Nga nâng cấp gấp Pantsir-S1 sau thông tin chấn động tại Syria
Mới đây chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky đã có một bài viết trên trang cá nhân, ông cho biết rằng năng lực của tổ hợp Pantsir-S1 không được như kỳ vọng.
Chuyên gia Viktor Murakhovsky nguyên là Đại tá quân đội – Tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva của Nga.
Ông đã có một bài viết gây chấn động về hiệu suất tác chiến thực tế của Pantsir-S1 tại Syria khi chống lại các máy bay không người lái cảm tử của phiến quân.
Theo đó, hiệu suất tác chiến của tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 do Tula sản xuất chỉ đạt 19%, trong khi con số này ở Tor-M2U của Izhevsk lại đạt tới 80%.
Ông Murakhovsky cho rằng Pantsir-S1 triển khai ở Syria không nhìn thấy các mục tiêu bay chậm ở độ cao thấp như UAV, radar của nó thậm chí còn nhầm lẫn chim biển cỡ lớn với máy bay, gây rối loạn cho kíp điều khiển.
Trước tình hình trên, vào tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Nga đã phải ra quyết định điều động thêm Tor-M2U tới căn cứ Hemimim.
Ngay khi triển khai, Tor-M2U đã cho thấy lỗi tai hại của Pantsir-S1 đã được khắc phục.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 được Nga triển khai tại Syria
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên đầu tiên nằm ở mục đích thiết kế của Pantsir-S1, khi nó ra đời với vai trò như một vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS) nhưng lại triển khai trên bộ chứ không phải thuộc về phòng không hạm tàu.
Pantsir-S1 được tối ưu hóa cho việc đánh chặn những mục tiêu bay hướng thẳng vào nó và tên lửa 57E6 phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng cho trường hợp trên.
Còn khi gặp phải mục tiêu bay ngang như UAV cảm tử thì năng lực của Pantsir-S1 không thể bằng Tor-M2U.
Tuy nhiên dù sao đi nữa thì thông qua kết quả thực chiến tại Syria, tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 đã bộc lộ nhược điểm và cần phải tiến hành nâng cấp, chỉnh sửa nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Tổ hợp Pantsir-SM1 nâng cấp đang được Nga nhanh chóng hoàn thiện
Mới đây hãng thông tấn Interfax đã dẫn nguồn từ trang thông tin điện tử về mua sắm của Chính phủ Nga cho biết, tên lửa 57E6M-E của hệ thống Pantsir-SM1 sẽ hoàn thành thử nghiệm cuối năm nay, nó được hiện đại hóa dựa trên kinh nghiệm thực tế thu về từ Syria.
Trước đó theo đại diện của Vysokotochnye Kompleksy, tổ hợp Pantsir-SM1 sẽ được tối ưu hóa thiết kế để chống lại các loại máy bay không người lái.
Dự kiến đến tháng 12 năm 2019, hệ thống sẽ hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước.
Với phiên bản nâng cấp Pantsir-SM1, các khẩu đội tên lửa phòng không S-400 Triumf cũng như căn cứ quân sự Nga sẽ không yêu cầu phải triển khai cả Pantsir-S1 lẫn Tor-M2U như hiện nay nữa, vì rõ ràng đội hình trên là quá cồng kềnh, Pantsir-SM1 đảm bảo đủ khả năng gánh trọng trách của cả hai.
Chí Linh
Theoa baodatviet
Chiến đấu cơ Israel "nằm đất" vì S-350E, không phải vì S-300 Syria
S-350E Vityaz là loại tên lửa tầm trung của Nga có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Không ít ý kiến cho rằng, rất có thể Nga đã âm thầm trang bị hệ thống này cho Syria trước cả khi cung cấp S-300.
S-350E Vityaz là loại tên lửa tầm trung của Nga có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Việc Nga phối hợp loại tên lửa này với Pantsir-S1 và S-400 đã tạo thành mạng lưới phòng không hoàn chỉnh và đáng sợ nhất thế giới hiện nay tại chiến trường Syria.
Tên lửa phòng không S-350E Vityaz do Almaz-Antey thiết kế, sản xuất nhằm thay thế vai trò các hệ thống tên lửa S-300PS và S-300PT-1A trong quân đội Nga. Đây là hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của Nga được đưa vào biên chế trong năm 2015. Nếu Israel có dữ liệu gần như hoàn chỉnh về hệ thống S-300 do một số đồng minh cung cấp thì hệ thống S-350E Vityaz họ lại hoàn toàn không có.
Điều làm nên sức mạnh khủng khiếp của tên lửa phòng không S-350E Vityaz chính là các biến thể của đạn tên lửa phòng không 9M96 kích thước nhỏ với tầm bắn hiệu quả đạt 40km, một số loại đạn mới hơn cho phép tên hệ thống S-350E có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 120km. Với kích thước nhỏ, mỗi xe phóng trong tổ hợp S-350 có thể mang theo 12 quả đạn. Nếu một tổ hợp S-350E trang bị 8 xe phóng, tổng số đạn sẽ lên tới 92 quả tên lửa. Điều này cho phép hệ thống có thể tác chiến với cường độ cực cao.
S-350E có thể theo dõi cùng lúc 16 mục tiêu bay hoặc 12 mục tiêu là tên lửa đạn đạo và có thể dẫn bắn đồng thời 2 tên lửa nhằm vào một mục tiêu trong số đó. Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.
Việc Israel phát hiện hệ thống S-350E tại Masyaf, Syria cho thấy vai trò đặc biệt của vũ khí này khi ở đây. Masyaf là một mục tiêu phòng không trọng điểm của Nga và Syria. Cùng với việc Syria nhận được S-300 từ Nga đã khiến các chiến đấu cơ Israel "nằm đất" suốt hơn 1 tháng qua. Hiện tại, Israel vẫn đang liên tục trinh sát trận địa phòng không Syria trước khi có những bước tiến tiếp theo.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Tên lửa Nga gặp nhiều lỗi khi thực chiến trên sa mạc Syria Khí hậu sa mạc khắc nghiệt ở Syria khác xa điều kiện thử nghiệm của Nga, ảnh hưởng tới tính năng của các tên lửa thông minh. Tên lửa Kh-25ML trang bị cho cường kích Su-24 tham chiến tại Syria. Ảnh: Sputnik. "Hàng loạt vấn đề đã được phát hiện trong quá trình chiến đấu thực tế. Chiến dịch quân sự tại Syria...