Nga phá thế phong tỏa của phương Tây thông qua vùng Caspi?
Tài nguyên dầu khí của khu vực Caspi có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và giá trị vận chuyển đối với Nga trong bối cảnh Moskva phương Tây phong tỏa.
Các nhà lãnh đạo khu vực Caspi tại một hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4. Ảnh: Kremlin.ru
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), một tổ chức mới sẽ được thành lập ở khu vực Caspi – Hội đồng Caspi (gồm 5 nước: Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Iran và Turkmenistan). Điều này sẽ được công bố tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao (CMFA) từ các quốc gia vùng Caspian vào ngày 28/6, và sau đó tại hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ 6 ngày 29/6, cũng sẽ được tổ chức tại cùng địa điểm trên.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng Moskva đang đặt cược vào khu vực Caspi, và Turkmenistan sẽ trở thành một quốc gia quan trọng đối với Nga. Mục tiêu sẽ là thiết lập sự hợp tác trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt là các dự án về hành lang giao thông.
Ban đầu, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia vùng Caspi được lên kế hoạch vào mùa Thu 2021, nhưng do đại dịch COVID-19, cuộc họp đã bị hoãn lại một năm. Tuy nhiên, sau chuyến thăm của tân Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedov đến Moskva, các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia vùng Caspi đã quyết định tổ chức cuộc họp tại Ashgabat vào ngày 29/6.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thống nhất về chương trình nghị sự của hội nghị qua cuộc điện đàm với người đồng cấp Turkmenistan, ông Rashid Meredov, và trực tiếp đến thăm Tehran và Baku. Theo Ngoại trưởng Nga, trọng tâm chính là sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ một văn kiện quan trọng – Công ước về Quy chế pháp lý của Biển Caspi, được ký vào tháng 8/2018 tại Aktau.
Moskva, do bất đồng với phương Tây về cuộc xung đột ở Ukraine, đang bắt đầu định hình lại chính sách đối ngoại của mình ở các khu vực Caspi và Trung Á. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh trên có thể trở thành một bước ngoặt đối với 5 nước nằm bên bờ biển Caspi. Điều này một phần do thực tế là các vấn đề chính về phân chia Biển Caspi đã được hoàn thành, một bước đột phá đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ở Aktau, và việc ký kết công ước phân định dự kiến sẽ diễn ra ở Ashgabat.
Bên cạnh đó, ý tưởng kết nối các nước trong khu vực chính là việc chia sẻ sự giàu có về dầu khí và tài nguyên thiên nhiên của Biển Caspi. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở khu vực này có thể sẽ không quan trọng bằng vai trò địa chiến lược và các tuyến đường vận chuyển qua đó.
Vì vậy, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị, Moskva dự kiến sẽ xem xét lại sự hợp tác ở Biển Caspi và thảo luận về các phương thức hợp tác sâu rộng hơn để chuẩn bị cho hội nghị của 5 nguyên thủ vùng Caspi lần thứ 6.
“Rõ ràng là hiện nay Nga đang tiến hành một cuộc tái cơ cấu nhất định liên quan đến chính sách đối ngoại đối với các nước Trung Á. Có sự tìm kiếm các hướng đi thay thế vào thời điểm mà EU và phương Tây nói chung không còn là ưu tiên của Nga. Do đó, tất cả các nền tảng đối thoại ở Âu-Á, bao gồm cả nền tảng ở khu vực Caspi, đang được Moskva xem xét”, Stanislav Pritchin, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Theo ông Pritchin, trong khuôn khổ hội nghị Caspi lần này, các bên sẽ tìm kiếm và kích hoạt các cơ hội hợp tác kinh tế và đầu tư nhằm hiện thực hóa tiềm năng và triển vọng của khu vực.
Về phần mình, Yury Solozobov, Giám đốc Các dự án Khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Caspi, cho rằng tầm quan trọng của khu vực này đang ngày càng tăng lên “như một ngã tư của các hành lang giao thông Đông – Tây và Bắc-Nam và là một khu vực quan trong để đảm bảo sự ổn định ở trung tâm Âu-Á”.
Ông Solozobov lưu ý rằng, hầu hết các nước Trung Á đều quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Caspi và các tuyến đường mới, trong đó có cả Nga, trong bối cảnh Moskva bị phong tỏa chưa từng có, vốn bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các hành lang phía Tây.
Trung Quốc đánh tiếng muốn hỗ trợ an ninh cho Kazakhstan
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố "tình trạng hỗn loạn bùng phát ở Kazakhstan chứng tỏ "một số thế lực bên ngoài không muốn hòa bình" trong khu vực đồng thời tuyên bố muốn hỗ trợ an ninh cho đất nước Trung Á.
Theo Alaraby, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác "thực thi pháp luật và an ninh" với nước láng giềng Kazakhstan và giúp chống lại sự can thiệp của "các thế lực bên ngoài", Ngoại trưởngcho biết hôm thứ Hai, sau các cuộc biểu tình bạo lực ở quốc gia Trung Á này.
Ông Vương đã đưa ra những tuyên bố trên trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Bất ổn gần đây ở Kazakhstan cho thấy Trung Á vẫn đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt, và điều đó một lần nữa chứng tỏ một số thế lực bên ngoài không muốn hòa bình và yên ổn trong khu vực của chúng ta", ông Vương nói với ông Tileuberdi:
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc lo ngại sự bất ổn ở nước láng giềng có thể đe dọa nhập khẩu năng lượng và các dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường cũng như an ninh ở khu vực phía Tây Tân Cương, nơi có đường biên giới dài 1.770 km với Kazakhstan.
Ông Vương nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng "cùng Kazakhstan chống lại sự can thiệp và xâm nhập của bất kỳ thế lực bên ngoài nào".
Chủ tịch Tập Cận Bình tuần trước cũng nói với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev rằng, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ lực lượng nước ngoài nào gây bất ổn cho Kazakhstan và dàn dựng một "cuộc cách mạng màu", truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc và Nga tin rằng "các cuộc cách mạng màu" là do Mỹ và các cường quốc phương Tây khác xúi giục, giật dây nhằm thay đổi chế độ.
Nga cảnh báo đẩy mạnh tấn công nếu phương Tây tiếp tục "bơm" vũ khí cho Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/6 cảnh báo, "việc phương Tây tăng cường trang bị vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ khiến Nga "thực hiện nhiều sứ mệnh hơn trên mặt đất". Phát biểu với báo chí, ông Lavrov tuyên bố rằng quan điểm của phương Tây khi đề cập đến tình hình ở Ukraine là "hoàn toàn phản tác dụng và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Chỉ 3 giây đứng thở, Jennie được "phong thần"
Nhạc quốc tế
22:35:16 15/04/2025
Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô
Xe máy
22:32:57 15/04/2025
Hàng nghìn ô tô ùn ứ tại các cảng biển ở Mỹ, chờ điều này từ ông Trump
Ôtô
22:29:47 15/04/2025
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù
Pháp luật
22:18:29 15/04/2025
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc
Sao việt
22:11:51 15/04/2025
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?
Sao châu á
22:04:58 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin nổi bật
20:55:03 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025