Nga, Pháp, Đức nhất trí gặp thượng đỉnh về khủng hoảng Ukraine
Trong cuộc điện đàm ba bên ngày 29/8, lãnh đạo Nga, Pháp và Đức đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine và nhất trí tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh trong những tuần tới.
Tuyên bố của Điện Elysee nêu rõ Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã một lần nữa xác nhận ủng hộ thỏa thuận hòa bình Minsk mà các bên xung đột tại miền Đông Ukraine đạt được tại Belarus hồi tháng 2 vừa qua.
Ba nhà lãnh đạo đồng thời cũng hối thúc các bên xung đột ngừng bắn hoàn toàn từ ngày 1/9 tới, thời điểm các trường học mở cửa cho một năm học mới. Các bên cũng hy vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh theo thể thức “Normandy” (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) sẽ được tổ chức trong những tuần tới.
Binh sĩ Ukraine gác tại chốt quân sự gần làng Troitske, vùng Lugansk. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ quan ngại về việc quân đội Ukraine tiếp tục nã pháo các thị trấn ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine và sự tập trung binh sỹ tại đường giới tuyến.
Video đang HOT
Người đứng đầu nước Nga cũng kêu gọi chính quyền Kiev đối thoại trực tiếp với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, cũng như dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với khu vực này.
Kể từ tháng 4/2014, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã khiến hơn 6.800 người thiệt mạng, hơn 17.000 người bị thương và hơn 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Lệnh ngừng bắn tại Donbass có hiệu lực từ ngày 15/2/2015 theo thỏa thuận được các bên ký kết tại thủ đô Minsk của Belarus. Tuy nhiên, những tuần qua, tình hình tại khu vực này diễn biến rất căng thẳng với số vụ nã pháo, tên lửa và số dân thường thiệt mạng không ngừng tăng lên.
Trong tuyên bố gần đây, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine phụ trách chiến dịch quân sự tại Donbass Alexdander Motuzyanik nêu rõ Kiev sẽ đưa trở lại giới tuyến những loại vũ khí đã được rút đi trước đây nếu an nguy của các binh sĩ Ukraine bị đe dọa.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Cánh cửa đàm phán vẫn để ngỏ cho Hy Lạp
Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra tuyên bố trên sau cuộc gặp tối 6-7 tại thủ đô Paris của Pháp.
Tuyên bố này cho thấy nỗ lực của lãnh đạo hai nước, được coi là đầu tàu dẫn dắt toàn bộ châu Âu, trong việc tìm kiếm một giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hậu trưng cầu ý dân ở Hy Lạp.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng thống Hollande nhấn mạnh, đã đến lúc Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras cần phải đưa ra những đề xuất nghiêm túc, đáng tin và mong muốn ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cần được thể hiện bởi một kế hoạch có tính dài hạn.
Về phần mình, Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh rằng, Pháp và Đức đang đợi những đề xuất cụ thể từ phía Thủ tướng Hy Lạp và giờ đã là thời điểm rất gấp để nhận những đề xuất này. Bà Merkel cũng cho rằng, cần phải tính đến "phản ứng của 18 nước còn lại trong Eurozone sau cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp ngày 5-7 vừa qua".
Quan điểm thống nhất trên của hai nhà lãnh đạo Pháp - Đức được xem là cơ sở nền tảng cho cuộc thảo luận của 19 nước thành viên Eurozone và Hy Lạp trong hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo 19 nước thành viên Eurozone diễn ra vào tối 7-7, giờ địa phương (tức rạng sáng 8-7, giờ Hà Nội) tại Brussels (Bỉ). Tờ "Thời báo Tài chính" (Anh) nhận định, mặc dù tỏ rõ thái độ khá cứng rắn và quyết tâm không nhượng bộ, nhưng các nước thành viên Eurozone vẫn dành cho Hy Lạp cơ hội cuối cùng để trình bày kế hoạch cải cách mới tại hội nghị này. Tuy nhiên, giới chức Eurozone khẳng định, các nhà lãnh đạo sẽ không tái khởi động đàm phán về gói cứu trợ nhằm "giữ chân" Hy Lạp trong liên minh tiền tệ này.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng Tsipras đưa ra những đề xuất của Chính phủ Hy Lạp nhằm đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ châu Âu và IMF. Theo các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, châu Âu chờ đợi những đề xuất chi tiết của Hy Lạp trước khi có thể tìm ra lối thoát cho tình trạng hiện nay. Ngoài ra, chương trình nghị sự của hội nghị cũng đề cập tới việc hỗ trợ nhân đạo cho Athens để duy trì các dịch vụ công và để giúp người dân tiếp tục cuộc sống của mình. "Người dân Hy Lạp đang cần giúp đỡ, châu Âu không thể từ chối họ chỉ vì không hài lòng với cuộc trưng cầu dân ý", Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel nhấn mạnh.
Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo tối 6-7. (Ảnh: independent.co.uk)
Trong một nỗ lực cứu Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ sau khi cử tri nước này nói "không" với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của các chủ nợ quốc tế, ngày 7-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Hollande. Hãng tin RIA Novosti dẫn thông cáo cho biết, hai nhà lãnh đạo Nga và Pháp đã bàn về diễn biến tình hình trong Eurozone.
Ngoài ra, ông Putin cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde về tình hình hiện nay ở Hy Lạp. Theo kết quả cuộc hội đàm, ông V.Putin và bà Lagarde đã thỏa thuận sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp tối ưu cho vấn đề nợ công của Hy Lạp dựa trên lợi ích của tất cả các bên. Tuy nhiên, ông Putin không đề cập tới việc Mátxcơva hỗ trợ tài chính cho Athena.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hollande để thảo luận về giải pháp giữ Hy Lạp ở lại Eurozone. Ngoài việc kêu gọi Athens tiếp tục thực thi các biện pháp cải cách, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tầm quan trọng của việc tìm ra phương hướng đưa nền kinh tế này trở lại tăng trưởng và ổn định tình hình nợ công trong khuôn khổ Eurozone. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh rằng nỗ lực này đòi hỏi sự đồng thuận, có lẽ khá vất vả, từ các bên.
Theo Bình Nguyên
Quân đội Nhân dân
EU cần dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga nếu thỏa thuận Minsk được thực thi Các chuyên gia cho rằng, chẳng có lý do gì để tiếp tục các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine nếu thỏa thuận Minsk được tôn trọng. Theo Sputnik News, ngày 11/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp nhau tại thủ đô...