Nga nêu điều kiện tái khởi động tiến trình đàm phám hoà bình với Ukraine
Hai tháng sau khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Ukraine rơi vào bế tắc, trước sự hối thúc của Kiev, Nga đã đưa ra cảnh báo về khả năng khởi động lại tiến trình này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu trong cuộc đàm phán hòa bình giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Văn phòng Tổng thống Dolmabahce ở Istanbul, hôm 29/3. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Belarus hôm 24/6, Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết nếu Ukraine tìm cách quay trở lại bàn đàm phán, Moskva sẽ phải xem xét tình hình thực địa. Ông cũng cáo buộc một số quốc phương Tây đã ngăn cản chính quyền Kiev tái can thiệp ngoại giao trong nỗ lực chấm dứt giao tranh.
Các cuộc đàm phán giữa Moscow và Kiev đã bị đình trệ sau cuộc gặp gần đây nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3. Kể từ đó, phía Ukraine khẳng định sẽ chỉ nối lại các cuộc đàm phán khi họ ở “vị thế mạnh mẽ hơn”. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẽ chỉ tái khởi động các cuộc đàm phán sau khi Kiev giành lại các lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát sau ngày 24/2.
Video đang HOT
Tuần trước, nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine David Arakhamia cho biết giới chức Kiev tin rằng họ có thể đạt được “vị thế thuận lợi” vào cuối tháng 8, “bằng cách tiến hành các hoạt động phản công ở một số khu vực nhất định”. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine “sẽ không bao giờ chấp nhận việc mất lãnh thổ” và khẳng định điều này là “bất khả thi về mặt pháp lý”. Nhà ngoại giao Ukraine tuyên bố chỉ xem xét một thỏa thuận với Moskva nếu Nga trả lại toàn bộ lãnh thổ đã kiểm soát kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự.
“Chúng tôi có thể xem xét một số hiệp ước chính trị, như hiệp ước từng được đề xuất ở Istanbul. Ví dụ, chúng tôi sẽ không đề cập đến vấn đề Crimea trong vài năm. Chúng tôi sẽ thực hiện điều đó không chỉ về mặt quân sự mà còn về mặt ngoại giao”, ông Arakhamia cho biết.
Trong khi đó, vào tuần trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố rằng nếu Kiev nhận đủ vũ khí hạng nặng từ phương Tây, họ có thể đánh bại Nga và giành lại lãnh thổ bằng vũ lực. Ông cũng kêu gọi phương Tây không đề xuất các điều khoản hòa bình “không thể chấp nhận được” cho Ukraine.
Về phần mình, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 23/6 khẳng định Ukraine phải chấp thuận mọi yêu cầu của Nga nếu muốn đạt được một giải pháp hòa bình. Yêu cầu đầu tiên do Tổng thống Putin đưa ra là Ukraine phải duy trì tình trạng trung lập và không gia nhập NATO. Đồng thời, ông Putin cũng muốn Ukraine trải qua một quá trình giải giáp vũ khí để đảm bảo nước này không phải là mối đe dọa đối với Nga. Nga còn yêu cầu chính phủ Ukraine công nhận nền độc lập của các nước cộng hoà nhân dân tự xưng ở miền Đông nước này.
Tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan và Thuỵ Điển vẫn "giậm chân tại chỗ"
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, các cuộc thảo luận giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển về tư cách thành viên NATO sẽ tiếp tục, tuy nhiên chỉ khi các mối quan tâm của họ được giải quyết thì quá trình đàm phán này mới đạt tiến triển.
"Tiến trình của cuộc đàm phán sẽ phụ thuộc vào các bước thực hiện của hai nước. Các nhà chức trách Thụy Điển đã nói với chúng tôi rằng một đạo luật chống khủng bố mới sẽ có hiệu lực vào tháng 7", ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong cuộc họp báo hôm 20/6 khi bình luận về các cuộc đàm phán giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh, ông đã nhận được một văn bản từ cố vấn của Thủ tướng Thụy Điển. Tuy nhiên những tài liệu này ngắn hơn so với mong đợi của nước này. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên quan trọng của NATO trước đó bày tỏ quan ngại an ninh đối với Phần Lan và Thụy Điển và yêu cầu hai nước thực hiện "các bước đi cụ thể" như ngừng hỗ trợ cho các nhóm mà Ankara liệt vào danh sách khủng bố, dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với nước này cũng như trục xuất các nghi phạm mà Ankara đang truy nã, đồng thời coi đây là điều kiện tiên quyết để hai nước Bắc Âu gia nhập NATO.
Trước quan ngại của Ankara, Thụy Điển và Phần Lan đều đã cho thấy thái độ "cầu thị" của mình, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ngày 13/6 cho biết, nước này đang thúc đẩy giải quyết yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan việc gia nhập NATO, khi bắt đầu sửa đổi luật chống khủng bố cũng như đảm bảo khuôn khổ pháp lý về xuất khẩu vũ khí sẽ đáp ứng các khuôn khổ đối với một thành viên tương lai của NATO, với những cam kết mới đối với các đồng minh. Trong khi Phần Lan cũng thúc đẩy các cuộc đàm phán với Ankara và tuyên bố sẽ không gia nhập NATO nếu không có Thụy Điển.
Khi Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO hôm 18/5, nhiều ý kiến cho rằng, Hội nghị Thượng đỉnh của khối tại Madrid sẽ là thời điểm quan trọng để xét duyệt cho hai nước. Tuy nhiên, với những động thái từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, giờ đây các bên cũng không tạo ra "áp lực về thời gian" cho vấn đề này. Đức mặc dù bày tỏ "rất tin tưởng" NATO sẽ đạt được thỏa thuận với Thụy Điển và Phần Lan về việc trở thành thành viên của liên minh nhưng cho rằng sẽ không phải là một "thảm họa" nếu điều này không xảy ra trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Madrid vào tuần tới.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh, các bên sẽ có đủ thời gian cần thiết để giải quyết quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ:
"Hội nghị Thượng đỉnh ở Madrid không phải là thời hạn cuối. Tôi muốn thấy điều này được giải quyết càng sớm càng tốt và do đó chúng tôi đang hợp tác tích cực với Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như với Phần Lan và Thụy Điển để giải quyết những vấn đề đó"./.
Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi tên gọi quốc tế thành 'Trkiye' Ngày 2-6, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chính thức đổi tên nước thành Trkiye tại Liên Hiệp Quốc, sau khi cơ quan này chấp nhận yêu cầu đổi tên từ phía chính quyền Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) chính thức đổi tên thành Trkiye tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: GOOGLE MAPS Theo báo New York Times, đây là nỗ lực lớn nhất của...