Nga nói gì sau khi bị EU cáo buộc “tống tiề.n bằng năng lượng”?

Theo dõi VGT trên

Moscow khẳng định quyết định của nước này khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp xuất phát từ “những hành động thù địch chưa từng có” của EU.

Nga đã phủ nhận việc sử dụng xuất khẩu khí tự nhiên như một công cụ để “ tống tiề.n” châu Âu – một nhận định mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra trước đó. Phát biểu trước báo giới ngày 27/4, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng rúp xuất phát từ chính những hành động của EU.

Nga nói gì sau khi bị EU cáo buộc tống tiề.n bằng năng lượng? - Hình 1
Một nhà máy khí đốt ở Nga. Ảnh: Sputnik

Tháng trước, Tổng thống Putin đã thông báo những quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán năng lượng bằng đồng nội tệ Nga.

“Đây không phải là tống tiề.n. Nga đã và vẫn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Đối với những điều kiện trong sắc lệnh của Tổng thống, việc chúng được đưa ra là do những hành động thù địch chưa từng có nhằm chống lại chúng tôi”, ông Peskov khẳng định, cho biết quyết định này đã được trao đổi với các khách hàng mua khí đốt một thời gian dài trước khi nó có hiệu lực.

“Chúng tôi đã bị cướp một lượng đáng kể dự trữ của mình và điều này yêu cầu sự dịch chuyển sang một hệ thống mới”.

Video đang HOT

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen cáo buộc Nga sử dụng khí đốt như một công cụ “tống tiề.n” sau khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom dừng xuất khẩu khí đốt sang Ba LanBulgaria. Chủ tịch Ủy ban châu Âu gọi động thái này là “không phù hợp và không thể chấp nhận”, cho rằng điều đó nhấn mạnh đến “sự không đáng tin cậy của Nga với tư cách là một nhà cung cấp khí đốt”.

Quyết định dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan được tập đoàn Gazprom đưa ra ngày 27/4 khi dẫn ra rằng 2 nước này không thanh toán năng lượng bằng đồng rúp được cung cấp trong tháng 4. Việc nối lại cung cấp khí đốt sẽ chỉ diễn ra sau khi 2 nước này tuân theo cơ chế thanh toán mới của Nga, tập đoàn này cho hay.

Ông Peskov cũng cảnh báo sẽ có nhiều quốc gia bị cắt nguồn cung khí đốt nếu họ không chuyển sang cơ chế thanh toán bằng đồng rúp./.

Châu Á khó 'giải cứu' được Nga khi châu Âu áp trừng phạt dầu mỏ

Các nút thắt về hạ tầng, sức ép chính trị cùng với nhu cầu tiêu thụ thấp có thể cản trở châu Á hấp thụ nguồn năng lượng của Nga bị châu Âu "xa lánh".

Châu Á khó 'giải cứu' được Nga khi châu Âu áp trừng phạt dầu mỏ - Hình 1
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. Ảnh: TASS/TTXVN

Đầu tháng này, Tổng thống Vladimir Putin phát đi thông điệp tới lãnh đạo các công ty, tập đoàn trong ngành năng lượng Nga: Họ cần phải lập ra một kế hoạch về kịch bản sụt giảm nhập khẩu dầu khí từ phương Tây để từ đó tập trung dịch chuyển dòng chảy năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu Á.

Theo quan điểm của Điện Kremlin, sắc lệnh này là hợp lý. Mỹ, Anh và Australia đã ban hành lệnh trừng phạt đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang chịu sức ép lớn từ Mỹ và nhiều nước thành viên như Ba Lan, Litva về áp cấm vận dầu mỏ, khí đốt nhằm trả đũa cho chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng một khi Brussels cấm vận nguồn nhiên liệu hydrocarbon từ Nga, châu Á sẽ khó có thể hấp thụ hết nguồn nhiên liệu mà trong điều kiện bình thường sẽ chảy sang châu Âu. Châu Âu vốn chiếm 66% xuất khẩu khí đốt và 50% xuất khẩu dầu thô của Nga. Những hạn chế về hạ tầng, sức ép chính trị cùng với nhu cầu tiêu thụ suy yếu là những rào cản ngăn dòng năng lượng Nga gia tăng thâm nhập ở châu Á.

Đa phần các tuyến đường ống của Nga hiện nay đều được xây dựng để vận chuyển dầu mỏ khí đốt sang châu Âu và vì thế không thể "bẻ dòng" sang châu Á. Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số những khách hàng nhập khẩu dầu thô của Nga lớn nhất ở châu Á. Nhưng đây cũng là hai đồng minh của phương Tây và vì thế chắc chắn sẽ chịu sức ép từ Mỹ không được phép tăng nhập khẩu dầu thô từ Nga. Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô số một của Nga, đang phải đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế do tác động của làn sóng lây nhiễm COVID-19 và vì thế "cơn khát" năng lượng của Bắc Kinh không còn mạnh mẽ như trước.

"Nếu EU quyết tâm áp lệnh trừng phạt dầu thô toàn diện nhằm và Nga, tôi không nghĩ rằng châu Á sẽ đủ sức hấp thụ nguồn dầu thô mà nhẽ ra sẽ đổ sang châu Âu. Nga trong trường hợp đó Nga cần phải giảm 30% sản lượng khai thác vào cuối năm 2022", ông Hari Seshasayee, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Wilson (Mỹ), bình luận.

Hiện tại EU vẫn chưa đạt được thống nhất về bất kỳ hình thức trừng phạt nào nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt của Nga. Tờ Die Welt (Đức) ngày 25/4 dẫn lời Đại diện cấp cao phụ trách Đối ngoại và An ninh của EU, ông Josep Borrell, cho biết, liên minh vẫn chưa có đủ sự ủng hộ từ các quốc gia thành viên đối với một lệnh cấm vận hoàn toàn hoặc thuế quan trừng phạt đối với nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Đức và Hungary thuộc nhóm nước lo ngại nhiều nhất về chi phí nhiên liệu tăng vọt nếu ngừng mua hai mặt hàng này từ Nga.

Tuy nhiên, trên thị trường dầu mỏ, giới chuyên gia nhận định cuối cùng châu Âu sẽ đi tới quyết định cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm xăng dầu của Nga. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian, thời điểm thi hành. Lệnh cấm này sẽ khiến khoảng 4 triệu thùng dầu/ngày bị ngắt khỏi thị trường toàn cầu.

Châu Á khó 'giải cứu' được Nga khi châu Âu áp trừng phạt dầu mỏ - Hình 2
Châu Âu vẫn tỏ ra dè dặt trong áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng của Nga. Ảnh: Bloomberg

Nhận thức được nguy cơ này, Moskva nhiều năm trở lại đây đã không ngừng gia tăng nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào khách hàng châu Âu. Năm 2012, ông Putin đã khai trương tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO), đưa dầu thô tới Trung Quốc, Nhật Bản. Đến năm 2019, Nga đưa vào vận hành tuyến đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia, có khả năng vận chuyển 38 tỉ m3 khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Đến tháng 2 vừa qua, Bắc Kinh và Moskva tuyên bố kế hoạch xây dựng một tuyến đường ống mới.

Nhưng chính những dự án này cũng làm phát lộ nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giao dịch dầu mỏ, khí đốt giữa các quốc gia - giới phân tích nhìn nhận. Theo Filip Medunic, chuyên gia nghiên cứu về trừng phạt tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR), hạ tầng vận tải đóng vai trò quan trọng và mức độ đầu tư của Nga vào châu Á không thể sánh được so với châu Âu.

Ấn Độ gần đây đẩy mạnh nhập khẩu dâu thô từ Nga, chủ yếu là do Moskva mời chào mức giá hấp dẫn. Nhưng Nga chỉ cung ứng 1,4% dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ trong năm 2020, nên mức gia tăng này không mang nhiều ý nghĩa. Hơn thế, New Delhi đang đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và EU, nên cũng phải thận trọng hơn trong giao dịch dầu thô với Nga. Hàn Quốc, Nhật Bản - hai nước nằm trong số 10 nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga, thậm chí còn gặp phải sức ép lớn hơn từ Mỹ, nên cũng không thể mạnh tay hợp tác với Nga.

Kế đến là trường hợp của Trung Quốc. Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và tiêu thụ 33% dầu thô xuất khẩu của Nga, nhưng Trung Quốc cũng gặp phải những rào cản mang tính đặc trưng của nước này - chuyên gia Wang Huiyao, Chủ tịch kiêm người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.

Theo ông Wang, do phụ thuộc vào nguồn dầu thô nhập khẩu, Bắc Kinh phải duy trì quan hệ hữu hảo với tất cả những nhà cung ứng lớn. Trung Quốc không muốn hy sinh thế cân bằng này bằng việc tăng mua dầu của Nga để rồi phải giảm nhập khẩu từ một đối tác nào đó. Hơn thế, lệnh phong tỏa tại Thượng Hải cùng với nguy cơ phong tỏa tại Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành khác đang là nhân tố cản trở phục hồi kinh tế tại Trung Quốc. Nhu cầu tăng tiêu thụ dầu thô vì thế cũng không còn.

Nga sẽ hứng chịu tổn thất kinh tế lớn nếu mất châu Âu, thị trường nhập khẩu chủ chốt dầu mỏ, khí đốt của Nga - lĩnh vực tạo ra 45% nguồn thu ngân sách cho Điện Kremlin. Từ bỏ dầu thô Nga là quyết định mạnh tay đầy khó khăn với Brussels. Nhưng sớm hay muộn hợp tác Nga-EU trong trao đổi dầu thô sẽ bị dừng lại. Vấn đề chỉ còn là thời gian và xem ai sẽ là bên chủ động "ngắt cầu" trước. "Cả Nga lẫn châu Âu đều sẽ tìm cách để trở thành người độc lập trước bên còn lại", ông Medunic nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Belarus cáo buộc Ukraine không muốn đàm phán chấm dứt xung đột với Nga
10:46:45 28/09/2024
Nổ trạm xăng tại CH Dagestan làm 12 người thiệ.t mạn.g
06:07:42 29/09/2024

Tin đang nóng

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Biết vợ cũ tái hôn với anh chàng nghèo, tôi chuyển 100 triệu mừng cưới và định tặng con gái 1 căn nhà nhưng con từ chối
05:23:50 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Lỡ miệng khoe lương cao, một ngày sau, nghe lời nhờ vả từ bác ruột mà tôi lảo đảo
05:28:08 30/09/2024
Mỹ nhân showbiz là tiểu thư nhà giàu, có bố đại gia kinh doanh: Tuổ.i 27 sở hữu căn hộ 84 tỷ đồng, BST túi Hermes, Chanel
07:02:07 30/09/2024

Tin mới nhất

Kiev phản ứng khi Thụy Sĩ ủng hộ kế hoạch hòa bình do Trung Quốc-Brazil đặt ra cho Ukraine

08:56:13 30/09/2024
Thụy Sĩ là một trong những quốc gia tham dự cuộc họp với tư cách là bên quan sát. Sau cuộc họp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nicolas Bideau nói với hãng tin Reuters rằng Bern ủng hộ động thái này .

Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk

07:48:44 30/09/2024
Nga tuyên bố đẩy lùi 6 nỗ lực tiến công của quân đội Nga vào vùng biên giới Kursk và gây tổn thất lớn cho đối phương.

Trúng đòn cực mạnh, Hezbollah sẽ làm rung chuyển Vòm Sắt của Israel?

07:09:06 30/09/2024
Việc ông Nasrallah thiệ.t mạn.g hôm 27-9 là đòn giáng mạnh và mới nhất vào Hezbollah, sau khi Israel tấ.n côn.g hàng loạt chỉ huy và cho phát nổ hàng ngàn thiết bị liên lạc của các thành viên.

Xuất hiện xoáy cực bất thường ở Nam Cực

07:01:30 30/09/2024
Các đợt ấm lên bất thường và một đợt xoáy cực kỳ lạ năm nay đã thay đổi chu kỳ của lỗ thủng tầng ozone. Chúng ta không nên vội mừng trước hiện tượng này - các nhà khoa học cảnh báo.

Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"

06:59:15 30/09/2024
Tuyên bố của bà Kim được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố khoản viện trợ mới trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Washington, bao gồm vũ khí tầm xa có khả năng tấ.n côn.g Nga từ khoảng cách an toàn...

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Có thể bạn quan tâm

Dấu xưa Hồn phố: Về Nam Định thăm 'nhà thờ đổ' nằm sát bờ biển

Du lịch

09:01:02 30/09/2024
Tọa lạc tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà thờ đổ Hải Lý (hay còn được gọi là nhà thờ họ Trái tim của Chúa) mang vẻ cổ kính, lối kiến trúc độc đáo và được biết đến như một chứng tích về hệ quả của biến đổi khí hậu.

Cuối tháng 8 âm lịch, 3 con giáp đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài

Trắc nghiệm

08:54:27 30/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài vào cuối tháng 8 âm lịch này nhé!

Hành trình chiến thắng bệnh tật đầy cảm hứng của Kim Woo Bin

Sao châu á

08:23:14 30/09/2024
Hành trình chiến đấu, vượt qua căn bệnh ung thư quái ác của nam diễn viên Kim Woo Bin chính là tấm gương về nghị lực sống kiên cường, khiến nhiều người cảm phục.

10 mẹo chăm sóc giúp giảm tóc gãy rụng

Làm đẹp

08:22:42 30/09/2024
Dầu gội mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc, gây khô, giòn, khiến tóc dễ gãy hơn. Sử dụng các loại dầu gội thảo dược dịu nhẹ không chứa hóa chất như sulfat, paraben để duy trì mái tóc khỏe mạnh.

Độc đạo: Vì sao Tuyết hy sinh vì Dũng 'kính' đến vậy?

Phim việt

08:19:55 30/09/2024
Tập 12 phim Độc đạo đã hé lộ lý do vì sao Tuyết (Thanh Huế) lại dành tình cảm và sự trung thành cũng như hy sinh vì Dũng kính .

Đằng sau cảnh Chải chở khách đi bắt gian ở 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

08:15:54 30/09/2024
Ngày đầu Chải đi làm xe ôm đã có tình huống khó quên khhi chở một nữ khách hàng đi đán.h ghe.n. Hậu trường của phân cảnh này càng thú vị hơn nữa.

Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'

Sao việt

08:05:04 30/09/2024
Thu Quỳnh hạnh phúc khoe loạt ảnh cưa sừng làm nghé nhân dịp sinh nhật tuổ.i mới, nữ ca sĩ Lệ Quyên bức xúc với những người tung tin đồn nhảm về cô.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

Tin nổi bật

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

NÓNG: Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB, hé lộ sản phẩm cuối hoạt động cùng nhau trước khi chia tay!

Nhạc việt

07:59:37 30/09/2024
Trưởng nhóm Da LAB xác nhận về sự ra đi của mình, đồng thời cho biết Bầu Trời Mới sẽ là sản phẩm cuối cùng nam rapper đồng hành cùng Da LAB.

Thuố.c trị giun tóc

Sức khỏe

07:56:19 30/09/2024
Chống chỉ định với người có tiề.n sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuố.c. Không sử dụng thuố.c cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổ.i.

Trung bình Gen Z sau khi xem Cám: Không thể nhìn những thứ này một cách bình thường được nữa!

Netizen

07:23:09 30/09/2024
Nắm xôi, hũ mắm, cá bống,... những điều tưởng chừng rất bình thường ngoài đời nhưng khi được đưa vào phim Cám lại khiến dân tình phải khóc thét .