Nga phạt Google gần 100 triệu USD
Ngày 24/12, một tòa án ở Moskva, LB Nga, đã tuyên án phạt công ty công nghệ Google của Mỹ 7,2 tỷ ruble (98 triệu USD) vì tiếp tục không gỡ bỏ những nội dung không phù hợp với luật pháp Nga.
Google cho biết công ty này sẽ nghiên cứu án phạt trên trước khi quyết định những bước đi tiếp theo.
Biểu tượng Google tại trụ sở ở Menlo Park, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong năm 2021, Nga đã phạt nhiều công ty công nghệ nước ngoài nhưng án phạt mới nhất nhằm vào Google nói trên là lần đầu tiên Moskva áp dụng dựa trên doanh thu hằng năm của doanh nghiệp tại Nga khiến số tiền phạt tăng đáng kể. Nga không đưa ra con số cụ thể, nhưng theo hãng tin Reuters, số tiền phạt trên tương đương khoảng 8% doanh thu hằng năm của Google tại Nga.
Video đang HOT
Nga đã yêu cầu các công ty công nghệ gỡ bỏ những bài viết đăng tải trên các nền tảng của họ mà có nội dung phổ biến lạm dụng ma túy và các trò giải trí nguy hiểm, thông tin về chất nổ và vũ khí tự chế cũng như vũ khí của các nhóm mà giới chức Nga cho là có tư tưởng cực đoan và khủng bố.
Trong năm nay, Google đã phải nộp phạt hơn 32 triệu ruble vì vi phạm những quy định trên tại Nga.
Nga đang siết chặt các quy định đối với nhiều tập đoàn công nghệ và mạng xã hội. Hiện Nga cũng đang xem xét luật quy định các công ty công nghệ nước ngoài phải mở văn phòng đại diện tại nước này, trong đó có Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, YouTube, Gmail, Google, Amazon.
Quốc hội Mỹ xem xét dự luật đưa Nga vào danh sách 'quốc gia tài trợ khủng bố'
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu dự luật hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, trong đó có điều khoản đưa Nga vào danh sách "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu Moskva tấn công nước láng giềng Ukraine.
Một phiên thảo luận tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ảnh: BalkanInsight
Dự luật được 8 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đệ trình hôm 15/7 này có tên gọi Dự luật Bảo vệ Tự chủ cho Ukraine thông qua tăng cường sức mạnh quốc phòng (GUARD). Dự luật đề cập đến một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính quyền Kiev, trong đó có khoản viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 450 triệu USD trong năm 2022 cũng như cam kết Mỹ sẽ liệt Nga là "quốc gia tài trợ khủng bố" nếu như xuất hiện một cuộc động binh từ Nga nhằm vào Ukraine.
John Barrasso, một trong 8 nghị sĩ tham gia trình dự luật, cho rằng Nga đang có âm mưu thống trị và kiểm soát Ukraine. Mỹ không thể để Moskva tự do thực hiện những hành động táo bạo và nguy hiểm như vậy mà không bị đáp trả. Mỹ và đồng minh cần nỗ lực hơn nữa để răn đe Nga, thông qua việc tăng mức giá mà Nga phải gánh chịu nếu quyết tâm can dự quân sự ở Ukraine.
Một thành viên khác là Jim Risch, thượng nghị sĩ cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng Ukraine hiện phải đối diện với sức ép quân sự từ Nga áp sát biên giới. Mỹ cần phải làm mọi điều có thể ngay ở thời điểm này để ngăn chặn Nga, hỗ trợ Ukraine về nhu cầu vũ khí, quốc phòng. Theo ông, Quốc hội Mỹ không thể ngồi nhìn và chờ đợi để đưa ra phản ứng trước hành động quân sự của Nga.
Dự luật cũng kèm theo điều khoản bổ sung về tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) - tuyến đường ông dẫn khí đốt mới hoàn tất xây dựng, vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu thông qua biển Baltic. Ukraine được coi là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong dự án này và Kiev luôn coi Nord Stream 2 là mối đe dọa an ninh với châu Âu. Tuy nhiên, giới lãnh đạo châu Âu ngầm khẳng định tuyến đường ống này sẽ sớm đi vào vận hành một khi hoàn tất xong các thủ tục hành chính.
Tình hình trên tuyến biên giới Nga-Ukraine có dấu hiệu nóng trở lại trong vài tuần gần đây. Mỹ và Ukraine có buộc Nga có ý định "xâm lấn" thông qua bước điều chuyển, tăng cường lực lượng, vũ khí trang bị áp sát Ukraine.
Về phần mình, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc vô căn cứ này, khẳng định hoạt động điều chuyển lực lượng của Nga nằm trong kế hoạch các cuộc diễn tập quân sự được tiến hành trên lãnh thổ Nga, nhằm ứng phó với diễn tập của NATO áp sát biên giới Nga.
Lãnh đạo Ấn Độ, Nga đề cao mối quan hệ song phương Tối 6/12 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định mối quan hệ Ấn Độ - Nga là một mô hình độc đáo và đáng tin cậy của tình hữu nghị giữa các quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh tư liệu:...