Nga ngăn chặn xung đột leo thang ở Nagorno – Karabakh
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 6/3, Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng gìn giữ hoà bình của nước này đã ngăn chặn một cuộc đụng độ vào cuối tuần qua ở Nagorno – Karabakh, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, khiến 5 người thiệt mạng.
Binh sĩ Nga tham gia lực lượng giám sát lệnh ngừng bắn gác tại trạm kiểm soát ở ngoại ô thành phố Stepanakert, thủ phủ khu vực Nagorny – Karabakh, ngày 26/11/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn: “Quân nhân của lực lượng vũ trang Cộng hoà Azerbaijan đã bắn vào một chiếc ô tô chở các sỹ quan thực thi pháp luật của Nagorno – Karabakh. Nhờ những nỗ lực của Lực lượng gìn giữ hoà bình Nga, cuộc đụng độ đã dừng lại”. Thông báo cho biết thêm 3 người trên xe đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong vụ việc này, trong khi bên phía Azerbaijan có 2 người chết và 1 người bị thương.
Hai quốc gia vùng Nam Kavkaz này đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh vào những năm 1990 và 2020 cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất Karabakh, nơi nhiều nước công nhận là thuộc Azerbaijan nhưng có phần lớn người Armenia sinh sống.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh: Nga dùng tới 97% lực lượng ở Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho rằng gần như toàn bộ quân đội Nga đã có mặt ở Ukraine.
Xe quân sự Nga di chuyển trên tuyến đường gần Armiansk, Bán đảo Crimea ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Business Insider, ngày 15/2, Bộ trưởng Ben Wallace nói với kênh BBC: "Hiện chúng tôi ước tính 97% quân đội Nga, toàn bộ quân đội Nga, đang ở Ukraine". Ông nói thêm rằng Nga đã không thể tập hợp một lực lượng duy nhất để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Ông Wallace cũng nhắc lại con số 97% khi nói rằng giúp Ukraine đánh bại Nga thực ra là tăng cường an ninh ngay tại Anh. Ông nói cụ thể: "Nếu 97% quân đội Nga đang ở Ukraine, với tỷ lệ tiêu hao rất, rất cao và có khả năng hiệu quả chiến đấu giảm 40%, gần 2/3 số xe tăng bị phá hủy hoặc hỏng hóc, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của châu Âu".
Ông Wallace cũng cho rằng những nỗ lực của Nga gần bằng mức độ tiêu hao trong Thế chiến thứ nhất.
Hiện chưa rõ Nga có tổng cộng bao nhiêu quân ở Ukraine. Nga có thể tiếp tục bổ sung thêm quân thông qua các đợt huy động, nhưng Nga sẽ cần dành thời gian đào tạo nếu muốn đưa lực lượng mới này tới Ukraine.
Trước đó, theo hãng thông tấn TASS, ngày 28/10/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu thông báo với Tổng thống Vladimir Putin rằng quá trình thực hiện lệnh động viên một phần đã hoàn tất. Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết: "Quá trình triển khai các công dân được động viên đã hoàn tất. Đã kết thúc việc nhập ngũ. Mục tiêu đặt ra là 300.000 người đã được đáp ứng. Hiện không có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bổ sung nào".
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, trọng tâm đặc biệt là tập trung đào tạo những người được gọi từ lực lượng dự bị tại các trung tâm huấn luyện và trường bắn. Sau khi kết thúc khóa huấn luyện, 82.000 lính được huy động đã được triển khai đến khu vực hoạt động quân sự đặc biệt. Trong số đó, trên 41.000 người được triển khai tại các đơn vị quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh các quân nhân Nga tham gia chiến đấu trong chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ được coi là cựu chiến binh và sẽ nhận được trợ cấp bảo trợ xã hội.
Nga ra điều kiện nối lại đàm phán với Ukraine Theo hãng thông tấn TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin đã đưa ra điều kiện để nối lại các vòng đàm phán với đại diện Ukraine. Theo đó, Nga sẽ chỉ quay lại đàm phán với Ukraine nếu các yêu cầu của chính quyền Kiev được bãi bỏ. Binh sĩ Nga di chuyển hướng về Ukraine trên tuyến đường gần Armiansk,...