Nga-NATO căng thẳng sau khi Nga mở hộp đen của máy bay Su-24
Phía NATO nhất trí điều máy bay và tàu chiến đến hỗ trợ tăng cường hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Nga mở hộp đen máy bay chiến đấu Su-24.
Hôm qua (20/10), Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết các nước thành viên liên minh quân sự này nhất trí điều máy bay và tàu tới Thổ Nhĩ Kỳ để tăng cường hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới với Syria.
Máy bay NATO. Ảnh: Globalresearch.
Những động thái này của NATO diễn ra sau khi Nga tuyên bố mở chiếc hộp đen của chiếc máy bay Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ-thành viên của NATO bắn hạ để điều tra xem liệu máy bay chiến đấu của Nga đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ hay chưa.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Jens Stoltenberg khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bởi vậy NATO có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của mình.
Ông Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh động thái trên là một phần trong kế hoạch của NATO nhằm tránh tái diễn sự cố tương tự vụ máy bay Su-24 Nga bị bắn hạ trong tương lai.
Hiện đại sứ các nước thành viên NATO đã thông qua kế hoạch trên và với quyết định trên NATO sẽ sớm gửi những khí tài quân sự hiện đại đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng Thư ký NATO cũng nhấn mạnh rằng đây là biện pháp phòng thủ trong tình trạng khu vực đang có nhiều bất ổn.
Video đang HOT
Trước đó, trong một hội nghị cấp ngoại trưởng của NATO tổ chức đầu tháng 12, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra các biện pháp giúp Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo quy tắc phòng thủ tập thể của NATO.
Theo ông Jens Stoltenberg, NATO đang giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ củng cố hệ thống phòng không trong các năm qua và sẽ tiếp tục thực hiện bước đi này.
Mặc dù NATO nhấn mạnh rằng các biện pháp giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ không liên quan đến sự vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng phía Nga cáo buộc NATO đang thực hiện các hành động “tiếp sức” cho Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga.
Phản ứng trước thông tin trên, chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, đây là hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực của NATO và Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Nga phản đối những hành động quân sự không cần thiết của tổ chức này.
Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã cho biết không còn cơ hội nào hàn gắn vết thương trong quan hệ hai nước nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục những hành động tương tự sau vụ Su-24.
Tuyên bố này của ông Putin đưa ra trong bối cảnh Ủy ban Hàng không liên bang cùng đại diện Bộ Quốc phòng Nga tiến hành đọc và giải mã những thông tin của hộp đen, nhằm đưa ra kết luận rằng chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga có bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên không phận Syria hay không.
Phó Tổng tư lệnh lực lượng không quân Nga Sergei Dronov cho biết, cuộc điều tra chính thức về vụ bắn hạ máy bay sẽ bắt đầu với việc phân tích dữ liệu chứa trong hộp đen từ ngày hôm qua (19/12) và kết quả sẽ được công bố vào ngày 21/12:
“Theo lệnh của Tổng thống, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu trong chiếc hộp đen máy bay Su-24 để công bố cho toàn thế giới biết. Ủy ban hàng không liên bang của Nga có kinh nghiệm trong việc điều tra các vụ tai nạn máy bay và sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra để cuộc điều tra minh bạch, chúng tôi mời chuyên gia từ 14 quốc gia đến làm quan sát viên”.
Theo phía Nga, các chuyên gia quốc tế tham gia công tác giải mã hộp đen chiếc Su-24, nhằm đánh giá khách quan và chính xác hoạt động của chiếc máy bay trước khi bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Tuy nhiên chỉ có chuyên gia của 2 trong số 14 quốc gia mà Nga mời tham gia điều tra đến tham dự.
Nga đã nhiều lần khẳng định chiếc Su-24 của nước này đã bị bắn hạ trong lãnh thổ của Syria khi đang bay ở độ cao 6.000m và giữ khoảng cách nhất định với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nga yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Nga về sự cố quân sự này. Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay vẫn cho rằng máy bay của Nga vi phạm không phận nước này và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc này./.
Vũ Anh Tuấn
Theo_VOV
Kết quả giải mã sơ bộ hộp đen máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
Sau khi giải mã sơ bộ hộp đen, các chuyên gia cho biết, trước khi bị bắn hạ trên bầu trời Syria, chiếc máy bay ném bom Su-24 của không quân Nga đã có chuyến bay cuối cùng kéo dài 40 phút.
Hộp đen máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11.
Ngày 18/12, Phó Tổng tư lệnh Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga Sergei Dronov tuyên bố Nga có tất cả các chứng cứ cần thiết để chứng minh chiếc máy bay ném bom Su-24 không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
"Tại thời điểm này, chúng tôi nắm toàn bộ dữ liệu cần thiết xác nhận chiếc máy bay ném bom Su-24 của không quân Nga không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ", ông Drronov phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo ông Dronov, máy bay Su-24 bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ đã bay ở bên trong không phận Syria, cách Thổ Nhĩ Kỳ 5,5 km.
Trước đó cùng ngày (18/12), Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga cho biết các chuyên gia đã bắt đầu công tác giải mã hộp đen chiếc máy bay ném bom Su-24 của Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga bị cặp tiêm kích F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11.
Nhằm đánh giá khách quan hoạt động của chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên không phận Syria, Moscow đã mời chuyên gia từ 14 quốc gia tới tham gia giải mã hộp đen của chiếc máy bay cường kích Su-24. Tuy nhiên, chỉ có các chuyên gia hàng không của Trung Quốc và Anh tham dự sự kiện này.
Ngày 24/11, chiếc máy bay ném bom Su-24 của Nga tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria đã bị cặp tiêm kích F-16 của lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Tổng thống Putin đã gọi hành động này của phía Thổ Nhĩ Kỳ là "đòn đâm sau lưng và đứng về phe khủng bố", và cảnh báo hành động của Ankara đã gây "hậu quả nghiêm trọng" đối với quan hệ song phương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Tuần dương hạm Moskva có tên lửa S-400 vào tận cảng Tartus, Syria Tuần dương hạm hạng nặng Moskva còn được trang bị các tên lửa phòng không S-400 hiện đại nhất hiện nay. Tàu tuần dương Moskva có thể phát động tấn công các tàu sân bay và tàu đổ bộ cỡ lớn, phong toả các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ nếu xảy ra leo thang chiến tranh...