Nga nêu kịch bản dẫn đến việc nối lại thử hạt nhân
Nga vạch ra tình huống mà nước này sẽ thử hạt nhân trở lại giữa lúc căng thẳng với phương Tây leo thang.
Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars của Nga di chuyển trong Lễ diễu hành Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow (Ảnh: Reuters).
Nga ngày 23/9 tuyên bố sẽ không thử vũ khí hạt nhân miễn là Mỹ không thử sau những đồn đoán rằng Điện Kremlin có thể từ bỏ lệnh tạm dừng thử hạt nhân thời kỳ hậu Liên Xô.
Khi Mỹ và các đồng minh châu Âu thảo luận về việc cấp phép cho Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng tên lửa phương Tây, ngày càng có nhiều lời đồn đoán rằng Nga có thể nối lại thử hạt nhân như một đòn đáp trả.
Video đang HOT
Tuần trước, Andrei Sinitsyn, người đứng đầu bãi thử hạt nhân của Nga tại Novaya Zemlya, nói rằng cơ sở đã sẵn sàng để tiếp tục thử nghiệm trên quy mô lớn.
“Không có gì thay đổi”, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov, người phụ trách chính sách kiểm soát vũ khí của Nga, cho biết khi được hỏi rằng Moscow có dùng một vụ thử hạt nhân để đáp trả cho việc phương Tây cho Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí viện trợ hay không.
“Theo định nghĩa và công thức của Tổng thống Liên bang Nga, chúng tôi có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy, nhưng chúng tôi sẽ không tiến hành nếu Mỹ không thực hiện các bước đó”, ông nói.
Nhà ngoại giao cho biết, các hoạt động chuẩn bị cho bãi thử hạt nhân Novaya Zemlya của Nga “sẵn sàng hoàn toàn”, được thực hiện nhằm đáp trả các hành động của Mỹ khi Washington cải thiện cơ sở hạ tầng thử nghiệm của riêng họ.
Cho tới nay, nước Nga hậu Xô Viết chưa tiến hành thử hạt nhân. Liên Xô đã thử lần cuối vào năm 1990 và Mỹ vào năm 1992.
Moscow nhiều lần tuyên bố để ngỏ sử dụng mọi biện pháp sẵn có, kể cả năng lực hạt nhân, để đáp trả nếu phương Tây cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga không bao giờ muốn một cuộc chiến hạt nhân và cho rằng các cuộc thảo luận về thời điểm nhấn “nút đỏ” là không phù hợp.
Mỹ nối lại thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn sau 3 năm
Cơ quan Quản lý an ninh hạt nhân Mỹ (NNSA) cho biết nước này đã tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn hôm 14/5.
Đây là vụ thử hạt nhân kiểu này đầu tiên của Mỹ kể từ tháng 9/2021 và là thử hạt nhân thứ 3 dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Một cột khói hình nấm trong vụ thử hạt nhân tại Nevada (Mỹ) năm 1952. Ảnh minh họa: AP
Cuộc thử nghiệm được thực hiện ở Phòng thí nghiệm ngầm chính dành cho Thí nghiệm cận tới giới hạn thuộc Khu vực an ninh quốc gia Nevada, để thu thập dữ liệu cần thiết liên quan đến đầu đạn hạt nhân của Mỹ.
Trong một thông báo ngày 16/5, NNSA, cơ quan thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, cho biết họ "dựa vào các thí nghiệm cận tới giới hạn để thu thập thông tin giá trị nhằm hỗ trợ cho sự an toàn, an ninh, độ tin cậy và hiệu quả của đầu đạn hạt nhân Mỹ, mà không cần tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân". Mỹ đã đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân ngầm vào năm 1992 và bắt đầu các cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn 5 năm sau đó.
Vì các cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn không dẫn đến một vụ nổ hạt nhân, nên Mỹ khẳng định vụ thử không bị cấm theo Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) mà Mỹ đã ký nhưng chưa phê chuẩn.
NNSA cho biết cùng với cuộc thử nghiệm mới này, tổng số các cuộc thử nghiệm hạt nhân cận tới giới hạn mà Mỹ đã tiến hành đến nay là 34 cuộc, không gây ra phản ứng dây chuyền tự duy trì, tới hạn và do đó phù hợp với lệnh hoãn thử nghiệm hạt nhân mà nước này tự áp đặt kể từ năm 1992.
Phái viên hạt nhân Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản nhóm họp tại Tokyo Theo hãng tin Yonhap, ngày 19/7, đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, ông Kim Gunn đến Tokyo để nhóm họp cùng những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ thảo luận vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa sử...