Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý
Trong bố trí nhà bếp có những chi tiết rất nhỏ nhưng nếu sai lầm có thể khiến bếp trông lộn xộn và kém hữu ích.
1. Sàn nhà bếp không phù hợp
Mặc dù sản gỗ công nghiệp được dùng phổ biến nhưng nếu dùng sàn gỗ công nghiệp ở bếp có thể gỗ lát sàn sẽ bị bật bong do ướt nước. Nếu lát sàn nhà bếp bằng gạch sẽ trông không ấm cúng, đi lại cảm thấy lạnh chân và nồi, bát, đĩa có thể bị vỡ tan khi rơi xuống. Cho nên, bạn có thể lát kết hợp cả gỗ và gạch như trong hình. Tuy nhiên phần gỗ nên cách xa bàn đá để không bị ướt.
2. Không có khoảng cách giữa các thiết bị nhà bếp
Giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện phải có một vùng đệm. Ví dụ như bạn không nên đặt lò nướng cạnh tủ lạnh, tủ lạnh có thể bị hỏng nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên đặt bếp cách xa chỗ bồn rửa để tránh bị ướt nước.
3. Để hở phần chân dưới tủ bếp
Nếu có một chân ở dưới tủ bếp có thể khiến bạn vất vả dọn dẹp các thứ rác, bụi dưới tủ hoặc những đồ bị rơi xuống chỗ hở. Nhà bếp của bạn trông sẽ gọn gàng hơn với tấm gỗ hơn 12cm lắp ở dưới chân.
4. Không đủ ánh sáng
Ánh sáng là phần quan trọng của nhà bếp. Bếp sẽ trông rộng rãi hơn với cách bố trí ánh sáng hợp lý. Nếu tủ bếp có màu tối đừng quên lắp thêm đèn. Bạn nên lắp đặt thêm một số đèn với ánh sáng hắt từ mặt dưới tủ bếp xuống, tránh lắp ở trên trần, chú ý lắp đèn trên bàn ăn. Bạn cũng nên bố trí ổ cắm điện hợp lý. Nhà bếp nhiều ánh sáng sẽ thuận tiện cho việc nấu ăn.
5. Lắp tấm thủy tinh acrylic trong bếp sai cách
Video đang HOT
Một tấm thủy tinh acrylic giúp nhà bếp đẹp hơn, nhưng bụi bẩn có thể bám vào mặt sau kính. Nếu bạn tiết kiệm tiền mà mua kính giá rẻ có thể bị trầy xước khiến bếp của bạn không gọn gàng và đẹp. Nếu muốn dùng sản phẩm này, hãy mua tấm kính dài đừng mua loại được chia thành tấm nhỏ. Bạn nên chọn loại kính cường lực để đảm bảo độ bền.
6. Không tận dụng các góc tủ bếp
Bạn nên tận dụng các góc tủ đặc biệt khi nhà bếp có diện tích nhỏ. Khay xoay có thể thay thế các ngăn kéo không hữu ích. Bạn cần chú ý đến sự tiện lợi trước khi nghĩ đến chi phí tài chính. Vì điều này giúp tủ bếp sạch sẽ và để được nhiều đồ vào trong, dễ sử dụng thay vì ngăn kéo tối và rỗng.
7. Bồn rửa không tiện lợi
Điều quan trọng khi lắp bồn rửa là phải đảm bảo sự tiện lợi và hữu ích. Nếu bạn thích bồn rửa tròn đừng mua loại hình vuông. Bồn rửa rộng và được làm bằng chất liệu chịu nhiệt cao là sản phẩm nên chọn. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng độ sâu của bồn rửa tốt nhất là hơn 17cm.
8. Lắp tủ bếp vào tường kém chịu lực
Bạn chỉ nên đặt tủ bếp ở trên tường có thể chịu lực. Nếu như tường là thạch cao thì tủ bếp không thể chịu được sức nặng. Vì vậy, bạn không nên mạo hiểm treo tủ lên tường thạch cao.
9. Sắp xếp thiết bị nhà bếp không tiện lợi
Các đồ dùng nhà bếp không nên đặt quá cao hay quá thấp, tùy thuộc vào chiều cao của người dùng để có cách bố trí hợp lý nhưng tốt nhất ngang thắt lưng. Ví dụ bạn không nên đặt lò nướng sát sàn gỗ để tránh bị bỏng. Bạn nên bố trí lò nướng cao hơn sàn một chút, lò vi sóng cao hơn lò nướng nhưng vẫn có thể tiện khi dùng lò vi sóng.
Tố Uyên
Theo Bright side
Muốn tủ bếp lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp hãy tham khảo ngay những thiết kế lưu trữ đồ dùng làm bếp này
Không cầu kỳ, cũng chẳng cần chi phí cao, những thiết kế lưu trữ đồ dùng làm bếp đơn giản nhưng vô cùng tiện lợi lại mang đến hiệu quả không ngờ tới.
Nhà bếp là một không gian sống quan trọng trong một gia đình và mỗi một 1m2 đất đều phải được tận dụng triệt để. Sau rất nhiều những cố gắng của các chuyên gia thiết kế thì những mẫu nột thất gia dụng đang ngày càng giúp ích đắc lực trong việc lưu trữ đồ dùng. Những tủ bếp với nhiều ngăn, khóa kéo, móc giữ... giúp bạn sắp xếp các đồ dụng gia dụng như chảo, bát, đũa, bình, thậm chí là cả thùng rác một cách dễ dàng. Một số ý tưởng thiết kế lưu trữ đồ dùng làm bếp hay ho được liệt kê ngay dưới đây.
1. Các tủ bếp được thiết kế có khoảng không rộng lớn, đựng được các hộp phân loại thức ăn khô như thế này.
2. Các móc khóa treo kim loại dày, to bản được gắn lên thành tủ để giữ các nồi và vung cho gọn.
3. Hay một ngăn kép chìm tuy nhỏ nhưng giúp lưu trữ được nhiều đồ dụng gia dụng giúp chủ nhân.
4. Hãy là một gia chủ thông minh khi biết tận dụng khoảng tường trống trong nhà bếp để gắn lên đó những móc treo giữ đồ giúp bạn.
5. Hoặc phía trên bồn rửa bát có thể gắn một thanh sắt lớn để treo các dụng cụ gia dụng.
6. Một thang nhỏ được đặt ngay trong nhà bếp để treo những dụng cụ làm bếp như nồi, niêu, xoong, chảo...
7. Đặc biệt hơn là thiết kế những thanh gỗ gắn tường vừa nghệ thuật lại đa năng.
8. Một vài thanh sắt được gắn lên cửa tủ sẽ giúp bạn giữ các nắp nồi được gọn gàng hơn.
9. Hay bộ sưu tập thìa, dĩa ăn của bạn sẽ được phân loại ngăn nắp trong ngăn tủ đa dụng như thế này. Khi nào đến bữa chỉ cần kéo ra và sử dụng.
10. Một ngăn kéo kép giúp lưu trữ các gia vị, ngũ cốc và các loại nước không cần bảo quản.
11. Các ngăn kéo nhỏ trong tủ lại được chia làm các gian bằng nhau để lưu trữ đồ.
12. Cạnh tủ đều có thể tận dụng để giữ đồ gia dụng giúp gia chủ.
Theo Woohome
Bày cách cho bạn dọn dẹp nhà cửa thật đơn giản lại nhàn thân Dọn dẹp nhà chưa bao giờ là một công việc nhàn hạ và dễ dàng, nên hãy cùng thử tham khảo những gợi ý lau dọn sau để công việc ấy được nhanh gọn suôn sẻ hơn bạn nhé. Thứ tự dọn dẹp: 1. Sắp xếp quần áo và các loại khăn, ga trải giường màn cửa trước, như vậy có thể giúp...