Nga “phản pháo” tuyên bố của ông Trump về việc ủng hộ bà Clinton
Điện Kremlin hôm nay 13/7 đã lên tiếng phản hồi phát ngôn do nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra trước đó rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn muốn cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton làm chủ nhân Nhà Trắng hơn ông Donald Trump.
Tổng thống Putin trò chuyện cùng cựu Ngoại trưởng Clinton tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga năm 2012 (Ảnh: Sputnik)
Theo Sputnik, trong cuộc phỏng vấn gần đây với CBN, Tổng thống Donald Trump cho biết ông tin người đồng cấp Nga Vladimir Putin muốn cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trở thành chủ nhân Nhà Trắng hơn ông.
“Tại sao ư? Vì nếu Hillary đắc cử, quân đội của chúng ta sẽ yếu đi, giá năng lượng của chúng ta sẽ đắt đỏ hơn. Đó là những điều mà ông Putin không muốn tôi làm tổng thống”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn.
Phản hồi thông tin này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định việc ai trở thành tổng thống Mỹ hoàn toàn không liên quan tới Nga mà do chính người dân Mỹ quyết định.
“Tôi muốn nhắc lại những lời mà Tổng thống Putin từng nói, rằng Nga đã, đang và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. Lãnh đạo của một nước không thể được chọn lựa nhờ vào tầm ảnh hưởng của ai đó, mà do chính người dân sống trên đất nước đó quyết định”, ông Peskov nhấn mạnh.
Ngoài ra, người phát ngôn Điện Kremlin cũng đề cập tới mong muốn của Tổng thống Putin trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Mỹ dưới thời Tổng thống Trump.
“Tôi chỉ muốn nhắc lại những lời mà Tổng thống Putin đã nói rất nhiều lần, rằng chúng tôi rất mong muốn được thấy những chính trị gia có thể dẫn dắt đất nước của họ theo đường lối tích cực, hướng đến tương lai của các mối quan hệ song phương. Bởi lẽ, phía Nga rất quan tâm tới việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Và tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh bất kỳ chính trị gia nào có cùng quan điểm với chúng tôi”, ông Peskov cho biết.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin đã có cuộc gặp đầu tiên tại Hamburg Đức vào cuối tuần trước khi cả hai nhà lãnh đạo cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. Chia sẻ với báo giới, Tổng thống Trump cho biết ông đã có cuộc hội đàm tuyệt vời với người đồng cấp Nga và cả hai đều “rất hòa hợp”.
Thành Đạt
Video đang HOT
Theo Sputnik
Vì sao chuyện ông Trump tiết lộ thông tin tối mật là một vấn đề lớn?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vướng phải hết tranh cãi này tới tranh cãi khác khi nhiệm kỳ của ông mới bắt đầu được 4 tháng.
Ông Trump gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Đại sứ Nga Sergei Kislyak (phải) (Ảnh: EPA)
Chuyện gì đã xảy ra?
Truyền thông Mỹ ngày 15/5 đưa tin, Tổng thống Trump đã tiết lộ thông tin tối mật về nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Sergei Kislyak trong cuộc gặp tại phòng Bầu dục hồi tuần trước.
Washington Post, tờ báo đầu tiên đưa tin về vụ việc, cho hay thông tin bị tiết lộ - liên quan tới âm mưu sử dụng máy tính xách tay trên máy bay - bắt nguồn từ một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS mà Washington không được phép chia sẻ với Nga.
Reuters dẫn lời 2 quan chức Mỹ giấu tên xác nhận rằng ông Trump đã tiết lộ các thông tin mật về IS, khiến Nhà Trắng rơi vào một tranh cãi mới khi ông Trump mới tại vị được vài tháng. Một trong số các quan chức tiết lộ rằng thông tin mà ông Trump thảo luận trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga là "tối mật" và chỉ một số ít quan chức tình báo mới được phép tiếp cận.
Nhà Trắng đã nhanh chóng bác bỏ thông tin trên. Tuy nhiên, những bác bỏ này đã không dập tắt được những lo ngại của giới chức Mỹ. Nhiều quan chức của Mỹ đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng và bày tỏ sự lo ngại về vụ việc.
Hành động của ông Trump không bị xem là phạm pháp, vì tổng thống Mỹ có quyền tiết lộ thông tin mật mà ông muốn. Nhưng theo Reuters, trong trường hợp này, việc ông Trump làm vậy mà không tham vấn đồng minh từng cung cấp thông tin mật cho Mỹ có nguy cơ gây nguy hiểm cho một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo.
Giới chức Mỹ nói gì?
Giới chức cấp cao đương nhiệm và về hưu của Mỹ đã đồng loạt lên tiếng.
Nhân vật số 2 của đảng Dân chủ tại Thượng viện, Dick Durbin, đã gọi hành động của ông Trump là "liều lĩnh" và "nguy hiểm".
Bob Corker, người đứng đầu đảng Cộng hòa tại Ủy ban tình báo Thượng viện, gọi các báo buộc - nếu đúng - là "rất đáng lo ngại", theo Reuters. "Rõ ràng là giờ đây họ đang trong vòng xoáy đi xuống và họ phải giải quyết với tất cả những gì đang xảy ra", ông nói.
"Câu chuyện này thật ghê tởm", Benjamin Wittes, một chuyên gia về nghiên cứu quản lý tại Viện Brookings, viết trên mạng xã hội Twitter cùng một đường link về bài viết của Washington Post. "Các bạn có thể phải làm việc với các chuyên gia an ninh quốc gia để hiểu vụ việc này tồi tệ ra sao, nhưng chuyện đó thật tồi tệ. Rất, rất tồi tệ", Business Insider dẫn lời Wittes.
Nhiều người lưu ý rằng, ông Trump, trên cương vị tổng thống, về mặt kỹ thuật có thể tiết lộ thông tin mật cho bất kỳ ai mà ông muốn. Nhưng thực tế là thông tin mà ông chia sẻ lại không phải là một bí mật của Mỹ, mà là của một đồng minh, và điều này có thể làm phức tạp quyền của ông trong việc tiết lộ thông tin mật mà ông muốn. Nhà báo Matthew Rosenberg của New York Times nói với CNN rằng thông tin tình báo này được một đồng mình thân cận của Mỹ ở Trung Đông cung cấp.
"Thật kinh khủng", Eliot Cohen, một giáo sư tại Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao tại Đại học Johns Hopkins và cựu cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice, nhận định. "Nếu tình cờ, điều đó có thể là một hành vi phạm tội đối với bất kỳ ai. Nếu cố tình, đó có thể là tội phản quốc".
Eric Edelman, một cựu Thứ trưởng Quốc phòng trong chính quyền George W. Bush, nói với Wall Street Journal: "Tôi thậm chí không biết nói gì. Tôi hoàn toàn bất ngờ. Điều đó đang gây nguy hiểm cho phía cung cấp nguồn tin. Đó là điều bạn được đào tạo để không bao giờ làm. Nếu tin tức Washington Post đưa ra là thật, đây là một dấu hiệu cho thấy ông ấy không thích hợp cho cương vị tổng thống".
"Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất từng được đưa ra đối với một tổng thống đương nhiệm của Mỹ", Alan Dershowitz, giáo sư Harvard và học giả luật hiến pháp, cho hay.
Lawfare blog, một trang web do các chuyên gia an ninh quốc gia và các cựu thành viên của cộng đồng tình báo Mỹ thành lập và quản lý, đã đăng tải phản ứng đầu tiên đối đối với bài báo của Washington Post. "Đây có lẽ là cáo buộc nghiêm trọng nhất về hành động không thích hợp của tổng thống trong 4 tháng hoạt động đầu tiên đầy tai tiếng của chính quyền Trump", trang Lawfare blog viết.
Vì sao vụ việc là một vấn đề lớn?
Ông Trump từng đăng đàn chỉ trích cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton về cách thức bà quản lý các thông tin nhạy cảm (Ảnh: Twitter)
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đã vướng phải hết tranh cãi này tới tranh cãi khác, từ việc phàn nàn ngày trong ngày đầu tại vị về chuyện báo chí đưa tin về các đám đông tham dự lễ nhậm chức, cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén, cho tới sa thải giám đốc FBI hồi tuần trước.
CNN cho rằng cuộc khủng hoảng mới nhất của ông Trump thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, xét từ các góc độ: tình báo, chính trị, quốc tế, năng lực của tổng thống và câu hỏi về quan hệ với Nga.
Hãng tin Mỹ cho hay cuộc khủng hoảng mới nhất đang gây ra những câu hỏi về năng lực của Tổng thống Trump. "Đây không là về quyền của Tổng thống. Ông ấy có quyền làm điều đó. Vấn đề là con người của Tổng thống và cách hành xử của ông", cựu Giám đốc CIA Michael Hayden bình luận.
Ở góc độ chính trị, ông Trump đã nhiều lần công khai chỉ trích đối thủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, về cách thức bà quản lý các thông tin nhạy cảm trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm ngoái. Nhưng giờ đây, chính ông dường như lại hành động theo hướng đó.
Việc ông Trump tiết lộ các thông tin tối mật với Nga cũng diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Mỹ đang điều tra các cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống hồi năm ngoái. Giờ đây, các thành viên đảng Dân chủ đang tận dụng vụ bê bối mới nhất của ông Trump để đẩy mạnh kêu gọi bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra các cáo buộc đó.
Xét ở góc độ quốc tế, vụ bê bối mới nhất cũng gây ảnh hưởng tới hình ảnh của ông Trump trên trường quốc tế, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau 4 tháng nhậm chức để "ra mắt" thế giới. Ông Trump dự kiến sẽ rời Nhà Trắng để tới thăm Ả-rập Xê-út, Israel, Italy và Bỉ vào thứ 6 tuần này.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Luật sư gặp con trai Trump - người bảo vệ lợi ích Nga tại Mỹ Luật sư Nga đã gặp con trai Trump là người tích cực vận động để Mỹ xóa trừng phạt với người Nga. Natalia Veselnitskaya là luật sư đang trong tâm điểm chú ý vì từng gặp con trai cả của Trump là Donald Trump Jr. trong chiến dịch tranh cử năm ngoái. Veselnitskaya làm việc cho một công ty luật ở Moscow gọi...