Nga nêu biện pháp đối phó với lệnh cấm nhập dầu mỏ của EU
Ông Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chưc quốc tế có trụ sở tại Vienna (Áo), đã bình luận về gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga.
Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna Mikhail Ulyanov. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, ông Ulyanov tuyên bố Moskva sẽ tìm các nhà nhập khẩu dầu khác để đối phó với gói trừng phạt thứ 6 của EU, bao gồm lệnh cấm vận một phần dầu mỏ Nga.
“Đúng như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã nói vào ngày hôm qua, Nga sẽ tìm các nhà nhập khẩu khác. Đáng chú ý là hiện tại bà ấy đang mâu thuẫn với tuyên bố ngày hôm qua của chính mình . Sự thay đổi nhanh chóng trong suy nghĩ cho thấy rằng EU đang ở trong tình trạng không tốt”, ông Ulyanov cho biết trên Twitter hôm 31/5, đáp lại tuyên bố của bà von der Leyen về lệnh cấm vận một phần dầu mỏ Nga.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận về gói trừng phạt thứ 6 đối với Nga trong hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. Bà von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với 90% nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga trước cuối năm nay.
Ông Charles Michel cho biết đây một thỏa thuận có sự thỏa hiệp với Hungary và EU quyết định áp đặt lệnh cấm vận một phần này như là phản ứng của khối trước việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo nguồn tin, các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí loại ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cấm thêm 3 đài phát thanh – truyền hình thuộc sở hữu nhà nước Nga và trừng phạt thêm một số cá nhân.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU thể hiện sự đoàn kết trong một chiến dịch gây sức ép tối đa đối với Nga, đồng thời cho rằng những tranh luận liên quan tới việc áp trừng phạt kéo dài suốt mấy tuần qua “sẽ chỉ khuyến khích Nga gây áp lực đối với EU”.
IAEA: Đàm phán hạt nhân với Iran đang trong giai đoạn khó khăn
Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với Iran liên quan các mẫu urani đã qua xử lý được tìm thấy tại các cơ sở hạt nhân không nằm trong danh sách được Tehran thông báo hiện đang ở thời điểm "rất khó khăn".
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là nhận định được Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đưa ra ngày 25/5 về vấn đề vốn đã bế tắc lâu nay và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Dự kiến, ông Grossi sẽ công bố báo cáo về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ với Iran trước Hội đồng thống đốc IAEA trước cuộc họp hàng quý bắt đầu vào ngày 6/6 tới. Phát biểu tại cuộc thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), ông Grossi bày tỏ hy vọng khoảng thời gian từ nay đến lúc đó sẽ được sử dụng hiệu quả.
Hồi tháng 3, IAEA và Iran đã nhất trí về lịch trình 3 tháng để làm rõ những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên đang cản trở đàm phán khôi phục JCPOA. Ông Grossi cho rằng khó có thể nghĩ đến việc đạt được một thỏa thuận nhằm phục hồi JCPOA khi IAEA chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về hoạt động của các những cơ sở hạt nhân chưa từng được Iran công bố.
Năm 2015, Iran đã ký JCPOA với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Washington ra khỏi văn kiện này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, dẫn đến việc Tehran dần từ bỏ một số cam kết của mình.
Kể từ tháng 4/2021 đến nay, Iran và các bên còn lại tham gia ký kết JCPOA đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo nhằm hồi sinh thỏa thuận này. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp thông qua Liên minh châu Âu (EU).
EU nêu lý do không áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết khối này vẫn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga dù đã cam kết giảm hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh minh hoạ: Reuters Theo đài RT (Nga), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leye tuyên bố các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì mua dầu...