Nga nêu điều kiện chấm dứt xung đột tại Ukraine
Ông Vassily Nebenzia, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, tuyên bố, cuộc xung đột ở Ukraine có thể được kết thúc thông qua các biện pháp ngoại giao hoặc quân sự, nhưng chỉ sau khi Moscow đạt được các mục tiêu của mình.
Ông Vassily Nebenzia.
Theo đài RT, phát biểu tại một cuộc họp ngắn tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khi nói về con đường khả thi để chấm dứt cuộc xung đột, ông Nebenzia nhấn mạnh: “Cơ hội giải quyết xung đột “sẽ chỉ xuất hiện khi Ukraine ngừng đe dọa Nga và ngừng phân biệt đối xử với người Ukraine nói tiếng Nga”.
Ông Nebenzia cũng tuyên bố, Nga sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình để đạt được mục tiêu trên.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Nga đồng thời lưu ý, trong trường hợp việc đàm phán không thể thực hiện được, Nga vẫn sẽ đạt được mục tiêu của nước này thông qua các biện pháp quân sự.
Trước đó, hồi tháng 12/2022, Ukraine đã đưa ra ý tưởng về việc tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu”, dựa trên “công thức hòa bình” của Tổng thống Vladimir Zelensky.
Trong đó, Ukraine đặc biệt yêu cầu Nga rút quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ kế hoạch này.
Theo truyền thông Nga, Kiev muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ vào ngày 24/2 tới.
Nga, Mỹ cáo buộc lẫn nhau sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream
Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Moskva hay Liên minh châu Âu (EU).
"Câu hỏi quan trọng là liệu những gì đã xảy ra với Nord Stream có mang lại lợi ích cho Mỹ hay không? Chắc chắn là có. Các nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giờ đây có thể tăng gấp nhiều lần lượng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) cho châu Âu. Và theo quan điểm chính trị, sợi dây cuối cùng đảm bảo độc lập năng lượng của EU đã bị cắt đứt", đài RT (Nga) dẫn phát biểu của ông Nebenzia tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại sứ Nga cũng nói thêm rằng ngay cả khi châu Âu tăng cường mua khí đốt của Mỹ giữa cuộc khủng hoảng năng lượng, người dân ở châu lục này vẫn phải đối mặt với mùa đông lạnh giá kéo dài.
"Việc phá hủy Nord Stream có mang lại lợi ích cho các quốc gia châu Âu không? Điều này rất khó. Châu Âu chỉ càng phụ thuộc vào nhà cung cấp năng lượng với giá cao hơn và không đáng tin cậy. Tôi đang đề cập đến quốc gia là nơi đặt trụ sở Liên hợp quốc - đó là Mỹ", ông Nebenzia nói.
Nhà ngoại gia Nga chỉ ra rằng ngoại trừ các quốc gia từ lâu đã căng thẳng với Nga - như Ba Lan, Cộng hoà Séc và vùng Baltic, các nước còn lại ở châu Âu đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sau sự cố đường ống Nord Stream, đặc biệt là về kinh tế.
Ông nhấn mạnh: "Nếu chúng ta suy nghĩ một cách thấu đáo, Nga không hưởng lợi gì từ việc phá hỏng đường ống của chính mình. Chúng tôi không có lý do để tự huỷ hoại dự án mà chúng tôi đã đầu tư một số tiền lớn và nó giúp chúng tôi thu về lợi nhuận kinh tế lớn. Chính phương Tây cũng đã nói Nga hưởng lợi lớn từ xuất khẩu năng lượng, đặc biệt khi giá khí đốt gia tăng".
Theo hãng thông tấn TASS, ông Douglas Macgregor - cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump - cho rằng Mỹ và Anh có thể đứng sau các vụ nổ liên quan đến đường ống khí đốt Nord Stream. Theo cựu cố vấn của Lầu Năm Góc, quan điểm cho rằng Nga đứng sau vụ việc này là vô lý. "Nga không đứng sau sự cố này", ông nói và cho biết thêm cực kỳ khó có khả năng Đức tham gia vào sự cố này.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 30/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận Washington hay các nước thành viên NATO có hành động phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream. Dù vậy, ông thừa nhận sự cố này giúp Mỹ thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, cũng như là cơ hội để EU chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Về phần mình, Mỹ và phương Tây suy luận rằng trong số các nghi phạm đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, Nga có khả năng thực hiện nhất bởi điều này phù hợp với ý định của Điện Kremlin nhằm cho thấy sự mong manh của nguồn cung năng lượng châu Âu. Tuy nhiên, Moskva đã chỉ trích những cáo buộc trên là "ngớ ngẩn". Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh vụ rò rỉ đường ống này là vấn đề lớn đối với Nga, đồng thời kêu gọi các bên suy nghĩ trước khi đưa ra tuyên bố và chờ kết quả điều tra.
Trước đó, hôm 26/9, nhà chức trách Đan Mạch đã phát hiện dấu vết rò rỉ trên cả hai đường ống Nord Stream, sau khi nhà điều hành đường ống địa phương báo cáo sự cố giảm áp suất đột ngột sau một loạt vụ nổ dưới biển. Cho đến nay, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trong 2 tuyến đường ống này. Trong số 4 điểm rò rỉ đó, có 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đều coi vụ việc là hành vi phá hoại có chủ đích. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi "hành động phá hoại chưa từng có" đối với hệ thống đường ống này là "hành động khủng bố quốc tế".
Nga cử Ngoại trưởng Lavrov dự họp Liên Hiệp Quốc, bất chấp cấm vận Nga cử phái đoàn trong đó có Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Phó chủ tịch Hạ viện Leonid Slutsky dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại Mỹ, dù 2 quan chức này bị Washington cấm vận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hiện bị Mỹ cấm vận. Ảnh AFP Đài RT ngày 9.8 đưa tin Điện Kremlin thông báo Ngoại trưởng Sergei...