Nga – NATO “so găng” vũ khí
Việc Nga và NATO lại lên tiếng tố cáo lẫn nhau khiến cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng tới mức độ được cho là chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Máy bay ném bom Tu-95 của Nga (trên) bị phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh “hộ tống”. (Ảnh minh họa: Independent)
Đổ lỗi cho nhau
Ngày 16/6, Tổng thống Nga Putin thông báo nước này sẽ bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân trong năm 2015. Thông báo trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi có tin Mỹ và NATO có kế hoạch đưa xe tăng cùng vũ khí hạng nặng đến gần biên giới Nga.
Các quan chức cao cấp Nga cáo buộc NATO “gây hấn” khi chuẩn bịđưa thêm vũ khí đến sườn phía Đông giáp Nga. Người phát ngôn Điện Kremli Dmitry Peskov tố cáo NATO đang xâm phạm các đường biên giới của Nga và tìm cách thay đổi cán cân chiến lược tại khu vực.
Đồng thời, theo cố vấn về chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yury Ushakov, việc Nga bổ sung 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân của nước này là để đối phó với những nguy cơ hiện hữu tại đây.
Tổng thống Putin cũng khẳng định, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm các hệ thống định vị vô tuyến mới, có khả năng rà quét tầm rộng và phát hiện từ xa các mục tiêu trên không, để theo dõi các động thái quân sự của phương Tây. Ngoài ra, quân đội Nga cũng sẽ được trang bị nhiều loại vũ khí mới khác, trong đó có xe tăng Armata và xe bọc thép thế hệmới.
Giải thích về những động thái của Nga, ông Yuri Ushakov nêu rõ: “Nga đang cố gắng phản ứng theo một số cách trước những mối đe dọa, nhưng không có gì khác ngoài điều đó. Chúng tôi không chạy đua vũ trang vì sẽ ảnh hưởng tới năng lực của chúng tôi về mặt kinh tế”.
Ngược lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lên án Nga”đe dọa và gây bất ổn” khu vực. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũngcho rằng ông Putin đang có hành động “phản chiếu Chiến tranh Lạnh”và rằng “Tuyên bố của ông Putin về tăng dự trữ kho tên lửa chiến lược là không cần thiết, chắc chắn không đóng góp vào ổn định và không làm lắng dịu tình hình căng thẳng tại châu Âu”.
Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert cũng chỉ trích quyết định mới của ông Putin, rằng điều này không giúp Nga, châu Âu hay Mỹ vượt qua những khó khăn hiện tại trong quan hệ ngoại giao.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại và nhấn mạnh:”Washington không muốn thấy quan hệ song phương với Nga trở lại tình trạng Chiến tranh Lạnh”.
Ông John Kerry nhắc lại Hiệp ước START (1991) với nhận xét: Hai bên đã hợp tác tốt từ thập niên 1990 về phá hủy vũ khí hạt nhân tại các vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, đồng thời khẳng định: “Tôi tin rằng không ai muốn quay trở lại thời Chiến tranh Lạnh nữa”!
Tuy nhiên, ông Kerry không xác nhận việc Lầu Năm Góc có kế hoạch triển khai vũ khí hạng nặng sang Đông Âu như báo New York Timestiết lộ cuối tuần trước.
Video đang HOT
Về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) 1987, Nga – Mỹ đã cam kết không sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Vì thế, Mỹ cho rằng Mỹ định triển khai tên lửa ở châu Âu vì lo ngại Nga vi phạm INF, còn Nga khẳng định nếu Mỹ triển khai tên lửa thì chẳng khác nào Mỹ rút khỏi INF.
Su-30 là một trong những dòng máy bay tiêm kích mới nhất của hải quân Nga hiện nay. (Ảnh: Airliner)
Đâu là thực chất
Ngày 16/6, trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thống Nga Putin nêu rõ: “Nếu ai đó đặt một số vùng lãnh thổ của chúng ta vào vòng nguy hiểm, chúng ta phải hướng quân đội và sức chiến đấu đến vùng lãnh thổ đã đe dọa chúng ta”. Ôngnhấn mạnh: “Chính NATO đã đến biên giới chúng ta chứ không phải chúng ta đến đó”.
Tổng Thư ký NATO nêu lại nhận xét rằng những điều Nga làm sẽ gây bất ổn và nguy hiểm, đồng thời thanh minh: “Chúng tôi tăng cường sự hiện diện ở phía Đông NATO để đáp ứng môi trường an ninh mới”. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cũng xác nhận “đang đàm phán với Mỹ về triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan và các nước Baltic”.
Theo giới phân tích, để hiểu thực chất quan điểm của hai bên thì cần đi sâu vào những động thái chiến lược của họ.
Vào cuối năm 2013, Dự án phát triển hệ thống “Tấn công toàn cầu tức thì” đã hé mở, theo đó Mỹ có thể đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua “các quốc gia thù địch”.
“Vũ khí siêu thanh tiên tiến” (AHW) đã được bắn thử từ Hawaii vàtrúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách 3.700km chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút. Với AHW, Mỹ có thể tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ và tới Nga chỉ mất 16 phút.
Theo giới quan sát, Mỹ cũng đang nghiên cứu tên lửa siêu thanh Mach 5 (6.125 km/h), gần như “không thể cản phá”, vì nó có một quỹ đạo bay khó dự đoán hơn các tên lửa đạn đạo thông thường.
Chương trình X-51A của Mỹ còn ở đẳng cấp cao hơn, được giới nghiên cứu ví von rằng: “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến II”.
Điều quan trọng hơn là Quốc hội Mỹ đã thông qua ngân sách chi cho chương trình phát triển tên lửa siêu thanh X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW”. Về lý thuyết, Mỹ sử dụng các loại tên lửa này cho mục đích chiến tranh thì sẽ khó có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng.
Còn về phía Nga, ngày 20/1/2015, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tên lửa chiến thuật của Nga – ông Boris Obnosov công bố với tạp chí “Defense of Russia” của Nga rằng: Các nhà khoa học Nga đã phát minh ra được công thức nhiên liệu đặc biệt, tạo điều kiện cho các tên lửa siêu thanh của Nga có thể bay nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Theo đó, lực lượng vũ trang Nga sẽ tiếp nhận một số lượng “khủng” tên lửa siêu thanh mới trong khoảng thời gian từ 15 đến 25 năm, với các nguyên mẫu đầu tiên sẽ được chế tạo trước năm 2020.
Theo Ông Obnosov, sự phát triển của tên lửa siêu thanh của Nga và Mỹ hiện ở mức tương đương nhau, tuy nhiên, kế hoạch triển khai của Moscow sẽ nhanh chóng biến các hệ thống BMD của Mỹ trở nên lỗi thời “quá đát”.
Trực thăng UH-60M Black Hawk được thông báo tham gia cuộc tập trận Atlantic Resolve
Mới đây, tuyên bố của ông Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Ngađã gây sự chú ý cho giới nghiên cứu khi cho rằng, “hệ thống phòng không – vũ trụ Nga ( ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới”. Hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ.
Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ vũ khí siêu thanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn khác nhau, nhất là thiết kế phức tạp và giá thành còn quá cao. Vì thế, cả hai bên vẫn cần một thời gian quá độ. Theo đó, các vũ khí đặt gần biên giới của nhau vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả răn đe lẫn nhau vẫn là chủ yếu./.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Thử tên lửa siêu thanh, Trung Quốc muốn răn đe Mỹ ở Biển Đông
Tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc muốn gửi thông điệp răn đe tới Mỹ và các bên liên quan trong tranh chấp trên Biển Đông về lập trường không thoái lui.
Hình ảnh đồ họa phương tiên bay siêu thanh. Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 12/6 xác nhận nước này thử thành công tên lửa siêu thanh Wu-14 trước đó năm ngày. .Đây là cuộc thử nghiệm lần thứ 4 đối với vũ khí này trong 18 tháng qua. Wu-14 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và di chuyển với vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Giới quan sát quân sự nhận định tần suất của các cuộc thử nghiệm cho thấy Bắc Kinh đang củng cố khả năng răn đe hạt nhân nhằm phản ứng thái độ của của Washington đối với tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Một quan chức tình báo Mỹ gọi vụ thử nghiệm mới nhất là "cuộc thao diễn cực đoan".
Vẫn như mọi lần, Trung Quốc bao biện rằng "hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm khoa học theo dự kiến trong lãnh thổ của chúng tôi là bình thường và không nhằm vào bất cứ nước nào, với mục tiêu cụ thể nào". Tuy nhiên, lời giải thích này có vẻ chưa đủ thuyết phục khi cuộc thử nghiệm chỉ diễn ra một ngày trước thời điểm ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, thực hiện chuyến công tác đến Mỹ. Sự trùng hợp này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ đây lại là một tín hiệu cứng rắn khác mà Bắc Kinh muốn gửi đến Washington cũng như các bên có liên quan trong tranh chấp.
Xung đột quân sự
Ông He Qisong, nhà phân tích từ Đại học Thượng Hải, nhận xét vụ thử nghiệm rõ ràng là một thông điệp chính trị của Trung Quốc nhằm phản ứng lại việc Mỹ hơn hai tuần trước điều phi cơ trinh sát P-8A Poseidon bay trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.
"Wu-14 được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Điều này có nghĩa quân đội Trung Quốc thừa khả năng bảo vệ" vùng mà họ cho là lãnh thổ của mình, He nói, liên hệ tới các bãi đá mà Bắc Kinh đang mở rộng phi pháp.
Theo cây bút Sherine Conyers từ trang tin News của Australia, việc Trung Quốc thử thành công tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân nhiều khả năng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington xung quanh vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vốn âm ỉ suốt thời gian dài. Nguy cơ xung đột quân sự một lần nữa được đặt lên bàn cân.
Giáo sư Joseph Siracussa, phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne, Australia, cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều "sẵn sàng cho một cuộc chiến".
Mặc dù Trung Quốc hiện có mối liên kết kinh tế tương đối khăng khít với nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu nhưng lý do này chưa đủ sức nặng để khiến Bắc Kinh cân nhắc quyết định từ bỏ trong trường hợp chiến tranh thật sự xảy ra.
"Cuối cùng thì yếu tố kinh tế cũng không mang nhiều ý nghĩa", ông Siracussa, chuyên gia về an ninh và ngoại giao quốc tế, bình luận. "Khi bạn quân sự hóa một vấn đề, bạn sẽ không thể tìm ra giải pháp ngoại giao nào khác cho nó", ông khẳng định.
Tại hội nghị "Tái đánh giá Vị thế Hạt nhân Toàn cầu" diễn ra hồi tháng một, ông Siracussa cho biết đề tài về "cuộc xung đột không thể tránh khỏi" giữa Mỹ và Trung Quốc đang rất nóng, trở thành tâm điểm trong vô số cuộc thảo luận.
Trước vụ thử tên lửa, Trung Quốc cũng đã liên tục phô trương uy lực quân sự, điều chỉnh chính sách quốc phòng, nhấn mạnh sự chú ý vào biển và đại dương. Bắc Kinh còn bị nghi ngờ triển khai vũ khí tới đảo nhân tạo trên Biển Đông. Tất cả những bước đi này cho thấy Trung Quốc không hề có ý định nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Việc thử thành công loại vũ khí được cho là đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, cường quốc quân sự số một thế giới, đồng thời thông báo công khai về thành tựu này như một lời cảnh báo mà Bắc Kinh gửi tới tất cả các bên liên quan về lập trường không thoái lui của mình.
Chạy đua vũ trang
Theo giáo sư Siracussa, cả thế giới đang dõi theo những bước phát triển quân sự của Trung Quốc. Sự hiện diện của loại tên lửa siêu thanh chiến lược Wu-14 này càng là cái cớ để các quốc gia đẩy mạnh tích trữ vũ khí, đề phòng kịch bản xấu nhất xảy ra.
Giả thiết này được củng cố bởi bản báo cáo thường niên mới nhất về kho vũ khí hạt nhân toàn cầu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra hôm qua. Theo đó, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng nâng cấp kho dự trữ của mình, bất chấp xu thế hướng tới giải trừ quân bị.
"Những chương trình hiện đại hóa đang được tiến hành ráo riết tại các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cho thấy không nước nào có ý định từ bỏ chúng trong tương lai gần", chuyên viên nghiên cứu Shannon Kile tại SIPRI để cập Nga và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc, Pháp và Anh "nếu không phát triển thì cũng triển khai các hệ thống vũ khí hạt nhân mới hoặc thể hiện quyết tâm theo đuổi mục tiêu này".
Với việc cả Washington và Moscow đều đang đẩy mạnh triển khai kế hoạch xoay trục sang châu Á, tương lai Biển Đông chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang này. Ngoài ra, tên lửa Wu-14 sẽ là quân át chủ bài tạo bước đà để Trung Quốc vươn lên sánh ngang hàng với Mỹ và Nga, xét trên tương quan sức mạnh hạt nhân, theo National Interest.
Washington hiện chưa thừa nhận hay phủ định hoàn toàn những mối đe dọa mà tên lửa siêu thanh Wu-14 có thể gây ra. Theo một số chuyên gia, Wu-14 dường như sẽ mang theo tên lửa diệt hạm khét tiếng DF-21, nhờ đó phạm vi hoạt động của loại tên lửa đạn đạo tầm trung này được mở rộng lên đến trên 3.000 km. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Franz-Stefan Gady cho rằng Trung Quốc sẽ phải mất tới 20 năm nữa để biến tham vọng này thành hiện thực bởi những trở ngại về công nghệ.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm W-14 tối tân nhằm răn đe Mỹ Bắc Kinh xác nhận đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh Wu-14. Đây được coi là phản ứng trước hoạt động bay do thám của Mỹ tại các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Tên lửa siêu thanh tối tân Wu-14 của Trung Quốc. (Ảnh: Washington Times) South China Morning Post hôm qua 13/6 đưa tin, Bộ Quốc phòng...