Nga nghiên cứu sử dụng Plasma lạnh chống lại sự lây lan Covid-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nga đang kì vọng sẽ tìm ra một phương pháp mới để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể bao gồm cả coronavirus chủng mới gây ra đại dịch Covid-19.
Nhấn để phóng to ảnh
Các nhà khoa học đến từ Nga tiết lộ đã sản xuất một thiết bị đặc biệt sử dụng plasma lạnh để biến nước thông thường thành chất lỏng mà các nhà nghiên cứu gọi là “Magnaril”, có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus.
Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, bên cạnh rắn, lỏng, khí. Tia plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) lần đầu tiên được đưa vào hỗ trợ điều trị vết thương hở năm 2005 tại nước Đức.
Chất lỏng được tạo ra bởi phương pháp xử lý plasma lạnh này tạo thành các dạng hoạt động khác nhau của ôxy và axit hypochlorous.
“Khoa học đã biết rằng 1/10 của muối axit này trong nước có thể ngăn chặn sự lan truyền của coronavirus. Bản thân axit hoạt động mạnh hơn nhiều so với muối của nó, do đó có thể cho rằng chất lỏng này sẽ tiêu diệt mầm bệnh thay vì chỉ ngăn chặn sự lây lan của nó”, nhà khoa học Dmitry Balabolin nói.
Video đang HOT
Chất lỏng đặc biệt được tạo ra có thể được sử dụng như một chất khử trùng có thể được áp dụng cho các bề mặt khác nhau hoặc phân tán trong không khí. Chi phí để tạo ra cũng được tiết lộ tương đôi rẻ.
Tuy nhiên, phát minh của các nhà nghiên cứu có hiệu quả chống lại chủng coronavirus đặc biệt đang gây ra đại dịch toàn cầu đang diễn ra hay không vẫn cần thêm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu hiện đang tiếp tục chuyển sang thực hiện các xét nghiệm đầy đủ hơn nữa.
Trang Phạm
Giữa đại dịch, tình yêu cũng phải duy trì khoảng cách
Người dân khắp nơi trên thế giới đang tập thích nghi với những quy tắc cách ly xã hội để ngăn chặn virus lây lan.
Từ ngày 29/3, lệnh cấm tụ tập có hiệu lực tại Hong Kong. Theo đó, để phòng ngừa virus corona lây lan, người dân không được tụ tập quá 4 người tại nơi công cộng. Các tiệc cưới, nhà hàng, khu vui chơi... đều đang bị ảnh hưởng và phải thay đổi cách thức hoạt động sau quy định này.
Người Do Thái tại Jerusalem mặc áo choàng, tham dự một buổi lễ cầu nguyện truyền thống trên vỉa hè bên ngoài giáo đường. Tất cả được khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn 1,8 m với những người bên cạnh trong khi đọc kinh, cầu nguyện.
Một cặp vợ chồng nắm tay nhau khi cố gắng giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh tại Muenster, miền tây nước Đức. Chính phủ Đức đã hạn chế đáng kể các hoạt động tại nơi công cộng và chỉ cho phép tối đa 2 người (không phải là thành viên trong cùng gia đình) ở cạnh nhau tại nơi công cộng.
Hình ảnh mọi người tự giác giữ khoảng cách trên đường phố, vỉa hè ở Anh, Nga. Tự cách ly xã hội giờ đây trở thành một trong những biện pháp hàng đầu để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng.
Người dân tận hưởng thời tiết nắng ấm tại công viên Domino, New York vào hôm 20/3 vừa qua. Giữa đại dịch Covid-19, thị trưởng đe dọa sẽ phạt tiền đối với những ai không tuân thủ các quy tắc cách ly xã hội.
Buổi họp báo tuân thủ quy tắc an toàn giữa mùa dịch tại Virginia (Mỹ). Các nhà báo ngồi cách xa nhau và hạn chế tương tác, giao tiếp với người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus.
Nhiều tòa nhà tại Indonesia, Singapore đưa ra những quy định mới khi sử dụng thang máy trong mùa dịch. Một số nơi yêu cầu người dân đứng trong ô vuông được kẻ sẵn trong khi số khác yêu cầu mọi người quay mặt vào tường để hạn chế tiếp xúc xã hội.
Người dân tại Manila (Philippines) giữ khoảng cách khi xếp hàng mua đồ trước trung tâm thương mại. 1,8 m là khoảng cách an toàn được khuyến cáo để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc với dịch tiết ra khi hắt hơi, ho từ những người xung quanh.
Lê Vy
10 quốc gia có tỷ lệ người nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới Tòa thánh Vatican chỉ có 6 ca nhiễm SARS-CoV-2 nhưng vẫn là quốc gia có tỷ lệ người nhiễm cao nhất thế giới. Dân số của Tòa thánh Vatican cập nhật ngày 31/3 là 801 người. Số người nhiễm SARS-CoV-2 tại đây đang là 6 người, với tỷ lệ người nhiễm là 1/133 người. Vatican đóng cửa các nhà thờ để hạn chế...