Nga nêu điều kiện mở lại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine
Theo hãng thông tấn Interfax, Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/5 khẳng định kêu gọi của Liên hợp quốc (LHQ) yêu cầu mở lại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine cần phải gắn với quyết định dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva.
Tàu tuần dương Moskva của Nga tham gia tập trận trên Biển Đen. Ảnh (do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày 18/2/2022): AFP/TTXVN
Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho rằng không thể chỉ kêu gọi Nga mà cần nhìn nhận thấu đáo toàn bộ nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay và rõ ràng những biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt nhằm vào Nga đã can thiệp vào thương mại tự do bình thường, bao gồm cả các sản ph ẩm thực phẩm, lúa mì và phân bón.
Ukraine, một trong những quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới, xuất khẩu phần lớn hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển của nước này. Tuy nhiên, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 vừa qua, Kiev đã buộc phải xuất khẩu hàng hóa bằng tàu hỏa hoặc thông qua những cảng nhỏ ven sông Danube.
Video đang HOT
Ngày 18/5, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ, ông David Beasley, đã đề nghị Nga mở lại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine.
WFP cung cấp lương thực cho khoảng 125 triệu người và mua 50% ngũ cốc từ Ukraine. Theo WFP, xung đột tại Ukraine đã khiến các cảng của nước này đóng cửa, dẫn tới việc hàng triệu tấn ngũ cốc phải lưu giữ trong kho tại các cảng trên Biển Đen và cảng ở Odessa. Nếu tình hình không được cải thiện, nông dân Ukraine sẽ không có chỗ dự trữ lương thực trong vụ thu hoạch vào mùa Hè.
Từ đầu năm đến nay, khoảng 276 triệu người trên toàn thế giới đã phải đối mặt với nạn đói và con số này có thể tăng thêm 47 triệu người nếu xung đột ở Ukraine tiếp diễn.
Châu Á gặp khó khăn về nguồn cung lúa mì
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn nhận định của giới chuyên gia cho biết các nhà nhập khẩu lúa mì ở châu Á đang nỗ lực tìm nguồn cung mới, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này vào cuối tuần qua nhằm hạn chế gaiá trong nước tăng cao do một đợt nắng nóng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sản lượng.
Lúa mì được chở tới bán tại một chợ ở ngoại ô Amritsar, Ấn Độ ngày 16/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các chuyên gia, các nhà nhập khẩu lúa mì, đặc biệt là ở châu Á, đã phải dựa vào nguồn cung từ Ấn Độ - nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới - trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này từ khu vực Biển Đen sụt giảm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Nga và Ukraine chiếm khoảng 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu. Xung đột khiến Ukraine phải đóng cửa các cảng, ảnh hưởng đến xuất khẩu lúa mì của nước này, trong khi xuất khẩu của Nga bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Một công ty kinh doanh lúa mì có trụ sở tại châu Âu nhận định các nhà nhập khẩu lúa mì ở châu Á có nguy cơ gặp khó khăn lớn vì Ấn Độ là lựa chọn thay thế nguồn cung từ Ukraine và Nga, đặc biệt là đối với loại lúa mì làm thức ăn cho gia súc.
Giá lúa mì thuộc các hợp đồng kỳ hạn tại thành phố Chicago (Mỹ) đã tăng tới 6% trong phiên giao dịch ngày 16/5 khi các thị trường phản ứng với lệnh cấm nói trên của Ấn Độ. Các thương nhân dự báo lệnh cấm này có thể đẩy giá lúa mì toàn cầu lên mức cao kỷ lục mới, tác động mạnh đến người tiêu dùng nghèo ở châu Á và châu Phi.
Liên quan vấn đề trên, Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly ngày 16/5 cho biết nước này đã chuẩn bị cử tàu để giúp Ukraine xuất khẩu lúa mì sang các nước đang phát triển.
Bà Joly đã đàm phán với các quốc gia khác trong Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) và các nước châu Âu về việc cử tàu của Canada đến các cảng ở Romania để hỗ trợ Ukraine đưa lúa mì của nước này đến các thị trường phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của Ukraine. Bà nhấn mạnh các ưu tiên của Canada trong thời gian tới là đưa lúa mì của Ukraine ra thị trường nước ngoài, cùng với việc đảm bảo an toàn cho các hầm chứa ngũ cốc để cất trữ mặt hàng này trong vụ thu hoạch tiếp theo.
Iran cân nhắc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng mạnh do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine. Mỏ khí đốt South Pars tại Asalouyeh, Iran. Ảnh: Reuters/TTXVN Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran, ông Majid Chegeni đã đưa ra tuyên bố trên...