Nga nói Mỹ đã chuyển cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học ra khỏi Ukraine
Ông Igor Kirillov, Chỉ huy Lực lượng phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học của Quân đội Nga, cho biết sau khi hoạt động của các phòng thí nghiệm do Mỹ tài trợ ở Ukraine bị phanh phui, Lầu Năm Góc đã chuyển cơ sở nghiên cứu vũ khí sinh học của nước này sang các quốc gia khác.
“Lầu Năm Góc đang tích cực làm việc để chuyển giao các dự án nghiên cứu còn dang dở của mình sang các quốc gia ở Trung Á và Đông Âu”, ông Kirillov nhấn mạnh trong một cuộc họp báo hôm 24/12.
Vị quan chức Nga nói thêm rằng Mỹ cũng đang đẩy mạnh hợp tác với Campuchia, Singapore, Thái Lan, Kenya và một số quốc gia khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và châu Phi. Trong đó, “Bộ Quốc phòng Mỹ quan tâm nhất đến các quốc gia đã sở hữu các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao”.
Theo ông Kirillov, dữ liệu về hoạt động bất hợp pháp của các phòng thí nghiệm do Mỹ tài trợ ở Ukraine đã được trình lên hội nghị của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, diễn ra tại Geneva từ ngày 28/11 đến ngày 16/12.
“Dữ liệu này bao gồm bằng chứng về tài liệu hoạt động, các tác nhân dùng làm vũ khí sinh học và các nghiên cứu về mầm bệnh lây nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có ý nghĩa kinh tế đã được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine với sự hỗ trợ về tài chính, khoa học, kỹ thuật và nhân sự của Mỹ”, ông lưu ý.
Video đang HOT
Theo ông Kirillov, các tài liệu mà Nga thu được trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine tiết lộ rằng “các chương trình sinh học quân sự” đã được thực hiện bởi các tổ chức như Viện nghiên cứu chống dịch hạch Mechnikov ở Kiev, Viện Thú y ở Kharkov và Viện nghiên cứu dịch tễ học và vệ sinh có trụ sở tại Lviv. Những hồ sơ này cũng đề cập đến ba nhà thầu Lầu Năm Góc và 7 quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ông Kirillov cáo buộc toàn văn báo cáo của Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Mỹ (DTRA) về công việc của cơ quan này ở Ukraine, có chứa dữ liệu, “xác nhận việc tiến hành các hoạt động tập trận và huấn luyện với mầm bệnh lây nhiễm đặc biệt nguy hiểm” ở Ukraine. Ông chỉ ra rằng khi Lầu Năm Góc công bố báo cáo này cho công chúng, 80% nội dung đã được biên tập lại.
Theo vị chỉ huy Nga, trưởng phái đoàn Mỹ tại hội nghị đã từ chối trả lời cáo buộc của Nga về việc Washington vi phạm Công ước Vũ khí Hóa học (CWC). Ông Kirillov nhấn mạnh báo cáo của Nga cũng không được các quốc gia khác chú ý và “khiến nhiều quốc gia thành viên suy nghĩ về những rủi ro do hợp tác với Washington trong lĩnh vực quân sự – sinh học”.
Từ tháng 3, Quân đội Nga đã công bố tài liệu mới liên quan đến các phòng thí nghiệm tại Ukraine bị nghi tham gia chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học do Mỹ tài trợ. Washington đã bác bỏ các tuyên bố về vũ khí sinh học của Moskva, gọi chúng là thông tin sai lệch và “thuyết âm mưu” mà Nga sử dụng để biện minh cho hoạt động quân sự của mình. Phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng phủ nhận cáo buộc của Nga.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/3 xác nhận đã hợp tác cùng nhiều phòng thí nghiệm công tại Ukraine trong vài năm qua nhằm nâng cao mức an ninh sinh học, ngăn các sự cố “phát tán mầm bệnh do vô tình hoặc cố ý”, nhưng không công bố chi tiết các mầm bệnh hoặc yếu tố độc hại được những phòng thí nghiệm nước này nghiên cứu.
WHO cũng đã khuyến nghị Bộ Y tế Ukraine tiêu hủy các mầm bệnh nguy cơ cao nhằm ngăn rủi ro phát tán, nhưng không xác nhận liệu phía Ukraine đã thực hiện đúng theo khuyến nghị hay chưa.
Tuy nhiên, WHO cho hay họ không nhận thấy hoạt động nào của Ukraine vi phạm các hiệp ước quốc tế, trong đó có lệnh cấm vũ khí sinh học. Cao ủy Liên hợp quốc về giải trừ vũ khí Izumi Nakamitsu cũng xác nhận Liên hợp quốc không phát hiện bất kỳ chương trình vũ khí sinh học nào ở Ukraine.
Căn cứ Mỹ ở Syria bị tấn công tên lửa
Một tiền đồn quân sự của Mỹ ở Syria đã bị bắn tên lửa trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch "Vuốt - Kiếm" nhằm vào lực lượng người Kurd trong khu vực.
Khói bốc lên từ một kho dầu bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ tấn công tần thị trấn Qamishli, Syria, ngày 23/11/2022. Ảnh: AP
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết một tiền đồn quân sự của nước này ở Syria đã bị bắn tên lửa, nhưng chưa xác định được danh tính kẻ tấn công. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh bạo lực gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các phe phái người Kurd địa phương.
Hai quả rocket đã được bắn vào căn cứ Mỹ ở al-Shaddadi, Syria, lúc 22:31 theo giờ địa phương, trong khi một tên lửa chưa bắn thứ ba đã được tìm thấy, CENTCOM cho biết trong một thông cáo báo chí, và không cung cấp thông tin chi tiết về bên có thể đã thực hiện vụ tấn công.
Mặc dù quân đội Mỹ vẫn giữ im lặng về loại tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công, nhưng họ lưu ý rằng "quả tên lửa thứ ba chưa bắn" sau đó đã được lực lượng người Kurd phát hiện tại "địa điểm ban đầu", cho thấy đây không phải là một cuộc tấn công xuyên biên giới và đạn được bắn từ một vị trí tương đối gần.
"Vụ tấn công không gây thương tích hay thiệt hại cho căn cứ hay tài sản của liên quân", quân đội Mỹ cho biết. Người phát ngôn của CENTCOM Joe Buccino nói thêm rằng các cuộc tấn công "dạng này khiến các lực lượng liên minh và dân thường gặp rủi ro, và làm suy yếu sự ổn định và an ninh khó khăn mới đạt được của Syria và khu vực".
Cùng ngày 25/11, Lầu Năm Góc đã lên án cuộc tấn công bằng tên lửa nói trên. Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ lo ngại về "các hành động leo thang" ở miền bắc Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo điều đó có thể đe dọa tiến trình "làm suy yếu và đánh bại IS".
Vụ tấn công bằng tên lửa ngày 25/11 diễn ra chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động quân sự đang diễn ra của Ankara, cho rằng các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ "đe dọa trực tiếp" nhân viên Mỹ đóng tại một căn cứ khác ở Syria.
Phát biểu trước đó cùng ngày 25/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ tiếp tục chiến dịch tấn công "bất kể những kẻ khủng bố thông đồng với ai".
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng đáp lại lời cảnh báo của Mỹ, nhấn mạnh rằng "chúng tôi không thể làm hại lực lượng liên minh hoặc dân thường" và nhiệm vụ duy nhất của Ankara là truy quét các nhóm khủng bố.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động chiến dịch quân sự "Vuốt - Kiếm" ở Iraq và Syria vào tuần trước, tiến hành các cuộc không kích và pháo kích vào các nhóm người Kurd mà họ coi là các tổ chức khủng bố để trả đũa vụ đánh bom ngày 13/11 ở Istanbul, khiến 6 người thiệt mạng.
Washington từ lâu đã hợp tác với các chiến binh người Kurd trong khu vực dưới sự bảo trợ của lực lượng dân quân Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và duy trì khoảng 900 binh sĩ ở phía đông bắc Syria bất chấp sự phản đối từ chính phủ ở Damascus. Một chỉ huy của SDF khẳng định rằng Washington có nghĩa vụ ngăn chặn một cuộc tấn công trên bộ có thể xảy ra của đồng minh trong NATO là Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo cáo kinh tế kêu gọi cải cách cấu trúc và phục hồi xanh Theo Báo cáo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được công bố ngày 16/11, các nền kinh tế thành viên APEC nên bắt đầu thực hiện các cải cách cấu trúc xanh và thúc đẩy phục hồi xanh sau suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19. Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen...