Nga phản hồi đề xuất của Belarus, Trung Quốc kêu gọi chấm dứt trừng phạt Moscow
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, các đề xuất của Belarus về việc ngừng giao tranh ở Ukraine có thể được thảo luận nhưng chúng không thay đổi đánh giá của Moscow về cuộc xung đột.
Theo đài RT, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm nay (31/3) đã công bố các đề xuất nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng, bao gồm cả việc ngừng bắn và một lệnh cấm điều động binh lính cũng như vũ khí nhằm khiến cả Nga và Ukraine không thể sử dụng thỏa thuận đình chiến để tái tập hợp lực lượng.
Lính Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Moscow Times
Trả lời phỏng vấn báo chí, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ông Lukashenko sẽ có cơ hội thảo luận với Tổng thống Putin về những đề xuất trên khi họ gặp nhau vào tuần tới. Ông Peskov lưu ý, với Nga, không có gì về Ukraine thay đổi và Moscow vẫn coi hành động quân sự “là con đường duy nhất để đạt được các mục tiêu của đất nước”.
Người phát ngôn từ chối so sánh sáng kiến của tổng thống Belarus với kế hoạch hòa bình 10 điểm do Trung Quốc đề xuất hồi tháng trước nhằm giúp giảm leo thang xung đột và giải quyết các vấn đề cốt lõi, bao gồm cả việc mở rộng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu.
Belarus cảnh báo Ukraine không phản công
Reuters đưa tin, trong một bài phát biểu trước người dân Belarus ngày 31/3, Tổng thống Lukashenko tuyên bố không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho một lệnh ngừng bắn giữa Nga – Ukraine. Ông cũng cảnh báo Kiev không xúc tiến chiến dịch phản kích vào mùa xuân theo kế hoạch, với lí do điều đó sẽ hủy hoại các cơ hội đàm phán với Moscow.
Lãnh đạo Chính phủ Belarus cho biết thêm, kế hoạch lắp đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ nước này có thể giúp bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa từ phương Tây. Ông Lukashenko cáo buộc phương Tây đang xây dựng lực lượng quân sự ở Ba Lan, giáp biên giới với Belarus và âm mưu tàn phá nước này.
Trung Quốc kêu gọi chấm dứt “tâm lý chiến tranh lạnh” và trừng phạt Moscow
Cùng ngày, tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã khuyến khích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và trực tiếp tìm hiểu về đề xuất hòa bình của Kiev.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh ngày 31/3. Ảnh: Reuters
Theo nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, ông đã nói với ông Tập về việc Madrid ủng hộ các đề xuất của ông Zelensky, kể cả yêu cầu khôi phục lãnh thổ Ukraine về thời điểm trước khi bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014. Ông Sanchez đánh giá cao 2 khía cạnh trong kế hoạch hòa bình của Trung Quốc là “sự bác bỏ hoàn toàn và dứt khoát việc sử dụng cũng như đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân” và việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Video đang HOT
Trong thông cáo sau cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi chấm dứt “tâm lý chiến tranh lạnh” và chấm dứt áp lực trừng phạt “cực đoan” đối với Nga. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV dẫn lời ông Tập cho hay: “Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ xây dựng một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững thông qua đối thoại và tham vấn”.
Ông Lukashenko tích cực mở rộng mạng lưới bạn bè Belarus
Với hàng loạt chuyến công du nước ngoài liên tục gần đây, ông Lukashenko được cho là đang cố gắng mở rộng tầm nhìn ngoại giao, mở rộng thêm mạng lưới quan hệ ra nhiều nước.
Vài tuần qua Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko liên tục công du nước ngoài với hàng loạt điểm đến quan trọng: Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE, ngày 25-1), Zimbabwe (ngày 31-1), Nga (ngày 17-2), Trung Quốc (ngày 28-2), Iran (ngày 13-3) và dự kiến sắp tới là Ấn Độ... Diễn biến này thu hút sự chú ý khi việc công du nước ngoài đặc biệt liên tục trong thời gian ngắn trước nay không phải là thói quen của ông Lukashenko.
Gần đây Minsk cũng tiếp Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó - ngoại trưởng châu Âu đầu tiên đến Belarus từ sau làn sóng biểu tình phản đối kết quả bầu cử tổng thống năm 2020. Giới quan sát nhận định ông Lukashenko rõ ràng đang cố gắng mở rộng tầm nhìn ngoại giao.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ở Tehran (Iran) ngày 13-3. Ảnh: REUTERS
Tích cực mở rộng mạng lưới bạn bè
Theo hãng thông tấn quốc gia Belarus BelTA, ngày 16-2, một ngày trước chuyến thăm Nga, ông Lukashenko có cuộc trao đổi với các nhà báo trong và ngoài nước.
Ông Lukashenko nêu quan điểm rằng Belarus cần từng bước đi con đường của mình, duy trì và củng cố vị thế trong bối cảnh các cường quốc đang vẽ lại trật tự thế giới. Vì mục tiêu này, Belarus luôn giữ chủ trương phát triển quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, cũng như nhiều nước khác xa hơn.
"Belarus giống như Áo và các quốc gia khác, cần cẩn thận vượt qua con đường này. Thế giới sẽ khác. Nó sẽ được vẽ lại, định dạng lại. Tôi thậm chí không biết EU sẽ ra sao. Tôi nghĩ rằng châu Âu sẽ suy nghĩ lại và đi đến một thỏa thuận với Nga. Đây sẽ là một giải pháp cho cả nước Đức khổng lồ và cho cả Áo - một quốc gia tương đối nhỏ như chúng ta nhưng là một quốc gia công nghệ cao, rất quan trọng. Chúng ta sẽ có thể đạt được thỏa thuận" - ông Lukashenko nhận định tình hình.
"Nhưng sự cân bằng sẽ như thế nào trong tương lai vẫn chưa rõ ràng... Có rất nhiều dòng hải lưu dưới nước... Chúng tôi chưa biết xung đột tiếp theo có thể nổ ra ở đâu" - ông Lukashenko nói thêm.
Tại cuộc trao đổi này, ông Lukashenko nhấn mạnh rằng việc đa dạng hóa quan hệ vô cùng quan trọng để Belarus duy trì nền độc lập.
"Cơn sốt ngoại giao" của ông Lukashenko có thể mang lại gì?
Trong bài viết trên trang web carnegieendowment.org của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nhà phân tích chính trị Artyom Shraibman (Belarus) cho rằng các chuyến đi con thoi của ông Lukashenko tới các nước là một nỗ lực khởi động lại chính sách đối ngoại đa phương của Belarus bằng cách tìm kiếm những người bạn mới.
Ông Shraibman chuyên đề cập các diễn biến liên quan đến Belarus, gồm chính trị trong nước và chính sách đối ngoại, là nhà sáng lập công ty tư vấn chính trị Sense Analytics. Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế là một viện nghiên cứu chính sách đối ngoại, có các văn phòng ở Washington D.C. (Mỹ), Moscow (Nga), Beirut (Lebanon), Bắc Kinh (Trung Quốc), Brussels (Bỉ) và New Delhi (Ấn Độ), hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.
Theo BelTA, trung bình Belarus phải xuất khẩu một nửa sản lượng hàng hóa mà nước này sản xuất và kiếm ngoại tệ từ đó. Các chuyến thăm ở cấp cao nhất giúp mở ra thị trường mới cho hàng xuất khẩu của Belarus. Chẳng hạn chuyến thăm gần đây của ông Lukashenko tới Zimbabwe đã giúp mang lại hợp đồng trị giá 200 triệu USD cho Belarus.
Các chuyến đi của ông Lukashenko tới Trung Quốc và Iran được coi là một phần của quá trình tìm kiếm thay thế các thị trường truyền thống của Belarus. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng với Belarus. Trung Quốc đã bán lượng hàng hóa trị giá 1,8 tỉ USD sang Belarus vào năm ngoái. Tại Iran, ông Lukashenko đã ký kết tám hiệp định về thương mại, khai khoáng và vận tải. Hai bên nhất trí đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 triệu USD trong năm nay.
Tuy nhiên, nhà phân tích Shraibman có phần hoài nghi về kết quả mà "cơn sốt ngoại giao" của ông Lukashenko có thể mang lại. Dù nhấn mạnh rằng Belarus từ lâu đã nỗ lực đa dạng hóa quan hệ và kiên định theo đuổi chính sách này nhưng đồng thời ông Lukashenko cũng khẳng định rằng Nga vẫn là thị trường chính của Belarus, theo BelTA.
Dù ông Lukashenko đã thực hiện bao nhiêu chuyến công du nước ngoài cũng không thay đổi thực tế điểm đến của gần 70% hàng xuất khẩu của Belarus hồi năm ngoái là Nga. Chưa hết, một tỉ lệ không nhỏ hàng hóa của Belarus được vận chuyển đến các bên mua khác thông qua hệ thống đường sắt và cảng của Nga.
Ngoài ra, châu Âu là những đối tác tự nhiên cho nền kinh tế Belarus mà ông Lukashenko đã dành nhiều thập niên để xây dựng. Ukraine có nhu cầu lớn với các sản phẩm dầu mỏ của Belarus. Ba Lan là thị trường lớn và cửa ngõ trung chuyển hàng Belarus sang Liên minh châu Âu. Lithuania và Latvia là các cảng gần nhất với Belarus. Có thể nói viễn cảnh thay thế những mối quan hệ ở châu Âu hoặc cân bằng sự phụ thuộc vào Nga bằng các chuyến đi tới châu Phi, Trung Đông, hay tới Trung Quốc là không dễ thực hiện được, theo nhà phân tích Shraibman.
Ông Lukashenko muốn hòa giải với phương Tây?
Theo nhà phân tích Shraibman, một loạt chuyến đi nước ngoài của ông Lukashenko cũng nhằm gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến phương Tây về thái độ cởi mở hơn của Belarus.
Trao đổi với các nhà báo ngày 16-2, ông Lukashenko đánh tiếng mời Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Minsk để gặp ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin bàn giải pháp giải quyết xung đột ở Ukraine.
"Nếu ông ấy đồng ý, chúng tôi sẵn sàng đón ông ấy ở Minsk cho một cuộc trò chuyện nghiêm túc vì mục đích kết thúc chiến tranh. Nếu ông ấy muốn kết thúc chiến tranh, Ba Lan gần đây thôi và chúng tôi sẽ đón ông" - BelTA dẫn lời ông Lukashenko khi đó. Tổng thống Biden có chuyến đi đến Ba Lan ngày 21-2.
Ông Lukashenko nói nếu ông Biden nhận lời thì ông sẽ thuyết phục bằng được ông Putin sang Minsk để "ba chúng ta cùng ngồi xuống và giải quyết vấn đề".
Ông Lukashenko nêu quan điểm rằng Belarus cần từng bước đi con đường của mình, duy trì và củng cố vị thế trong bối cảnh các cường quốc đang vẽ lại trật tự thế giới. Vì mục tiêu này, Belarus luôn giữ chủ trương phát triển quan hệ với nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, cũng như nhiều nước khác xa hơn.
"Belarus giống như Áo và các quốc gia khác, cần cẩn thận vượt qua con đường này. Thế giới sẽ khác. Nó sẽ được vẽ lại, định dạng lại. Tôi thậm chí không biết EU sẽ ra sao. Tôi nghĩ rằng châu Âu sẽ suy nghĩ lại và đi đến một thỏa thuận với Nga. Đây sẽ là một giải pháp cho cả nước Đức khổng lồ và cho cả Áo - một quốc gia tương đối nhỏ như chúng ta nhưng là một quốc gia công nghệ cao, rất quan trọng. Chúng ta sẽ có thể đạt được thỏa thuận" - ông Lukashenko nhận định tình hình.
"Nhưng sự cân bằng sẽ như thế nào trong tương lai vẫn chưa rõ ràng... Có rất nhiều dòng hải lưu dưới nước... Chúng tôi chưa biết xung đột tiếp theo có thể nổ ra ở đâu" - ông Lukashenko nói thêm.
Tại cuộc trao đổi này, ông Lukashenko nhấn mạnh rằng việc đa dạng hóa quan hệ vô cùng quan trọng để Belarus duy trì nền độc lập.
"Cơn sốt ngoại giao" của ông Lukashenko có thể mang lại gì?
Trong bài viết trên trang web carnegieendowment.org của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, nhà phân tích chính trị Artyom Shraibman (Belarus) cho rằng các chuyến đi con thoi của ông Lukashenko tới các nước là một nỗ lực khởi động lại chính sách đối ngoại đa phương của Belarus bằng cách tìm kiếm những người bạn mới.
Ông Shraibman chuyên đề cập các diễn biến liên quan đến Belarus, gồm chính trị trong nước và chính sách đối ngoại, là nhà sáng lập công ty tư vấn chính trị Sense Analytics. Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế là một viện nghiên cứu chính sách đối ngoại, có các văn phòng ở Washington D.C. (Mỹ), Moscow (Nga), Beirut (Lebanon), Bắc Kinh (Trung Quốc), Brussels (Bỉ) và New Delhi (Ấn Độ), hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia.
Theo BelTA, trung bình Belarus phải xuất khẩu một nửa sản lượng hàng hóa mà nước này sản xuất và kiếm ngoại tệ từ đó. Các chuyến thăm ở cấp cao nhất giúp mở ra thị trường mới cho hàng xuất khẩu của Belarus. Chẳng hạn chuyến thăm gần đây của ông Lukashenko tới Zimbabwe đã giúp mang lại hợp đồng trị giá 200 triệu USD cho Belarus.
Các chuyến đi của ông Lukashenko tới Trung Quốc và Iran được coi là một phần của quá trình tìm kiếm thay thế các thị trường truyền thống của Belarus. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng với Belarus. Trung Quốc đã bán lượng hàng hóa trị giá 1,8 tỉ USD sang Belarus vào năm ngoái. Tại Iran, ông Lukashenko đã ký kết tám hiệp định về thương mại, khai khoáng và vận tải. Hai bên nhất trí đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 triệu USD trong năm nay.
Tuy nhiên, nhà phân tích Shraibman có phần hoài nghi về kết quả mà "cơn sốt ngoại giao" của ông Lukashenko có thể mang lại. Dù nhấn mạnh rằng Belarus từ lâu đã nỗ lực đa dạng hóa quan hệ và kiên định theo đuổi chính sách này nhưng đồng thời ông Lukashenko cũng khẳng định rằng Nga vẫn là thị trường chính của Belarus, theo BelTA.
Dù ông Lukashenko đã thực hiện bao nhiêu chuyến công du nước ngoài cũng không thay đổi thực tế điểm đến của gần 70% hàng xuất khẩu của Belarus hồi năm ngoái là Nga. Chưa hết, một tỉ lệ không nhỏ hàng hóa của Belarus được vận chuyển đến các bên mua khác thông qua hệ thống đường sắt và cảng của Nga.
Ngoài ra, châu Âu là những đối tác tự nhiên cho nền kinh tế Belarus mà ông Lukashenko đã dành nhiều thập niên để xây dựng. Ukraine có nhu cầu lớn với các sản phẩm dầu mỏ của Belarus. Ba Lan là thị trường lớn và cửa ngõ trung chuyển hàng Belarus sang Liên minh châu Âu. Lithuania và Latvia là các cảng gần nhất với Belarus. Có thể nói viễn cảnh thay thế những mối quan hệ ở châu Âu hoặc cân bằng sự phụ thuộc vào Nga bằng các chuyến đi tới châu Phi, Trung Đông, hay tới Trung Quốc là không dễ thực hiện được, theo nhà phân tích Shraibman.
Tổng thống Putin: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng. Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga ngày 17/2. Ảnh:...