“Nga nên suy nghĩ nghiêm túc việc ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông”
Một khi xem xét kỹ những điều này, Nga sẽ phải nghiêm túc nghĩ đến việc tìm cách ngăn chặn các hành động bành trướng của Bắc Kinh.
Nhân Dân nhật báo: Việt Nam ngày càng bất an về Trung QuốcPhilippines: Tiền ít, mua vũ khí phải biết chọn lọc”Trung Quốc nạo vét quá khứ để làm suy yếu ảnh hưởng của Nhật ở Biển Đông”
Tờ Gazeta của Nga mới đây đã đăng tải bài viết, trong đó dẫn lời các chuyên gia hàng đầu của Nga mổ xẻ về những thiệt hại mà Moscow sẽ hứng chịu khi tiếp tục đứng ngoài vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc đánh mất đối tác quan trọng là Việt Nam khi tiếp tục bành trướng trên Biển Đông
Theo Gazeta, Trung Quốc đang tích cực mở rộng lãnh thổ chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhằm theo đuổi cả mục tiêu kinh tế (dầu khí) và chính trị (tăng quyền lực trong khu vực).
Các đảo nhân tạo sẽ là cơ sở để Trung Quốc tiếp tục mở rộng tuyên bố chủ quyền trái phép ra thêm 12 hải lý.
Gazeta dẫn lời Alexei Maslov, người đứng đầu Đại học HSE tại Oriental, cho biết việc xây dựng các đảo nhân tạo (phi pháp) ở Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc đưa ra yêu sách 12 hải lý lãnh hải (vô lý, bất hợp pháp) từ mỗi một hòn đảo nhân tạo này bằng cách bóp méo, thay đổi nội hàm quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong những năm qua, Trung Quốc đã tạo ra ít nhất 5 hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông khiến các láng giềng trong khu vực và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại. Đây là một hành động cực kỳ vô lý bởi chính Trung Quốc đã bác bỏ cơ sở luật pháp quốc tế trên của các nước láng giềng trong nỗ lực chống lại những tuyên bố bành trướng của Bắc Kinh.
Theo các chuyên gia Nga, việc tìm kiếm các trữ lượng dầu khí mới có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh và có thể đe dọa sự phát triển bình thường của các nước khác trong khu vực, mà cũng cần các nguồn tài nguyên biển.
Việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) trên Biển Đông còn giúp Bắc Kinh giành quyền kiểm soát tuyến đường vận quan trọng vận chuyển dầu từ Trung Đông.
Học giả Nga thừa nhận rằng yêu sách bành trướng ở Biển Đông sẽ dập tắt mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng. Trong đó, mất mát lớn nhất đối với Bắc Kinh là mối quan hệ với Việt Nam, quốc gia từ lâu có mối quan hệ gắn bó trên nhiều mặt với Trung Quốc, ông Maslov nói.
Theo ông, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và từ lâu đã nuôi tham vọng muốn người Việt phải “lệ thuộc” mình trong mối quan hệ này. Tuy nhiên, trước những hành động xâm lược của Bắc Kinh, Việt Nam đã nhanh chóng đa dạng hóa các hoạt động quốc tế của mình thông qua thúc đẩy hợp tác song phương với các đối thủ của Trung Quốc là Mỹ và Nga.
“Chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc đã mất một đối tác tốt là Việt Nam” chuyên gia Nga nói với Gazeta. Trong khi thúc đẩy đa phương hóa quan hệ, Việt Nam và Philippines cũng đang cố gắng giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, Phó Giáo sư nghiên cứu về Mỹ tại Đại học St. Petersburg, Jan Leksyutina, nói.
Video đang HOT
“Tất cả các khu vực lãnh thổ đang có tranh chấp không thể phát triển đơn phương. Bạn phải ngồi vào bàn đàm phán và thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện hành, không kích động mở ra một cuộc xung đột “, thành viên Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế, xã hội và văn hóa, Chủ tịch Uỷ ban pháp luật quốc tế của Hiệp hội Liên Hợp Quốc của Nga, Aslan Abashidze, nói với Gazeta.
Việt Nam phải đương đầu với Trung Quốc trên nhiều mặt trận ở Biển Đông, trong đó Bắc Kinh sử dụng giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Lý do Nga không nên đứng ngoài vấn đề Biển Đông
Cho đến nay, Nga vẫn giữ lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông, vẫn im lặng trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại khu vực này.
Lý giải về điều này, chuyên gia Gubin cho rằng Moscow không muốn bất hòa với bên nào, không muốn căng thẳng với Trung Quốc nhưng cũng không muốn mất lòng các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, sự im lặng này có thể sẽ khiến Moscow phải trả giá đắt. Xét về chiến lược lâu dài, bởi lợi ích của Nga trong khu vực Đông Nam Á còn to lớn hơn lợi ích từ mối quan hệ với Bắc Kinh.
Trong nỗ lực giảm thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra, Moscow đã thúc đẩy chính sách hướng đông để lấp khoảng trống thông qua tăng cường quan hệ với Bắc Kinh và Đông Nam Á.
Moscow xem Bắc Kinh là một đối tác kinh tế và chính trị quan trọng. Nga đã ký kết các hợp đồng năng lượng lớn với Bắc Kinh trị giá hàng trăm tỉ USD. Trong khi đó, Nga cũng xem Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, là một đối tác quan trọng không kém.
Nhưng Biển Đông cũng rất quan trọng về mặt kinh tế đối với Moscow, bởi nó là nơi các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhiều dự án hợp tác với các tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga như “Zarubezhneft”, “Rosneft”, “Gazprom”, “Lukoil”.
Lợi ích của Moscow trong khu vực Đông Nam Á được mở rộng. Đặc biệt, chính Moscow cũng xác định Việt Nam là một “đối tác chiến lược” của Nga, là cửa ngõ dẫn Nga tới thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng.
Ngoài ra, sự trung lập của Nga sẽ đẩy các nước Đông Nam Á tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ, một động thái sẽ gây trở ngại cho những ý định chiến lược mở rộng sức mạnh của hải quân Nga trong khu vực và trên thế giới.
Biển Đông cũng là một tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với Nga, nơi vận chuyển hydrocacbon, hóa dầu và các sản phẩm thép của Nga đến với các đối tác trong khu vực.
Hơn nữa, cảng Cam Ranh của Việt Nam cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với chiến dịch mở rộng sức mạnh Hải quân của Nga, là nơi lý tưởng cho các máy bay chiến lược của Nga tiếp dầu. Moscow cũng đang tìm cách trở lại nơi này.
Tất cả những yếu tố trên nhằm chỉ ra rằng Nga có thể mất rất nhiều nếu để Biển Đông thành một khu vực ảnh hưởng của một thế lực duy nhất, là Trung Quốc hay Mỹ, quốc gia đang tìm kiếm một vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Một khi xem xét kỹ những điều này, Nga sẽ phải nghiêm túc nghĩ đến việc tìm cách ngăn chặn các hành động bành trướng của Bắc Kinh, tờ Gazeta nói.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Nghị sĩ chống phá biên giới Việt Nam-Campuchia thoát tội phản quốc
Luật sư cho biết, ông sẽ tiến hành các thủ tục nộp tiền bảo lãnh cho thân chủ của mình được tại ngoại tạm thời.
Chưa kịp đầu thú, Thượng nghị sĩ phá biên giới Việt Nam-Campuchia bị bắt"CNRP dùng bản đồ của tỉnh Lâm Đồng, có thể tranh chấp dẫn đến chiến tranh"Pháp không giúp, nghị sĩ chống phá biên giới Việt Nam-Campuchia sẽ đầu thú
Hong Sokhour bị giải đến trại tạm giam sau khi tòa án Phnom Penh thẩm vấn. Ảnh: RFI.
Đài RFI Khmer ngày 16/8 đưa tin, sau hai ngày thẩm vấn, hôm qua 16/8 tòa án Phnom Penh đã quyết định tạm giam Thượng nghị sĩ Hong Sokhour tại nhà tù Prey Sar để chờ xét xử. Ông ta bị buộc tội 3 điểm: Làm giả giấy tờ, công văn nhà nước; Làm sai lệch nội dung tài liệu, văn bản nhà nước; Xúi giục người khác phạm tội.
Chou Ngy, luật sư nhận bào chữa cho Hong Sokhour cho rằng, với 3 tội danh tòa án Phnom Penh đưa ra thì Hong Sokhour không phạm tội "phản quốc". Luật sư cho biết, ông sẽ tiến hành các thủ tục nộp tiền bảo lãnh cho thân chủ của mình được tại ngoại tạm thời.
Theo đài RFA Khmer ngày 18/6, nói với báo chí tại sân bay quốc tế Phnom Penh khi từ Pháp trở về ngày hôm qua, Chủ tịch phe đối lập CNRP Sam Rainsy tuyên bố rằng ông đã sử dụng một cách tiếp cận "nhẹ nhàng" để tìm cách cho Hong Sokhour được thả sau một cuộc nói chuyện với Thủ tướng Hun Sen.
Tuy nhiên người phát ngôn của đảng CPP cầm quyền nói rằng Hong Sokhour bị bắt vì phạm tội hình sự chứ không liên quan đến chính trị. Do đó Sam Rainsy có tiếp cận "nhẹ nhàng" hay không cũng không có gì xảy ra với việc bắt giữ, xét xử Thượng nghị sĩ này.
Cho đến ngày hôm qua Thượng viện Campuchia vẫn chưa triệu tập phiên họp nào để bãi miễn tư cách thành viên của Hong Sokhour, do đó theo giới luật sư Campuchia thì tòa án có thể sẽ giảm nhẹ hình phạt nếu Hong Sokhour "nhận ra sai lầm và xin lỗi công chúng"?!
Em Sovannara, giáo sư khoa học chính trị đại học Khemarak ngày 18/6 bình luận về vụ việc này với tờ Khmer Times, ông không nghĩ sự trở lại của Sam Rainsy sẽ giảm bớt căng thẳng vì hai bên CNRP và CPP luôn luôn chỉ trích nhau. Hong Sokhour đã bị Thủ tướng Hun Sen ra lệnh bắt khẩn cấp sau khi tải lên Facebook tài liệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia hôm 15/8.
Không sửa được bản đồ thì tìm cách sửa Hiến pháp
Xung quanh vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, đài RFA Khmer ngày 16/8 cho biết, Sam Rainsy nói với phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh hôm qua rằng ông ta không chống lại việc sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia miễn là "thay đổi có lợi cho quốc gia".
Sam Rainsy từ Pháp trở về ngày hôm qua. Ảnh: Khmer Times.
Người đứng đầu phe đối lập CNRP cho rằng, nếu quyết định sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia như Sam Rainsy đã tham khảo ý kiến Hun Sen thì nên sử dụng bản đồ được in trước năm 1933 bởi tổ chức Guardian của Pháp. Điều 2 Hiến pháp Campuchia khẳng định rằng toàn vẹn lãnh thổ quốc gia này là bất khả xâm phạm và được thể hiện trên bản đồ bonne tỉ lệ 1/100.000 được in trong thời gian 1933-1953 (do Sở Địa dư Đông Dương phát hành).
Sam Rainsy cho rằng, nếu sửa Hiến pháp thì không nên bó hẹp khoảng thời gian xuất hiện bản đồ mà nên lựa chọn các bản đồ trước năm 1933 sẽ "có lợi hơn" cho Campuchia. Lãnh đạo CNRP lập luận: Nếu sửa đổi Điều 2 Hiến pháp, nên làm cho nó "sinh lời" cho quốc gia chứ không phải ràng buộc (cái gọi là) những phần lãnh thổ đã mất?!
Lãnh đạo phe đối lập CNRP nói với báo chí rằng, ý tưởng sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia là "đề xuất của Hun Sen" trước khi hai người gặp nhau trong tháng 7 năm nay. Tuy nhiên hôm 13/8 Thủ tướng Hun Sen lại khẳng định với báo giới rằng, sửa đổi Điều 2 Hiến pháp là gợi ý của Sam Rainsy chứ không phải của ông.
Trước đó ngày 14/8 Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia công bố kết quả đối chiếu bản đồ phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia của CPP, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ, thư viện pháp. Tiến sĩ Sok Touch, trưởng nhóm nghiên cứu tuyên bố:
"Bây giờ chúng ta đã thấy rằng tất cả các bản đồ mà chúng tôi nhận được từ Chính phủ, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ, Pháp là như nhau. Tuy nhiên để ngăn chặn việc mất đất của Campuchia cho các nước láng giềng, tôi xin đề nghị các nhà lãnh đạo Chính phủ Hoàng gia Campuchia xem xét sửa đổi Điều 2 của Hiến pháp Campuchia"?!
Theo học giả này, nếu sử dụng bản đồ bonne do Sở Địa dư Đông dương phát hành để phân giới cắm mốc theo quy định của Điều 2 Hiến pháp thì Campuchia sẽ mất khoảng 50 km vuông đất ở tỉnh Mondulkiri (giáp biên với tỉnh Đắc Lắc, Việt Nam)".
Xung quanh phát ngôn của Tiến sĩ Sok Touch về việc kiến nghị sửa Điều 2 Hiến pháp Campuchia về bản đồ biên giới, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích, Hiến pháp Campuchia chỉ có giá trị đối với công dân Campuchia, còn các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới Việt Nam - Campuchia là những Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý và được quốc tế thừa nhận.
Việc sửa Hiến pháp hay không là việc nội bộ của Campuchia, nhưng chắc chắn rằng các hiệp ước, hiệp định biên giới giữa 2 nước không thể bị bất kỳ thế lực nào đơn phương đòi xóa bỏ. Quý vị độc giả quan tâm có thể đọc lại phần phân tích, bình luận của Tiến sĩ Trần Công Trục về quan hệ giữa Hiến pháp một nước với Điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết, phê chuẩn TẠI ĐÂY.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Doãn Trác: Mỹ triển khai B-2 ở Guam để làm quen chiến trường tương lai B-2 triển khai ở Guam có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, làm quen với chiến trường tương lai ở Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, Viễn Đông-Nga... Báo Mỹ nhắc nhở Trung Quốc cẩn thận với máy bay ném bom B-2Mỹ se thiết lập "Bộ tư lệnh máy bay ném bom" đối phó Trung QuốcQuân Mỹ mua nhiều bom...