“Ngã ngửa” thịt bò siêu rẻ 120.000 đồng/kg
Trong khi giá thịt bò ngoài thị trường thấp nhất là 20.000 đồng/lạng thì tại Cầu Giấy, có một hàng bán “thịt bò siêu rẻ” với giá chỉ 120.000 đồng/kg, bằng giá thịt lợn.
Thịt bò siêu rẻ
Thông tin trên báo Tri thức trực tuyến, hơn một năm nay, nhiều bà nội trợ chia sẻ nhau địa chỉ “mua thịt bò giá rẻ nhất Hà Nội”, tại ngõ chợ tự phát trên phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy). Tại đây, giá mỗi lạng bắp 20.000-22.000 đồng, thịt vai, dẻ sườn, mông… chỉ 12.000-13.000 đồng. So với thịt bò đang bán tại các chợ, siêu thị, mức giá trên chỉ bằng 1/3 đến một nửa, thậm chí ngang với giá thịt lợn.
Từ sáng sớm đến khoảng 9h mỗi ngày, các hàng thịt này luôn đông đúc. Khách mua chủ yếu là người lao động nghèo, sinh viên, người cao tuổi và chủ các quán cơm, nhà hàng.
Chị Hoàng Nga, nhà ở cách chợ chỉ 50 m khẳng định: “Mấy người lái thịt chỉ lừa được người già, sinh viên thôi chứ không qua mắt dân sành. Tôi chắc chắn loại thịt bán giá rẻ bất thường ở đây không phải thịt bò”.
Chị kể, cách đây vài tháng, chị mua thịt bò tại đây về thái ra thấy thớ khác, không nhiều gân như bò và màu thịt bên trong “trắng ởn”. Nghi ngờ là thịt lợn giả bò, chị Nga vứt ngay vào sọt rác và quyết định không bao giờ mua nữa. Nhưng quá bức xúc, chị Nga chia sẻ câu chuyện lên diễn đàn và nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Người tiêu dùng nên mua thịt bò ở những địa chỉ đáng tin cậy, tránh ham hàng “siêu rẻ” để rước họa vào thân. (Ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Văn Hải (tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) cho biết, anh đã có thời gian ở trọ trong ngõ này, biết rõ nhà nào bán đồ giả, nơi nào bán hàng thật. Theo anh Hải, nhìn bên ngoài, người đi chợ rất khó phân biệt được thịt bò xịn hay rởm. Vì thịt rởm vẫn có màu đỏ tươi, có mùi bò và không hề có bì, có mỡ như thịt lợn. Anh lo ngại loại thịt lợn giả bò có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, do sử dụng hóa chất.
Một chủ hàng bán thịt lâu năm tại chợ Nghĩa Tân khẳng định, nếu là thịt bò xịn thì không thể có giá rẻ bất thường như vậy. Loại bắp hay lõi rùa chị nhập tại lò mổ đã 240.000-280.000 đồng một kg. Các loại khác như mông, vai, dẻ sườn nhập buôn cũng không thể rẻ như giá bán lẻ tại địa chỉ này. Tuy nhiên, chị phủ nhận việc các chủ hàng trên tẩm hóa chất để biến thịt lợn thành thịt bò. Theo nhận định của chị, đó có thể là thịt lợn sề.
“Lợn sề càng già thì thịt càng có màu đỏ thẫm, dai, ít mỡ, gân to và mùi vị tương tự thịt bò. Nhiều dân lái lợn muốn biến thịt lợn sề thành thịt bò còn tưới thêm tiết lợn lên trên, đợi thịt khô thì rưới thêm một lớp mỡ bò rán, miếng thịt trông sẽ dẻo dai như bò”, chủ hàng tiết lộ.
Không chỉ xuất hiện tại một địa chỉ, theo chia sẻ của người tiêu dùng, hiện ở Hà Nội có nhiều điểm bán thịt lợn giả bò tương tự. Loại thịt này chủ yếu được bán ở các chợ cóc, chợ tạm. Khách đi chợ dù phát hiện mua phải thịt bò rởm nhưng hầu hết chỉ im lặng, rút kinh nghiệm và chuyển sang hàng khác, không ai tố cáo.
Một nghìn lẻ một… cách biến hóa thịt lợn sề thành thịt bò
Thịt lợn sề có thể giả thịt bò. Họ thường chọn thịt lợn sề để làm giả thịt bò vì thịt lợn sề bởi chúng có độ dai gần giống với thịt bò còn , thịt lợn thường chỉ có thể giống về hình thức, không dẻo và dai như thịt bò.
Video đang HOT
Để thịt lợn màu đỏ hồng chuyển sang màu đỏ sẫm như thịt bò, họ có thể dùng máu (tiết) bò trộn vào thịt lợn khi ướp để có mùi gây, hôi đặc trưng của thịt bò hoặc nhuộm màu cho thịt lợn bằng phẩm màu “hoa hiên”, chỉ cần pha một thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước, quét lên bề mặt thị lợn, hoặc nhúng thịt lợn vào dung dịch này chừng 1 phút là thịt lợn đã có màu sắc giống như thịt bò tươi và không thể phân biệt được đâu là thịt bò, đâu là thịt lợn.
Tuy nhiên trong quá trình xào, nấu màu thịt sẽ không còn đỏ tươi như lúc nhuộm mà chuyển sang màu hơi trắng, đặc biệt là không có mùi vị của thịt bò thật. Nếu dùng bột hoa hiên có nguồn gốc tự nhiên, có thể việc “nhuộm màu” này là an toàn, tuy nhiên, với các loại bột công nghiệp, hoặc bột mua ngoài chợ, không rõ nguồn gốc, xuất sứ thì không thể khẳng định về chất lượng của loại bột này.
Tại ngõ chợ tự phát trên phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy), “thịt bò” được bán với giá siêu rẻ, giá mỗi lạng bắp 20.000-22.000 đồng, thịt vai, dẻ sườn, mông… chỉ 12.000-13.000 đồng.
Về phần mùi vị, trước tiên, người làm thịt giả, họ dùng một loại gia vị phụ gia khác, gọi là maltol – một chất tạo màu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm, để giảm mùi đặc trưng của thịt lợn. Sau đó tạo nên mùi và vị của bò bằng nhiều cách khác.
Đơn giản nhất là lấy xương bò tươi nấu chung với nước dùng, thịt lợn sề sau khi đã tẩm ướp cho ngấm gia vị và lên màu, cho vào trần trong nước dùng, nước từ tủy, xương bò sẽ ngấm vào thịt, tạo mùi bò đặc trưng.
Nhưng những cách này chỉ cửa hàng nhỏ mới dùng, những quán hàng đông khách sẽ phải có những cách chuyên nghiệp hơn, đó là sử dụng các loại phụ gia như: nước tinh bò; bột hương vị bò, viên gia vị bò… các loại phụ gia này sẽ giúp tô phở thịt có mùi thơm đặc trưng của thịt bò, khiến người ăn dù có tinh ý cũng khó phát hiện ra.
Mối nguy hại khôn lường
Theo TS. Lương Hồng Nga, Giảng viên Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, không có hóa chấtnào có thể biến thịt lợn thành thịt bò mà chỉ là dùng phụ gia để tạo mùi và vị giống tương đối. Thịt lợn sề ướp các loại phụ gia này có thể có màu sắc, mùi như thịt bò, khi chế biến nhìn bằng mắt thường có thể không phát hiện ra nhưng chú ý kỹ khi ăn sẽ nhận ra ngay.
Tuy nhiên, nhận định về mối nguy hiểm của thịt bò giả, tiến sĩ Nga cho biết: việc ăn phải thịt lợn sề giả thành thịt bò này cũng rất nguy hiểm. Vì thông thường, người dân không bán những con lợn sề khỏe mạnh vì nó mang lại nguồn lợi nhờ việc đẻ lợn con. Chỉ khi lợn sề bị bệnh, phải tiêm, hoặc đã chết, người dân mới đem bán. Tức là, ngoài việc ăn phải rất nhiều loại phụ gia không rõ nguồn gốc, chất kháng sinh và có thể mang mầm bạn còn đối mặt với nguy cơ mang bệnh từ thịt lợn đó bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, thịt lợn sề cũng không tốt cho bà đẻ hoặc người mới ốm dậy vì nó có thể dẫn đến mất sữa, hoặc bị hậu sản… Vì thế, nếu chúng ta cảm thấy bát phở bò đang ăn không giống thịt bò thật thì nên ngừng ăn, để tránh ăn phải các loại thịt bẩn, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là với các bà mẹ mới sinh con.
Đánh giá về tác hại của các loại phụ gia biến thịt lợn sề thành thịt bò, tiến sỹ Nga nhận định: Không phải loại phụ gia thực phẩm hỗ trợ trong quá trình chế biến nào cũng độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Quan trọng là loại phụ gia thực phẩm đó có đảm bảo chất lượng không?
Bạn chỉ nên mua những loại phụ gia có bao bì sản phẩm rõ ràng, có ghi địa chỉ nhà sản xuất và có đăng ký chất lượng với cơ quan y tế. Ngoài ra, việc nó có làm hại sức khỏe của bạn không còn tùy thuộc vào thời gian ngâm t ẩm thực phẩm với phụ gia ngắn hay dài, nhiều hay ít phụ gia. Việc dùng phụ gia ở các quán biến thịt lợn sề thành thịt bò rất đáng lo vì có thể họ dùng phụ gia rẻ tiền, ngâm tẩm lâu.
Mẹo hay phân biệt thịt bò giả
Phân biệt thịt bò và thịt lợn sề
Phân biệt thịt bò được làm giả từ thịt trâu
Nếu quan sát kỹ, người mua cũng không khó phân biệt vì thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.
Một nhận dạng tuy có phần muộn nhưng chắc chắn bà nội trợ nào cũng nhận ra đó là, khi chế biến thịt lợn giả bò sẽ nhanh chóng biến chuyển sang màu trắng và mùi vị nhạt, không còn mùi bò.
Vì vậy, để chọn được thịt bò tươi ngon, người tiêu dùng nên quan sát màu (màu đỏ đặc trưng), độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn và khô.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Những mối nguy hiểm khi ăn phải thịt lợn chết
Những người ăn phải thịt lợn ốm, thịt lợn chết bất thường đều có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Nguy hiểm từ dịch lợn tai xanh
Hiện nay, người ta cho rằng, lợn chết nhiều khi bị bệnh lợn tai xanh là do các mầm bệnh "kế phát" gây ra. Do tỉ lệ tử vong ở loại virus lợn tai xanh thể độc lực cao là rất lớn, dịch tai xanh trở thành một hiểm họa lớn đối với ngành chăn nuôi.
Tờ VTC News cho hay, bệnh tai xanh là bệnh do virut LeLystad, có cấu trúc ARN, thuộc họ Togaviridae. Virut này có trong nước mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường.
Dịch lợn tai xanh không lây nhiễm trực tiếp sang người nhưng có thể tạo cơ hội để các bệnh khác gây ảnh hưởng tính mạng. Ảnh minh họa.
Tuy bệnh lợn tai xanh không lây lan trực tiếp sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn, đặc biệt là nhiễm liên cầu khuẩn...
Chia sẻ trên tờ Vnexpress, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoàng, Trưởng phòng vi khuẩn Viện Pasteur TP HCM, khẳng định, khi chưa có dịch tai xanh, thì một loại bệnh khác là liên cầu lợn đã có thể gây bệnh cho người. Và đến khi bệnh tai xanh xuất hiện, bệnh liên cầu mới có cơ hội bùng phát thành đại dịch. Nguy cơ lây lan sẽ rất cao.
Như vậy, mối nguy hiểm mà dịch tai xanh mang lại cho con người chính là loại liên cầu khuẩn có khả năng lây sang người, xuất hiện khi hệ miễn dịch của lợn bị suy giảm do bị nhiễm virus lợn tai xanh.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Theo thông tin từ tờ VTC News, bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn.
Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm sang người khi ăn phải tiết canh lợn bị bệnh liên cầu hoặc ăn thịt lợn chết vì bị bệnh. Thực tế ở nước ta, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn. Hoặc những người ăn thịt lợn bị bệnh, thịt lợn chết hay có các vết thương, xây xát ở da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết... của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh.
Một biểu hiện của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ảnh minh họa.
Liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) có thể tồn tại trong phân, bụi bẩn, xác lợn và cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Vi khuẩn cư trú ở amidal và mũi lợn khoẻ có thể tới 1 năm. Bệnh cũng có thể bị nhiễm qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra hoặc thói quen khi mua thịt người dân thường đưa thịt lên mũi để ngửi.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn ở thể cấp tính, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan, thận... và tử vong rất nhanh. Còn ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.
Trên thực tế, hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis, 24 giờ sau khi lây nhiễm toàn cơ thể, người bệnh đột ngột đen xì và tử vong, hầu như không thể cứu chữa được.
Để phòng bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lợn bệnh và chết. Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi bằng các loại hoá chất như Phenol, Iốt, hypochlorid, axit phenic 3-5%, formol 5%.
Khi phải tiếp xúc với lợn nghi hoặc mắc bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang tay và mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Đối với người tiêu dùng, nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết, phù nề thì không nên ăn vì chắc chắn đó là lợn bị bệnh. Đặc biệt phải ăn thịt đã nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống.
- Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh. Khi nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Ăn tiết canh dê, doanh nhân sắp mất mạng Đi công tác đến Ninh Bình, vị doanh nhân rẽ vào quán dê núi ăn tiết canh, không ngờ mắc liên cầu khuẩn bị viêm màng não, sự sống mong manh. Sự thật tiết canh dê Theo lời quảng cáo của một chủ cửa hàng tiết canh dê trên đường Lạc Long Quân, Hà Nội thì tiết canh dê là món ăn mát,...