Nga nâng cấp máy bay ném bom hạt nhân với tên lửa “sát thủ” diệt tàu sân bay
Nga sẽ tung ra biến thể cải tiến của máy bay ném bom chiến lược huyền thoại Tu-22M với những cải tiến đáng kể về kho vũ khí, bao gồm Kh-32, tên lửa được mệnh danh là “sát thủ” tiêu diệt tàu sân bay.
Máy bay Tu-22M3M mang theo tên lửa Kh-32 (Ảnh: Sputnik)
The Diplomat đưa tin, Nga ngày 16/8 dự kiến sẽ công bố phiên bản hiện đại Tu-22M3M của máy bay ném bom hạt nhân siêu âm Tu-22M. Trong lần cải tiến lần này, Nga sẽ trang bị cho chim sắt mới tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-32.
Tu-22M lần đầu cất cánh vào năm 1969 với cấu tạo cánh cụp cánh xòe và khả năng mang vũ khí đáng nể vào khoảng 24 tấn. Tu-22M là đối thủ xứng tầm của máy bay ném bom B1-B Lancer của Mỹ.
Biển thể Tu-22M3M lần này sẽ tập trung vào hiện đại hóa hệ thống điện tử, thông tin liên lạc và điều khiển của máy bay có từ thời Chiến tranh Lạnh. Cùng với đó, Nga sẽ bổ sung thêm các tên lửa chống hạm, bom, tên lửa tấn công mặt đất, pháo tự động vào kho vũ khí của Tu-22M3M.
Video đang HOT
Ngoài hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45, Nga sẽ trang bị thêm tên lửa Kh-32 cho Tu-22M3M. Giới chuyên gia quân sự cho rằng máy bay ném bom của Nga sẽ như “hổ mọc thêm cánh” với sự hỗ trợ của Kh-32.
Trong khi tên lửa tiền nhiệm Kh-22 trên các máy bay Tu-22M có khả năng tấn công tàu sân bay, thì Kh-32 thậm chí có thể tấn công vào cầu, căn cứ quân sự, các nhà máy điện và những công trình quy mô lớn ở khoảng cách rất xa. Với vận tốc ấn tượng, khi bắn ra Kh-22 sẽ giống như một viên đạn khổng lồ bắn xuyên qua vỏ tàu sân bay tạo thành 1 lỗ lớn. Đầu đạn nặng gần 1 tấn sẽ phát nổ sau đó và khiến toàn bộ phía trong tàu nổ tung và chìm xuống. Kh-22 có thể bắn chìm 1 tàu khu trục chỉ bằng 1 phát bắn duy nhất và “chôn vùi” tàu sân bay chỉ bằng 2-3 phát bắn trúng đích.
Trong khi đó, Kh-32 được mô tả có rất nhiều đặc điểm giống như tên lửa đường đạn khí động (aero-ballistic). Được trang bị động cơ lỏng, Kh-32 có thể bay lên độ cao 39 km, trước khi chuyển hướng lao thẳng xuống mục tiêu. Theo phía Nga, tốc độ của Kh-32 là Mach 5 (6.200 km/h), tầm bay trên 1.000 km. Kh-32 được dẫn đường bằng hệ thống kết hợp giữa hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS và radar chủ động. Ưu điểm của Kh-32 so với Kh-22 là khả năng kháng nhiễu cao hơn đáng kể.
The Diplomat đánh giá, việc triển khai Kh-32 sẽ là thách thức lớn đối với các hệ thống phòng thủ trên thế giới. Nếu so sánh với “ong bắp cày” F/A-18 Super Hornets của Hải quân Mỹ, Tu-22M3M có thể tấn công ở khu vực có tầm xa hơn, đồng nghĩa với việc máy bay này có thể tấn công ở khu vực an toàn hơn.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Business Insider
Cỗ máy ném bom Nga vẫn khiến đối thủ run sợ
Máy bay ném bom Tu-95 đã phục vụ trong Lực lượng vũ trang Liên Xô và nay là Lực lượng vũ trang Nga được 67 năm. Tuy nhiên nó vẫn có chỗ đứng vững chắc trong kỷ nguyên luôn luôn đổi mới của những công nghệ hàng không.
Như tạp chí Fenghuang của Trung Quốc viết, bất chấp "tuổi đời đáng kính", chiếc máy bay hùng dũng này vẫn còn có thể dạy bài học cho những quốc gia đang có ý định xấu xa với Nga.
Những năm gần đây trong quân đội Mỹ có câu chuyện hài hước như sau: "Khi ông tôi còn lái F-4, ông tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Khi bố tôi lái F-15, bố tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Bây giờ tôi lái F-22 và tôi cũng đi bay chặn Tu-95".
Tạp chí Fenghuang viết, những câu chuyện hài hước kiểu này một mặt khiến người ta bật cười, nhưng mặt khác cũng buộc mọi người nhìn lại chiếc máy bay ném bom "không có tuổi", vẫn còn có chỗ đứng vững chãi trong thập kỷ công nghệ hàng không luôn luôn đổi mới.
Tạp chí của Trung Quốc ghi nhận, năm 1951 ban lãnh đạo Liên Xô đề ra nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay ném bom để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của quân đội Mỹ. Đây là lý do ra đời của chiếc máy bay khổng lồ với tuốc bin cánh quạt, có khả năng vượt qua chặng đường 10 ngàn cây số, mang trên mình 12 tấn thuốc nổ.
Tu-95
Lúc đầu Lực lượng vũ trang của NATO hầu như không để ý tới chiếc máy bay ném bom có vẻ lạc hậu này, thậm chí còn đặt cho nó biệt hiệu "Gấu". Cho tới năm 1961, khi Tu-95 ném quả bom hydrogen, được mệnh danh là "Vua bom" (Tu 95-B chỉ tồn tại có một chiếc duy nhất, sau thử nghiệm "Vua bom" vào ngày 30 tháng 10 năm 1961, máy bay này không được sử dụng nữa). Sự kiện này gây chấn động thế giới đến nỗi Lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với Tu-95. Chỉ cần "chú gấu Bắc cực" này xuất hiện trên rada, quân đội các nước lập tức phái máy bay đi bay chặn. Từ năm 1961 tới năm 1991, việc này xảy ra thường xuyên đến nỗi quân đội các nước khác bắt đầu quen với Tu-95 mà thậm chí còn chụp ảnh nó.
Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, và "con gấu Bắc cực" mà cả thế giới biết đến cũng kết thúc công việc tuần tra của mình. Chỉ tới tận năm 2007, Lực lượng vũ trang các nước NATO mới lại nhớ đến Tu-95, khi Vladimir Putin tuyên bố rằng, quân đội Nga lại bắt đầu công việc tuần tra ngoài biên giới của mình.
Cựu chiến binh Tu-95 đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời Chiến tranh Lạnh, và chúng tôi tin rằng, trước khi xuất hiện những "tân binh", Tu-95 còn có thể dạy bài học cho các nước có ý đồ chống Nga, tác giả bài báo kết luận.
Theo Danviet
Khoảnh khắc "xe tăng bay" Su-34 khai hỏa tên lửa siêu thanh Nga đã công bố đoạn video ghi lại cảnh máy bay ném bom chiến đấu Su-34 bắn tên lửa siêu thanh "sát thủ diệt hạm" Kh-31 vào mục tiêu trên biển trong cuộc diễn tập trên biển Caspian. Máy bay ném bom chiến đấu Su-34 (Ảnh: Sputnik) Theo Sputnik, ngày 24/7, các máy bay quân sự của Nga gồm Su-30, Su-24, Su-25 và...