và Ấn Độ
Công tố viên Tòa Hình sự quốc tế bị điều tra Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ngày 11.11 thông báo một cơ quan bên ngoài sẽ điều tra công tố viên Karim Khan sau khi có các cáo buộc ông thực hiện hành vi sai trái. Chủ tịch Hội đồng quốc gia thành viên của ICC Paivi Kaukoranta cho biết cần có cuộc điều tra từ cơ quan bên ngoài đối với ông...