Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia “thân thiện”, trong đó có Việt Nam
Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và từ 52 quốc gia sau ngày 9/4 như một phần của kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp từng được thực hiện để hạn chế sự lây lan của Covid-19, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho hay.
Nga lên kế hoạch nối lại các chuyến bay đến và từ Argentina, Nam Phi và một số “quốc gia thân thiện” khác, ông Mishustin cho hay. Những quốc gia “thân thiện” được cho là những quốc gia không tham gia vào lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm chống lại Nga.
Nga đã áp lệnh hạn chế đi lại khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020 với nhiều biện pháp hiện vẫn có hiện lực nhưng danh sách các quốc gia được coi là điểm đến an toàn để nối lại các chuyến bay đang dần được mở rộng.
Những quốc gia khác mà Nga sẽ nối lại các chuyến bay sau ngày 9/4 còn bao gồm Algeria, Trung Quốc, Lebanon, Peru và Pakistan, lực lượng tác chiến chống Covid-19 của Nga cho hay.
Video đang HOT
Ông Mishustin cũng cho biết Nga sẽ dỡ bỏ hạn chế về việc đi lại trên đất liền giữa Nga và Trung Quốc.
Nga đã đóng cửa không phận với các hãng hàng không từ 36 quốc gia, trong đó có 27 quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhằm phản ứng trước các lệnh trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng buộc các công ty của phương Tây chấm dứt hợp đồng cho thuê hơn 500 máy bay với các hãng hàng không Nga. Lệnh trừng phạt cũng ngăn cản các hãng hàng không Nga mua các bộ phận khác hoặc dịch vụ bảo trì từ châu Âu và Mỹ, gia tăng sức ép lên thị trường hàng không lớn thứ 11 thế giới này do lệnh cấm sử dụng không phận Bắc Mỹ và châu Âu.
Danh sách đầy đủ các quốc gia và vùng lãnh thổ được Nga dỡ bỏ hạn chế sau ngày 9/4 bao gồm: Argentina, Algeria, Afghanistan, Bosnia và Herzegovina, Bahrain, Botswana, Brazil, Việt Nam, Venezuela, Hong Kong (Trung Quốc), Ai Cập, Zimbabwe, Ấn Độ, Israel, Indonesia, Iraq, Jordan, Kenya, Triều Tiên, Trung Quốc, Costa Rica, Kuwait, Lesotho, Lebanon, Mauritius, Malaysia, Madagascar, Maldives, Morocco, Moldova, Mozambique, Myanmar, Mông Cổ, Namibia, Oman, Peru, Pakistan, Saudi Arabia, Serbia, Seychelles, Syria , Tanzania, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Philippines, Fiji, Sri Lanka, Ethiopia, Nam Phi và Jamaica./.
Liên Hiệp Quốc dự báo kinh tế toàn cầu 2022 tăng trưởng 4%
Trong báo cáo công bố ngày 13-1, Liên Hiệp Quốc (LHQ) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022.
Các container tại cảng biển nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 19-10-2020 - Ảnh: REUTERS
Mức tăng trưởng 4% nói trên thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới năm 2023 sẽ chỉ còn 3,5% trong bối cảnh thế giới chứng kiến nhiều làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao.
Theo Hãng tin Reuters, trong báo cáo Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới 2022, LHQ cho rằng động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 đã bắt đầu chậm lại từ cuối năm ngoái.
Có thể thấy được điều này ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ do các biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính bắt đầu giảm dần và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lại nổi lên.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng cùng với đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn, "áp lực lạm phát ngày càng tăng cao ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển lớn đang tạo ra thêm nhiều nguy cơ đe dọa quá trình phục hồi toàn cầu".
"Lạm phát toàn cầu đã tăng lên tới 5,2% trong năm 2021, tăng 2 điểm phần trăm so với xu hướng chung trong 10 năm qua" - báo cáo nêu.
Báo cáo của LHQ cũng cảnh báo hậu quả lâu dài của đại dịch sẽ dẫn tới khoảng cách bất bình đẳng giữa các nước ngày càng xa.
"Đối với phần lớn các nước đang phát triển, khả năng phục hồi hoàn toàn chỉ số GDP bình quân đầu người hay không hiện vẫn chưa rõ" - báo cáo viết.
Tuy nhiên, chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 ở các nền kinh tế phát triển có thể sẽ phục hồi được tới mức trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Những biến động và luồng gió mới ở nước Đức Một năm có thể nói đầy sóng gió với nước Đức sắp khép lại. Nhiều sự kiện được coi là "địa chấn" chính trị đã xảy ra ở Đức. Phó Thủ tướng Đức kiêm ứng viên tranh cử Thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Olaf Scholz (phải, hàng trước) sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố...