Nga nói Mỹ không có ý định rút quân khỏi Syria
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ sớm rút quân khỏi Syria, nhưng Ngoại trưởng Nga cho rằng Washington dường như vẫn đang củng cố lực lượng tại bờ sông Euphrates và không có ý định rút quân.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik)
“Mỹ nói rằng mục tiêu duy nhất của họ là tiêu diệt chế độ khủng bố ở Syria, đánh bại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, nhưng mặc dù họ tuyên bố như vậy, mặc dù Tổng thống Trump đã nói sẽ sớm rút quân khỏi Syria, Mỹ thực ra vẫn đang ở bờ đông của sông Euphrates và họ dường như không có ý định đưa quân đội trở về nước”, Sputnikngày 24/4 Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.
Bình luận của ông Larov được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump mới đây tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syra và kêu gọi các đồng minh trong khu vực Trung Đông như Ả-rập Xê-út, Qatar hay UAE đưa quân tới đây. Tuyên bố này của ông Trump dường như mâu thuẫn với những phát ngôn trước đây của các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc hoặc Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria.
Video đang HOT
Nói về việc tái thiết lại Syria sau chiến tranh, ông Lavrov cho biết: “Việc khôi phục kinh tế Syria sẽ tốn thời gian và chúng ta sẽ đều hành động vì lợi ích của người dân Syria cũng như tôn trọng hoàn toàn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này”. Ông Lavrov nói rằng ông nhấn mạnh điều này vì hiện có “một loạt các quốc gia dường như đang có ý định chia cắt Syria”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga nghi ngờ Mỹ dường như đang thành lập một chính quyền tại khu vực bờ đông sông Eupharates, nơi họ đang triển khai căn cứ, dàn vũ khí và lực lượng quân sự. Mỹ bắt đầu điều quân tới Syria vào năm 2014 trong nỗ lực tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Washington tại Damascus thực tế không được chính phủ Syria công nhận, cũng như không có sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 22/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Pháp và các đồng minh không nên vội rời Syria sau khi chiến sự ở đây chấm dứt, mà cần ở lại để xây dựng “một Syria mới”. Sau cuộc không kích nhằm vào Syria hôm 14/4, ông Macron cho biết ông đã thuyết phục Tổng thống Trump không rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, phía Nhà Trắng sau đó đã khẳng định nhiệm vụ của Mỹ không thay đổi và ông Trump muốn quân đội Mỹ về nước càng nhanh càng tốt.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Lực lượng nào sẽ thế chân nếu Mỹ rút quân khỏi Syria?
Washington dường như muốn các đồng minh trong khu vực Trung Đông như Qatar, Ả-rập Xê-út, UAE triển khai quân đội tại Syria, và chi trả các chi phí liên quan sau khi Mỹ tiến hành rút quân khỏi chiến trường này.
Quân đội Mỹ tại Syria (Ảnh: Quân đội Mỹ)
Theo Wall Street Journal, hiện tại Mỹ đang hiện diện quân sự tại 2 khu vực trên lãnh thổ Syria, bao gồm khu vực phía Nam tại biên giới với Jordan và khu vực đông bắc Syria hiện do lực lượng người Kurd SDF quản lý. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như muốn rút lực lượng ra khỏi Syria vì lý do chi phí. Và ông mong muốn quân đội các nước đồng minh trong khu vực như Ả-rập Xê-út, Qatar, Các Tiểu Vường quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) sẽ "thế chân" ở khu đông bắc Syria và chia sẻ phần gánh nặng về chi phí triển khai quân đội.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton được cho là đã gọi điện cho quyền giám đốc cơ quan tình báo Ai Cập Abbas Kamel để thăm dò ý kiến về việc Ai Cập thay thế Mỹ đóng quân tại Syria. Ông Bolton dường như cũng liên lạc với Qatar, Ả-rập Xê-út và UAE và thăm dò các nước này về việc chi hàng tỷ USD để xây dựng quân sự ở Syria cũng như điều lực lượng tới chiến trường.
"Nhiệm vụ của lực lượng khu vực là hợp tác với lực lượng người Kurd, lực lượng đến từ các nước Ả-rập và Mỹ sẽ hỗ trợ nhằm đảm bảo tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sẽ không quay trở lại Syria, cũng như ngăn cản các lực lượng do Iran hậu thuẫn không tiếp quản lãnh thổ IS chiếm giữ trước đó", WSJ trích lời các quan chức Mỹ, cho biết.
Theo RT, đây rõ ràng là phương án có lợi cho Washington, trong tình huống họ đang hiện diện quân sự tại Syria mà chưa có sự đồng thuận của chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cũng như đang phải đối mặt với một số mâu thuẫn liên quan tới tình hình địa chính trị trong khu vực. Lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn bị đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ coi là đối tượng khủng bố và Ankara sẵn sàng tấn công quân sự lực lượng này.
Tuy nhiên, việc điều quân từ các nước Ả-rập sang Syria cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Ả-rập Xê-út và UAE đang điều quân tham chiến tại Yemen và không dễ gì để họ có thể hợp tác cùng triển khai quân đội với Qatar, quốc gia đang bị họ cáo buộc ủng hộ khủng bố và có quan hệ thân thiết với Iran. Trong khi đó, quân đội Ai Cập cũng đang tham gia vào các chiến dịch tiêu diệt khủng bố ở bán đảo Sinai, cũng như canh giữ đường biên giới với Libya.
Hơn nữa, khả năng lực lượng người Kurd chấp nhận bắt tay với lực lượng quân đội các nước Ả-rập vẫn là một ẩn số. Một phần lực lượng SDF cho rằng Mỹ dường như đang bỏ rơi họ và việc quân đội các nước Ả-rập khác triển khai gần khu vực họ đang nắm giữ dường như sẽ khó có được sự đồng tình từ SDF.
Ngày 15/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders tái khẳng định mong muốn của Mỹ rút quân ra khỏi chiến trường Syria càng sớm càng tốt. Bà Sanders nói Mỹ hy vọng các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực có thể đảm nhiệm thêm trách nhiệm quân sự và tài chính.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tàu chiến Nga mang hàng loạt khí tài quân sự cập cảng Syria? Các tàu quân sự của Nga được cho là đã vận chuyển thêm hàng loạt khí tài quân sự như xe tăng, tàu, radar tới Syria, trong bối cảnh Damascus vừa trải qua cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp. Tàu đổ bộ dự án 117 lớp Alligator của Nga được cho là chở khí tài quân sự tới Syria. (Ảnh: Twitter) Theo...