Nga phản ứng nhanh nhất cáo buộc từ ‘tài liệu Panama’
Nga được đánh giá là nước phản ứng nhanh nhất vụ Tài liệu Panama khi các nước khác vẫn âm thầm tiến hành điều tra.
Nga bác tin trốn thuế
Ngày 4/4, phát biểu với báo giới tại thủ đô Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmity Peskov đã bác bỏ những cáo buộc rằng các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin nằm trong danh sách những đối tượng bị tình nghi có liên quan tới hoạt động trốn thuế và rửa tiền, với sự trợ giúp của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.
“Tổng thống Putin, nước Nga và các cuộc bầu cử sắp tới là mục tiêu chính của một âm mưu nhằm gây bất ổn tình hình”, ông Peskov nhấn mạnh.
Người phát ngôn điện Kremlin cho rằng những cáo buộc kiểu trên không có gì mới mẻ, thiếu thông tin cụ thể và chỉ dựa trên phỏng đoán.
Hồi tuần trước, ông Peskov cũng từng cảnh báo việc các cơ quan tình báo phương Tây đang đứng đằng sau một cuộc “tấn công thông tin” nhằm bôi nhọ uy tín của Tổng thống Putin cũng như gây bất ổn trong nội bộ nước Nga trước thềm bầu cử.
Nga bác tin người thân với ông Putin dính líu đến vụ trốn thuế
Tuyên bố cứng rắn trên của Moskva được đưa ra 1 ngày sau khi Hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) và tờ “Sddeutsche Zeitung” (Nam Đức) của Đức cho biết các ngân hàng, các công ty và một số nhân vật thân cận với Tổng thống Putin có dính líu đến mạng lưới trốn thuế lên đến 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và các công ty ma.
Theo các kết quả điều tra 11,5 triệu trang tài liệu bị rò rỉ của công ty Mossack Fonseca ở Panama, công ty luật này đã tạo ra một “thiên đường trốn thuế”, qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy… trốn nộp thuế.
Số tài liệu này, còn gọi là “Hồ sơ Panama”, ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975). Hơn 400 nhà báo từ 80 quốc gia trên thế giới hiện đang cùng tham gia đánh giá và nghiên cứu các tài liệu này.
Video đang HOT
Nga phản ứng nhanh nhất vụ “Tài liệu Panama”?
Vụ “tài liệu Panama” không chỉ khiến Nga mà nhiều nước khác như Pháp, Australia, New Zealand… cũng trở nên điêu đứng. Tuy nhiên, phản ứng của điện Kremlin là nhanh nhất.
Liên quan tới các nước khác, ngày 4/4, Văn phòng Thuế Liên bang Australia (ATO) cho biết đang điều tra 800 công dân Australia có tên trong hồ sơ mới được tiết lộ liên quan đến hoạt động trốn thuế và rửa tiền với sự trợ giúp của Công ty luât Mossack Fonseca ơ Panama. Phó ủy viên Michael Cranston của ATO cho biết, cơ quan đã làm việc với Cảnh sát liên bang Australia, Ủy ban tội phạm Australia và cơ quan chống rửa tiền AUSTRAC để tiếp tục kiểm tra chéo các thông tin từ tài liệu về hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức trên thế giới xuất hiện trong tài liệu rò rỉ từ Mossack Fonseca.
Cùng ngày, cơ quan thuế của New Zealand cũng cho biết họ đang “làm việc chặt chẽ” với các đối tác thuế để có thông tin chi tiết về những người đóng thuế New Zealand có thể liên quan tới công ty Mossack Fonseca.
John Nash, nhà quản lý chiến lược về doanh thu quốc tế thuộc cơ quan thuế New Zealand, cho hay, một chương trình đã được triển khai nhằm tập trung điều tra những người tham gia thỏa thuận với các công ty nước ngoài và không đáp ứng các nghĩa vụ thuế.
Nga được đánh giá là phản ứng nhanh sau vụ “Tài liệu Panama”. Ảnh: BBC
Trong khi đó, Bộ Tài chính Pháp cho biết sẽ tìm các trang tài liệu rò rỉ của công ty luật ở Panama. Theo nhà chức trách Paris, những người có tên trong danh sách bê bối tài chính của Tài liệu Panama sẽ bị điều tra các khoản thuế.
Tỏ ra lạc quan, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng Tài liệu Panama sẽ là tin tốt lành vì nó giúp các chính phủ tăng được khoản tiền thu thuế, vốn bị mất bởi các “thiên đường trốn thuế”.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron cũng lên tiếng về cáo buộc nhằm vào người cha quá cố của người đứng đầu chính phủ Anh. Theo đó, phía Anh cho rằng các hoạt động tài chính liên quan tới công ty nước ngoài của bố ông Cameron là vấn đề riêng tư.
Rõ ràng, các nước đều tỏ ra khá thận trọng và chưa hề có những phát ngôn mạnh mẽ xung quanh việc điều tra các cá nhân liên quan đến vụ “Tài liệu Panama”. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, chính quyền Moskva đã lên tiếng phủ nhận toàn bộ những cáo buộc trốn thuế. Điện Kremlin dường như đang muốn bảo vệ các cá nhân liên quan cũng như chính Tổng thống Putin trước những lời đồn thổi từ bên ngoài.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Một loạt chính phủ lao đao với Tài liệu Panama
Pháp, Australia, New Zealand cho biết sẽ điều tra các tài liệu và khách hàng trong vụ rò rỉ dữ liệu khổng lồ có liên quan đến nhiều chính trị gia và ngôi sao nổi tiếng thế giới.
Cả Australia và New Zealand quyết điều tra các các nhân liên quan tới hãng Mossack Fonseca, tâm điểm của vụ rò rỉ thông tin chấn động thế giới. Ảnh minh họa: ICIJ
Bộ Tài chính Pháp cho biết sẽ tìm các trang tài liệu rò rỉ của công ty luật ở Panama. Trong khi Văn phòng Thuế Australia (ATO) ngày 4/4 cho hay họ đang điều tra hơn 800 khách hàng địa phương của công ty luật Mossack Fonseca, Reuters đưa tin.
"Hiện nay chúng tôi đã xác định được hơn 800 người nộp thuế và đã liên hệ với hơn 120 người có liên quan tới một công ty nước ngoài đặt tại Hong Kong", tuyên bố của ATO cho hay. Tuy nhiên, ATO không nêu rõ tên công ty này.
Phó ủy viên Michael Cranston của ATO cho biết, cơ quan đã làm việc với Cảnh sát liên bang Australia, Ủy ban tội phạm Australia và cơ quan chống rửa tiền AUTRAC để tiếp tục kiểm tra chéo các thông tin từ tài liệu về hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức trên thế giới xuất hiện trong tài liệu rò rỉ từ Mossack Fonseca.
Cùng ngày, cơ quan thuế của New Zealand cho biết họ đang "làm việc chặt chẽ" với các đối tác thuế để có thông tin chi tiết về những người đóng thuế New Zealand có thể liên quan tới công ty Mossack Fonseca.
John Nash, nhà quản lý chiến lược về doanh thu quốc tế thuộc cơ quan thuế New Zealand, cho hay, một chương trình đã được triển khai nhằm tập trung điều tra những người tham gia thỏa thuận với các công ty nước ngoài và không đáp ứng các nghĩa vụ thuế.
Trong khi đó, Thủ tướng Iceland Sigmundur Daví Gunnlaugsson đang đứng trước nguy cơ mất chức khi ông này là một trong 140 chính trị gia có tên trong tài liệu bị rò rỉ từ hãng luật Mossack Fonseca về hành vi "che giấu tài sản". TheoIndependent, quốc hội Iceland có thể sẽ yêu cầu tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng Gunnlaugsson thời gian tới.
Các dữ liệu từ Mossack Fonseca cho thấy Gunnlaugsson và vợ của ông, Anna Sigurlaug Palsdottir, mua công ty nước ngoài Wintris vào năm 2007 để đầu tư hàng triệu USD, theo Guardian. Khi trở thành thành viên quốc hội Iceland năm 2009, ông Gunnlaugsson không công khai lợi nhuận từ công ty này. 8 tháng sau, ông này đã bán 50% cổ phần của công ty Wintris cho vợ với giá 1 USD.
Hồ sơ từ tòa án cho thấy công ty Wintris được đầu tư trái phiếu từ 3 ngân hàng Iceland đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Danh sách các chính trị gia trong tài liệu bị rò rỉ của hãng luật Mossack Fonseca
Ngày 3/4, báo Đức Sddeutsche Zeitung tiết lộ về khối tài liệu gồm 11,5 triệu trang liên quan đến các hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Giới truyền thông quốc tế gọi chúng là "Tài liệu Panama" (Panama Papers). Tài liệu liệt kê gần 15.600 giấy tờ cho thấy các ngân hàng dựng lên cho khách hàng để che giấu các con số tài chính. Dữ liệu này cũng cho thấy công ty Mossack Fonseca đã lập mạng lưới khổng lồ để hỗ trợ hàng loạt chính trị gia và doanh nhân các nước che giấu tài sản và rửa hàng tỷ USD tiền mặt.
Những cái tên nổi bật trong danh sách bị cáo buộc có liên quan đến gia đình và cộng sự của cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đây được đánh giá là vụ rò rỉ thông tin quy mô lớn chưa từng có, vượt qua cả vụ việc liên quan đến Wikileaks hay cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden.
Công ty luật Mossack Fonseca, trọng tâm của những tài liệu mật vừa rò rỉ, là nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Hãng này từng cung cấp dịch vụ cho hơn 300.000 công ty.
Công ty hoạt động ở Panama nhưng có hoạt động trên toàn thế giới. Website của hãng nói có hệ thống 600 người trên 42 quốc gia. Hãng có hoạt động ở các thiên đường trốn thuế như Thuỵ Sĩ, Cyprus, và Virgin Islands thuộc Anh.
Theo Zing News
Điều tra trốn thuế sau vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" "Hồ sơ Panama" ghi lại hoạt động hằng ngày của công ty Mossack Fonseca trong giai đoạn kéo dài gần 40 năm (từ năm 1977 đến tháng 12-2015) và cho thấy một số công ty tại "các thiên đường thuế" có thể đang được sử dụng để phục vụ hoạt động rửa tiền, trốn thuế, giao dịch vũ khí và ma túy. Giám...