Nga nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu, chứng khoán châu Á hầu hết đi lên
Chứng khoán châu Á chủ yếu tăng điểm trong chiều 21/7, sau khi Nga nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu và các nhà giao dịch chờ đợi một cuộc họp chính sách quan trọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Chứng khoán Nhật Bản phiên này đã đảo ngược mức giảm hồi đầu phiên sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ của mình. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo tăng 0,44% (tương đương 122,74 điểm) lên 27.803,00 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc kéo dài chuỗi tăng sang phiên thứ hai liên tiếp, nối bước đà tăng của chứng khoán Mỹ và nhà đầu tư bớt lo ngại về giá năng lượng toàn cầu cao. Chỉ số Kospi tại Seoul tiến 0,93% (22,31 điểm) và đóng cửa ở mức 2.409,16 điểm. Đây cũng là con số chốt phiên cao nhất kể từ ngày 28/6, khi Kospi đóng cửa ở mức 2.422,09 điểm.
Ngược lại với hai thị trường trên, chứng khoán Trung Quốc lại đồng loạt giảm mạnh với các công ty công nghệ dẫn đầu đà thua lỗ. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,51% (315,59 điểm) xuống 20.574,63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng để mất 0,99% (32,72 điểm) xuống 3.272,00 điểm.
Theo giới quan sát, sự suy giảm trên của chứng khoán Trung Quốc là do các nhà phân tích vẫn thận trọng về triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế toàn cầu, vốn đang gặp một loạt vấn đề bao gồm xung đột tại Ukraine, khủng hoảng năng lượng, sự suy thoái của kinh tế
Video đang HOT
Trung Quốc và những khó khăn trong chuỗi cung ứng.
Các thị trường Sydney, Mumbai, Taipei, Bangkok và Wellington đều tăng trong khi Singapore và Manila đi xuống.
Sau một khởi đầu không mấy suôn sẻ ở châu Á, hầu hết các thị trường đã chuyển sang vùng tăng điểm sau tin tức rằng Nga đã mở van đường ống Nord Stream 1 trở lại sau 10 ngày tạm dừng bảo trì.
Thông báo này đã loại bỏ một yếu tố không chắc chắn khi trước đó nhiều nhà đầu tư lo ngại Moskva sẽ cắt giảm dòng khí đốt để trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn tỏ ra thận trọng khi mùa Đông ở Bắc bán cầu không còn quá xa. Ủy ban châu Âu đã thúc giục các thành viên EU giảm nhu cầu khí đốt tự nhiên xuống 15% trong mùa Đông để đối phó với kịch bản Nga cắt nguồn cung.
Sự tập trung của nhà đầu tư đang đổ dồn vào cuộc họp của ECB khi ngân hàng trung ương này chuẩn bị tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Hầu hết các nhà quan sát kỳ vọng về mức tăng 0,25 điểm phần trăm, còn một số khác suy đoán về một động thái tăng tới 0,5 điểm phần trăm.
Giới chức ECB đang trong thế nan giải khi họ vừa phải cố gắng kiềm chế lạm phát tăng cao, vừa đảm bảo không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Thêm vào đó là một cuộc khủng hoảng chính trị mới ở Italy có thể khiến Thủ tướng Mario Draghi phải từ chức, dẫn đến nhiều tháng bất ổn sau này.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 21/7, chỉ số VN – Index tăng 4,33 điểm (0,36%) lên 1.198,47 điểm. HNX – Index ngược lại giảm 0,77 điểm (0,27%) xuống 288,09 điểm.
Chứng khoán và giá dầu đồng loạt giảm mạnh
Sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với khả năng lây nhiễm nguy hiểm hơn cả biến thể Delta và kháng vaccine mạnh hơn đã khiến thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đã đồng loạt lao dốc trong ngày 26/11.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 bị cho là nguyên nhân dẫn đến loạt ca nhiễm mới tại Nam Phi và đang lây lan tại Hong Kong (Trung Quốc). Dự kiến trong ngày 26/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triệu tập phiên họp để quyết định xem liệu có nên xếp loại biến thể này vào danh sách đáng quan ngại hay không. Việc phát hiện ra biến thể mới tại Nam Phi đã khiến các nước Anh, Đức, Italy, Singapore và Israel cấm hành khách tới từ quốc gia này và 5 nước khác ở miền Nam châu Phi nhằm ngăn virus lây lan. Theo WHO, các kết quả phân tích ban đầu cho thấy biến thể này có một lượng lớn đột biến đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn.
Thời gian qua, thị trường châu Á đã phải chịu nhiều áp lực khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) siết chặt chính sách tiền tệ để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Thông tin về biến thể mới càng khiến các thị trường châu Á rung lắc mạnh. Trong ngày 26/11, chứng khoán tại các sàn giao dịch ở Tokyo (Nhật Bản), Hong Kong (Trung Quốc), Mumbai (Ấn Độ) đều sụt giảm hơn 2%, trong khi mức giảm tại Sydney (Australia), Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines), Wellington (New Zealand) và Jakarta (Indonesia) là hơn 1%.
Tương tự, mở cửa phiên giao dịch ngày 26/11, các thị trường chứng khoán châu Âu lập tức chìm trong sắc đỏ. Nhiều khả năng đây sẽ là phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 4 năm qua của khu vực này. Cụ thể, chỉ số STOXX 600 của châu Âu đã giảm 2,5%. Chỉ số CAC tại Pháp đã giảm 3,3%, trong khi chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 2,6%. Chỉ số DAX (Đức) và IBEX (Tây Ban Nha) cũng lần lượt giảm ở mức 2,7% và 3,4%.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ chính phủ áp đặt những biện pháp hạn chế mới. Cụ thể, cổ phiếu của hãng hàng không Qantas đã mất 5% giá trị, trong khi con số này của Cathay Pacific và Singapore Airlines lần lượt là 4,1% và hơn 3%.
Cùng chung xu hướng trên, giá dầu Brent và WTI đều giảm ở mức hơn 4% do gia tăng lo ngại rằng các biện pháp hạn chế mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu thị trường. Trước những diễn biến mới, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất quan trọng khác dự kiến sẽ nhóm họp trong tuần tới để thảo luận về kế hoạch điều chỉnh sản lượng.
Cùng ngày, giá bitcoin đã giảm gần 8% sau khi phát hiện về biến thể mới tại Nam Phi khiến các nhà đầu tư chủ trương bán bớt tài sản nhiều rủi ro, tìm tới các kênh trú ẩn an toàn hơn như trái phiếu, đồng yen và đồng USD. Cụ thể, giá của bitcoin - đồng tiền kỹ thuật số giá trị nhất hiện nay- đã giảm 7,8% xuống còn 54.377 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 12/10 vừa qua. Trong khi đó, giá vàng trên thị trường thế giới ghi nhận mức tăng 0,7% lên 1.800 USD/ounce.
Khó khăn trong kế hoạch của Đức nhằm thoát phụ thuộc khí đốt Nga Ba trạm nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) đang được xây dựng, nhưng những cơ sở này gặp phải khó khăn do thị trường khí đốt căng thẳng về nguồn cung. Ba địa điểm dự kiến (chấm đỏ) đặt các trạm nhập khẩu LNG tại Đức. Ảnh: FT Khu vườn nằm bên bờ sông Elbe River ở miền bắc nước Đức, nơi cây...