Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân
Nga cho rằng Ukraine không có khả năng tự phát triển vũ khí hạt nhân và chỉ có thể sở hữu loại vũ khí này với sự giúp đỡ của phương Tây.
Một hệ thống tên lửa của Ukraine (Ảnh minh họa: Business Insider).
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 25/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phản hồi tuyên bố của các quan chức phương Tây và các kênh truyền thông về việc Ukraine có khả năng răn đe hạt nhân.
“Chính quyền Kiev không thể tự mình tạo ra vũ khí hạt nhân trong vài tuần. Đây là sự thật”, bà Zakharova nói.
Theo bà Zakharova, cách duy nhất để Ukraine có thể chế tạo vũ khí hạt nhân là “nhận các bộ phận quan trọng từ bên ngoài, từ các quốc gia khác”.
Hồi tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng để bảo đảm an ninh của chính mình, Ukraine sẽ cần phải gia nhập NATO hoặc cần có vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết Kiev không có kế hoạch phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và vẫn cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cũng khẳng định Kiev không có ý định chế tạo bom hạt nhân vì điều này cũng khó có thể thay đổi đáng kể tình hình trên tiề.n tuyến.
Ông Podolyak cho rằng, ngay cả trong kịch bản Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân thì Kiev cũng không thể ngăn chặn được “một quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới” như Nga.
Báo Anh The Times dẫn nguồn tin dự đoán, nếu sự hỗ trợ của Mỹ chấm dứt, Ukraine có thể phát triển bom hạt nhân trong vòng vài tháng.
Theo nguồn tin, một ghi chú phân tích về việc tạo ra bom hạt nhân được cho là đã được chuẩn bị cho Bộ Quốc phòng Ukraine.
Bản ghi chú được cho là nêu rằng Ukraine có thể sử dụng plutonium chiết xuất từ các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân của Ukraine, để tạo ra một quả bom nguyên tử.
Lượng plutonium mà Ukraine sở hữu “có thể đủ cho hàng trăm đầu đạn”, The Times cho biết.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ thông tin này, nhấn mạnh rằng Ukraine không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, Kiev sẽ tiếp tục duy trì các điều khoản của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine từ lâu đã lập luận rằng Washington và các đồng minh của họ có nghĩa vụ bảo vệ Ukraine vì Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó Mỹ, Anh và Nga đã đưa ra các đảm bảo an ninh để đổi lấy việc loại bỏ các đầu đạn hạt nhân của Liên Xô cũ khỏi lãnh thổ Ukraine.
Ông Zelensky cũng phàn nàn rằng Bản ghi nhớ Budapest vừa khiến Ukraine không có vũ khí hạt nhân để răn đe đối thủ, vừa mất an ninh.
Trong khi đó, Nga cho rằng, cuộc đảo chính năm 2014 ở Ukraine với sự hậu thuẫn của phương Tây đã khiến bản ghi nhớ bị vi phạm. Nga cũng tuyên bố, một Ukraine có vũ khí hạt nhân và có quan điểm đối đầu Moscow là mối đ.e dọ.a không thể chấp nhận được với an ninh của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Moscow sẽ sử dụng mọi phương tiện có sẵn để đáp trả nếu Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mỹ tuyên bố về việc giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 1/12 cho biết, Mỹ không cân nhắc giao cho Ukraine số vũ khí hạt nhân mà Kiev đã từ bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Hầm chứa tên lửa SS-24 của Ukraine vào năm 1998 sau khi nó bị phá hủy như một phần trong nỗ lực chung nhằm giải tán kho vũ khí hạt nhân của Ukraine. Ảnh: Sky News
Theo ABC News và RT, ông Sullivan bình luận như vậy khi được hỏi về thông tin tờ The New York Times đưa hồi tháng trước rằng, một số quan chức phương Tây giấu tên nói Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể trao cho Ukraine vũ khí hạt nhân trước khi rời nhiệm sở.
Ông Sullivan nói: "Điều đó không được cân nhắc, không. Những gì chúng tôi đang làm là tăng cường năng lực thông thường cho Ukraine để họ có thể tự vệ hiệu quả và chiến đấu với người Nga, chứ không phải năng lực hạt nhân".
Khi Ukraine độc lập vào năm 1991, nước này nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, có khoảng 1.900 đầu đạn, 176 tên lửa đạn đạo liên lục địa và 44 máy bay né.m bo.m chiến lược được đặt tại Ukraine. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm, Ukraine đã trả lại tất cả cho Nga để đổi lấy sự hỗ trợ kinh tế và đảm bảo an ninh từ Washington, London và Moscow.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tỏ ra hối tiếc về việc Ukraine giao nộp vũ khí hạt nhân. Năm 2022, nhà lãnh đạo này tuyên bố Kiev có mọi quyền để đảo ngược quyết định trên. Tháng 10, ông Zelensky tuyên bố rằng chỉ có hai lựa chọn để đảm bảo an ninh của Ukraine: gia nhập NATO hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trước đó cảnh báo, "việc chuyển giao những vũ khí như vậy có thể được coi là hành động phát động một cuộc tấ.n côn.g vào Nga" theo học thuyết hạt nhân mới được sửa đổi gần đây của nước này.
Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp nước này bị tấ.n côn.g hạt nhân hoặc khi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đ.e dọ.a nghiêm trọng bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường. Phiên bản học thuyết mới nhất cũng cho phép Moscow coi cuộc tấ.n côn.g của một quốc gia phi hạt nhân được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn tương đương với hành động gây hấn hạt nhân trực tiếp.
Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. "Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ có mặt ở Ukraine và đuổi họ ra ngoài", đô đốc Rob Bauer, đứng đầu...