Nga “phá trận” phương Tây bằng con bài tên lửa
Điện Kremlin thông báo Nga chính thức dỡ bỏ lệnh cấm chuyển giao cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không S-300, The Wall Street Journal hôm 14/4 đưa tin. Cùng lúc, Mátxcơva cho biết đã ký hợp đồng bán tên lửa S-400 tối tân cho Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Quyết định của Nga được đưa ra sau kết quả đột phá lớn trong cuộc gặp giữa các cường quốc thế giới và Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này hôm 2/4. Lẽ ra các hệ thống này đã được giao cho Tehran vào năm 2007, nhưng vào năm 2010 Nga đã đình chỉ việc giao hàng khi căng thẳng giữa Iran và phương Tây lên cao. Đây là một thắng lợi quan trọng đối với Mỹ và Israel khi đó bởi nếu Iran sở hữu hệ thống phòng không đáng sợ này, sẽ khiến kế hoạch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran trở nên đầy rủi ro.
Australia khẳng định không phải nghi ngờ về khả năng của hệ thống tên lửa S-300 đã được sử dụng rộng rãi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc là nước sở hữu nhiều nhất các hệ thống tên lửa phòng không loại này, chỉ sau Nga. Các hệ thống tên lửa đầy uy lực S-300P và S-400 thường được mệnh danh là “Patriot của Nga” thậm chí còn có nhiều tính năng được đánh giá cao hơn các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Năm 2010, khi Nga quyết định đình chỉ bán S-300 cho Iran, Nhà Trắng đã ca ngợi động thái trên của Tổng thống Nga lúc đó là ông Medvedev. Tờ New York Times cho biết chính quyền của ông Obama đã tha thiết mong hợp tác với Nga. Nhà Trắng nói rằng ông Medvedev “đã thể hiện uy quyền lãnh đạo” và “tiếp tục chứng tỏ Nga và Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với nhau trên cơ sở những lợi ích chung cũng như về vấn đề an ninh toàn cầu”.
Theo WSJ, việc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran đã lật ngược một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại lớn nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
WSJ nhìn nhận việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran cũng gợi lại những nguy cơ liên quan đến thỏa thuận hạt nhân đạt được gần đây giữa Iran và phương Tây. Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được hoàn tất vào ngày 30/6.
Theo đó, Iran cắt giảm hoạt động hạt nhân để đổi lấy viện trợ. Khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và dòng tiền chảy về Iran sẽ càng củng cố sức mạnh quân sự của nước này. Có S-300 trong tay, Tehran sẽ cảm thấy như được miễn nhiễm trước các vụ tấn công của phương Tây và do đó có thể trở nên hiếu chiến hơn tại Trung Đông.
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp S-300 cho Iran ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt của Mỹ và Israel. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nêu quan ngại của Washington về việc dỡ bỏ lệnh cấm của Nga với Iran.
Video đang HOT
Ông Kerry đã điện đàm trực tiếp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vấn đề này. “Thay vì yêu cầu Iran chấm dứt hoạt động khủng bố ở Trung Đông và thế giới, thì nước này lại được phép trang bị các loại vũ khí tiên tiến. Điều đó chỉ làm gia tăng sự hung hăng của Iran” – Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz nói với BBC.
Huffington Post dẫn lời các quan chức Israel than phiền rằng nếu việc chuyển giao được xúc tiến, có thể sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Iran có thể ngăn ngừa bất cứ vụ tấn công nào nhằm vào các cơ sở hạt nhân.
Kênh truyền hình tin tức Channel 2 dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên bày tỏ lo ngại về vụ việc. Lầu Năm Góc đã chỉ trích quyết định của Nga. Giáo sư Tom Nichols thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ phát biểu trên Business Insider rằng thông báo của ông Putin và thời điểm diễn ra cho thấy tác động rất hạn hẹp của chính sách Mỹ đối với các vấn đề toàn cầu, đặc biệt với Nga và Iran.
Theo giáo sư Nichols, Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Iran thể hiện Nga và Iran nhấn mạnh thực tế rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không cần bận tâm tới Mỹ.
Việc bán vũ khí tiên tiến cho Tehran là một chính sách đối ngoại trả đũa của Tổng thống Putin nhằm hủy hoại liên minh an ninh thường trực của phương Tây và xa hơn thể hiện quyền lực của Mátxcơva. Ngoài việc bán S-300, Nga còn thông báo đã bắt đầu đàm phán chuyển giao thiết bị và lương thực cho Iran để đối lấy 500.000 thùng dầu/ngày.
Huffington Post cũng cho biết, Nga cũng đồng thời thông báo kế hoạch bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa S-400 tối tân hôm 13/4.
Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ nhận thêm 6 tàu ngầm Kilo cải tiến, 6 tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Grigorovich và 4 tàu đổ bộ cỡ lớn Ivan Gren. Phó đô đốc hải quân Nga Alexander Vitko cho biết, Hạm đội Biển Đen sẽ được biên chế 206 tàu vào năm 2020, trong đó bổ sung thêm 80 chiến hạm mới và mở rộng căn cứ hải quân thứ hai tại Novorossiysk. Việc tăng cường Hạm đội Biển Đen cùng với quá trình quân sự hóa bán đảo Crimea đã tạo thế uy hiếp lớn với NATO và các nước thành viên dọc Biển Đen. Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh NATO nhận định, các hệ thống vũ khí từ hệ thống phòng không có thể bao trùm một nửa bầu trời Biển Đen tới hệ thống tấn công mặt đất bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đen đã biến Crimea thành một bệ đỡ lớn cho thấy sức mạnh Nga khắp khu vực, Huffington Post tường thuật.
Theo Thục Ninh (tổng hợp)
Tiền Phong
Vì sao nhiều nước xếp hàng mua "bảo bối" S-400?
Được sở hữu hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu thế giới S-400 là ước mơ của nhiều nước. Các quốc gia đang "xếp hàng" tới tận năm 2021 (có thể còn xa hơn) để được mua hệ thống này.
Tuy nhiên, hiện mới chỉ có Trung Quốc được hưởng niềm vui sở hữu "bảo bối" này khi họ vừa chính thức trở thành khách hàng đầu tiên được Nga bán hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Hôm qua (14/4) hãng tin Nga Sputnik dẫn lời Tổng giám đốc Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport - ông Anatoly Isaykin cho biết: Thông tin chi tiết của hợp đồng sẽ không được tiết lộ. Nhưng có thể nói Trung Quốc đã thực sự trở thành khách hàng đầu tiên mua hệ thống phòng không của Nga.
Ông này nói thêm rằng, nhiều nước đã ngỏ ý muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400. Tuy nhiên, ngành công nghiệp Quốc phòng của Nga phải ưu tiên cung cấp S-400 cho quân đội của mình trước. Và ngay cả khi mở rộng các cơ sở sản xuất, thì việc bán các hệ thống này sang một số nước cũng là chuyện phức tạp. Trong vấn đề này, Trung Quốc là cánh én đầu tiên.
Trước đó, trong một bản tin phát đi từ năm 2013, Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời người đứng đầu
Rosoboronexport cho biết, các quốc gia đang xếp hàng đến tận năm 2021 để được mua hệ thống phòng không này, cho dù giá của mỗi tổ hợp lên tới 500 triệu USD.
Liên quan tới các quốc gia muốn mua S-400, ngoài các đồng minh của Nga là Kazakhstan, Belarus, giới truyền thông còn thống kê một loạt khách hàng tiềm năng như: Ả Rập Saudi, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Serbia,...
Trong một lần trả lời hãng thông tấn RIA cuối năm 2014, Tổng thống Putin khẳng định: "Các tổ hợp tên lửa S-300, S-400, Pantsis-S1 đều có thông số tốt, tin cậy và đơn giản trong sửa chữa. Vì thế chúng đang đứng đầu danh sách vũ khí phòng không được quan tâm. Chúng ta nên tăng cường năng lực chế tạo chúng, thậm chí là phát triển các phiên bản mở theo yêu cầu của khách hàng với mục đích tạo ra vũ khí phòng không hiệu năng cao nhất".
Hiện tại, vũ khí phòng không Nga đang nằm trong quân đội, lực lượng vũ trang 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo ông V. Putin, trọng tâm sắp tới của vũ khí phòng không Nga sẽ là khu vực Mỹ Latinh.
* Được biết, để trở thành quốc gia đầu tiên được mua S-400, Trung Quốc đã trải qua chặng đường đàm phán lâu dài.
Năm 2012, giới truyền thông lần đầu tiên loan tin Trung Quốc muốn mua tổ hợp S-400 từ Nga. Trong trường hợp Moscow và Bắc Kinh ký hợp đồng, Trung Quốc có thể nhận tổ hợp S-400 đầu tiên từ năm 2017, sau khi Công ty Almaz-Antey hoàn thành các hợp đồng cung cấp dòng vũ khí phòng không hiện đại này cho quân đội Nga.
Đầu năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cho phép xuất khẩu S-400 tới Trung Quốc. Tới tháng 7/2014, Chánh văn phòng Tổng thống Nga, Sergey Ivanov khẳng định, Bắc Kinh sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên được cung cấp S-400.
Cuối năm 2014, giới truyền thông loan tin hợp đồng cung cấp S-400 giữa Nga và Trung Quốc đã được ký kết. Hợp đồng cung cấp S-400 cho Trung Quốc đã ký từ đầu mùa Thu 2014. Với hợp đồng này Nga sẽ bán cho Trung Quốc ít nhất 6 tiểu đoàn S-400, trị giá hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên, ngay sau đó, Đài tiếng nói nước Nga đã dẫn lời đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự (FSMTC) bác bỏ thông tin này.
Vậy S-400 có gì đặc biệt để các nước phải mong muốn sở hữu nó đến thế?
Được Nga phát triển từ những năm 1990 và chính thức hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cấp quốc gia vào năm 2004, S-400 kế thừa các tinh hoa của dòng sản phẩm tên lửa phòng không S-300 vốn đã rất nổi tiếng.
Nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp. Kết hợp các công nghệ radar, thiết kế đạn tên lửa... đảm bảo khả năng đối phó với các phương tiện bay có áp dụng công nghệ tàng hình.
Hệ thống này còn hoạt động được trong môi trường nhiễu nặng và có khả năng vô hiệu hóa các thiết bị gây nhiễu chủ động/thụ động của đối phương.
Với sức mạnh của mình S-400 đủ khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa (tầm bắn tới 3.500km). S-400 cũng có thể đánh chặn các dòng tên lửa đạn đạo có tốc độ bay tới 5.000 m/giây; tầm bắn tăng gấp đôi, chiều cao không gian kiểm soát tăng 1,5 lần; hiệu suất chiến đấu của tổ hợp tăng 2,5 lần...
Tổ hợp này cũng đủ khả năng đối phó cao với các mục tiêu bay giá trị như: AWACS, máy bay đối kháng điện tử, máy bay tàng hình...
Điểm đặc biệt nữa là S-400 có tính cơ động, tự động hóa cao, thời gian chuyển trạng thái ngắn. Ngoài ra, thiết kế của S-400 là thiết kế mở để đảm bảo khả năng nâng cấp sau này và tích hợp với các thế hệ tên lửa phòng không thế hệ cũ. Nhờ áp dụng công nghệ mới trong chế tạo, số lượng binh sĩ điều khiển tổ hợp S-400 giảm một nửa so với phiên bản mới nhất S-300PMU2, nhưng khả năng chiến đấu lại tăng lên rõ rệt.
Theo Chính Phủ
Nga dỡ bỏ lệnh cấm tên lửa S-300 với Iran Tông thông Nga Putin hôm qua ky săc lênh cho phép tái chuyên giao hê thông phong thu tên lưa S-300 cho Iran. Hê thông phong thu tên lưa hiên đai S-300 cua Nga. Anh: AP Ly do dơ bo lênh câm la cac cương quôc hat nhân thê giơi (gôm Nga, Trung Quôc, Anh, Phap, Đưc, My) va Iran mơi đat đươc...