Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V
Là “cha đẻ” của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung.
Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ Latinh và châu Phi cũng chờ đợi các lô hàng từ Nga, gọi đây là giải pháp cho trình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn thế giới.
Song trên thực tế, Nga đang phải nhập khẩu vaccine Sputnik V. Chính phủ đã ký hợp đồng sản xuất Sputnik với một công ty Hàn Quốc, dự kiến ký với một công ty khác của Ấn Độ. Quy mô nhập khẩu và các thỏa thuận không được tiết lộ, song chúng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh Nga muốn xây dựng. Trước đó, chính phủ khẳng định vai trò nhà sản xuất vaccine cho các nước thu nhập thấp hơn.
Số liều nhập khẩu dự kiến tăng lên trong những tháng tới, có thể giúp Nga vượt qua giai đoạn tiêm chủng chậm chạp. Tình trạng này cho thấy ngay cả những quốc gia phát triển vaccine thành công cũng phải nhập khẩu mới có đủ nguồn cung.
Tháng 12/2020, hai máy bay chở các lô Sputnik V rời Hàn Quốc đến Nga. Nhà sản xuất GL Rapha dự kiến gửi lô hàng khác trong những ngày tới. Các công ty Ấn Độ cũng có kế hoạch xuất khẩu vaccine sang Nga.
Đại sứ Ấn Độ tại Nga, ông Shri Varma, cho biết: “Chúng tôi có triển vọng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vaccine, sẽ có đợt triển khai Sputnik V lớn trong nước, cung ứng cho cả Ấn Độ, Nga và toàn thế giới”. Hiện Nga ký kết 4 hợp đồng sản xuất với Ấn Độ.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sputnik V trên một chuyến tàu tại Tulun, Nga, để tiêm chủng, tháng 3/2021. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Năm ngoái, giới chức Nga cho biết nguồn cung từ nước ngoài có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Song đến nay, chính quyền ít nhắc đến các thỏa thuận liên quan. Việc sản xuất vaccine ở Nga là câu chuyện khác.
Quá trình này khởi đầu chậm chạp, các nhà máy phải vật lộn nhiều tháng vào mùa thu năm ngoái để có được thiết bị công nghệ sinh học từ Trung Quốc. Nguồn cung bị thiếu hụt.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói lượng Sputnik V đủ tiêm cho 8,9 triệu người đã được phân phối kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết nguồn cung dự kiến tăng nhanh vào tháng 4, gấp đôi sau mỗi tháng.
Chiến dịch tiêm chủng ở Nga cũng chậm hơn hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ. Đến nay, khoảng 4,5% dân số được tiêm liều đầu tiên, so với 10% ở châu Âu và 26% ở Mỹ.
Điện Kremlin tuần trước lần đầu thừa nhận tình trạng khan hiếm vaccine. Đây là yếu tố khiến ông Putin quyết định hoãn tiêm phòng cho chính mình, tránh trường hợp người dân đổ xô đi chủng ngừa trước khi có đủ nguồn cung.
Tháng 1, khi ông Putin đủ điều kiện tiêm phòng theo quy định của Nga, phát ngôn viên chính phủ Dmitri S. Peskov cho biết “việc sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các khu vực”.
Chưa rõ lượng vaccine nhập khẩu có vai trò thế nào trong giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung, song nó ảnh hưởng đến vị thế của Nga trong bản đồ vaccine thế giới.
Giới chức từ trước đến nay vẫn chọn cách làm nổi bật công tác xuất khẩu vaccine Nga trong mắt bạn bè quốc tế. Trang web của Sputnik V tuyên bố đây là “loại vaccine cho cả nhân loại”.
Hơn 20 quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng bằng Sputnik V, trong đó có Argentina, Hungary, Bolivia, Algeria… Giới chức Nga cho biết hầu hết lượng vaccine ở nước ngoài sẽ do công ty Hàn Quốc hoặc sắp tới là Ấn Độ đáp ứng.
Một lô vaccine Sputnik V được chuyển đến Mexico City tháng 3/2021. Ảnh: AFP
Nhưng chủ nghĩa dân tộc vaccine tại các nước đủ khả năng sản xuất lại đang gia tăng. Ấn Độ, nơi có các nhà máy lớn nhất thế giới, đã ngừng xuất khẩu gần như toàn bộ 2,4 triệu liều vaccine do số ca nhiễm tăng vọt trên khắp đất nước. Liên minh châu Âu cũng ban hành luật khẩn, hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca ra ngoài khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là “dấu chấm hết cho sự ngây thơ” của EU, khối có năng lực sản xuất đáng kể song đã liều lĩnh xuất khẩu nhiều vaccine ra thế giới, dù số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Mỹ và Anh đều phải nhập khẩu vaccine nghiên cứu trong nước, song sản xuất tại nước ngoài. Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V từ Hàn Quốc vào tháng 12, khi nước này mở rộng nhóm đủ điều kiện tiêm chủng. Nhà sản xuất GL Rapha không tiết lộ về quy mô của các lô hàng nói trên. Công ty dự kiến cung cấp khoảng 150 triệu liều Sputnik V trong năm nay.
Nga thúc đẩy sản xuất vaccine Spunik V ở nước ngoài
Ngày 3/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga đang nỗ lực thúc đẩy việc sản xuất vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của nước này tại nước ngoài.
Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V tại nhà máy dược phẩm ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Peskov cho biết trong tương lai gần, Nga có kế hoạch thúc đẩy sản xuất vaccine Sputnik V tại các nước khác, qua đó đáp ứng nhu cầu của nhiều nước.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra một ngày sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đã được duyệt và công bố trên tạp chí y khoa quốc tế The Lancent cho thấy vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6% trong việc ngăn chặn sự phát triển của virus SARS-CoV-2 trên cơ thể người. Kết quả trên được Viện Gamaleya ở Moskva, nơi phát triển và thử nghiệm vaccine, đối chiếu phù hợp với số liệu về hiệu quả được công bố ở các giai đoạn trước thử nghiệm.
Ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Moskva đã chia sẻ dữ liệu thử nghiệm Giai đoạn III với các cơ quan quản lý dược quốc gia và đã bắt đầu quá trình đệ trình lên Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) để được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt.
Cùng ngày, hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của RDIF cho biết Nicaragua đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V.
* Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên xác nhận ít nhất 600.000 liều vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc viện trợ sẽ được chuyển tới Campuchia vào cuối tuần này.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, thông tin trên được Đại sứ Vương Văn Thiên đưa ra tại Bệnh viện quân đội Preah Keto Mealea ở thủ đô Phnom Penh, nơi ông có cuộc gặp với một nhóm các bác sĩ chuyên chủng ngừa vaccine, cùng với sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ cung cấp cho Campuchia 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Trong giai đoạn đầu tiên, 600.000 liều vaccine của hãng dược Sinopharm sẽ được chuyển tới Campuchia trong tuần này.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết ông sẽ đến sân bay để đón lô vaccine này và sẽ là người đầu tiên được chủng ngừa vaccine. Ngoài số vaccine của Trung Quốc, Chính phủ Campuchia cũng cân nhắc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ, Anh, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Nga tuyên bố vaccine Sputnik V hiệu quả 95% Nga cho biết Sputnik V, loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển, đạt hiệu quả 95% theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng. Thông báo hôm nay từ Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho hay các tính toán dựa trên dữ liệu sơ bộ...