Nga, Mỹ lại bất đồng về vũ khí hóa học ở Syria
Mỹ hôm qua đã chính thức bác bỏ cáo buộc của Nga tại Liên hợp quốc nói rằng phe đối lập Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công hồi tháng 3 vừa qua.
Các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria tiếp tục khoét sâu mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã phản ứng mạnh hơn mức cần thiết sau khi Nga cung cấp cho Liên hợp quốc (LHQ) bằng chứng về việc phe nổi dậy Syria sử dụng khí độc sarin.
“Chúng tôi chưa thấy có bằng chứng nào chứng minh cho lời khẳng định rằng bất cứ bên nào ngoài chính quyền Syria có khả năng sử dụng vũ khí hóa học, hoặc đã sử dụng vũ khí hóa học”, ông Jay Carney nói.
Ông Carney cũng kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho phép các điều tra viên LHQ tới tìm hiểu các các buộc về sử dụng vũ khí hóa học.
Tuyên bố trên của ông Carney nhằm bác bỏ khẳng định trước đó của Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin nói rằng Nga đã có những bằng chứng trực tiếp về việc quân nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học hồi tháng 3.
“Các chuyên gia Nga đã đến thị trấn Khan al-Assal gần Aleppo và thu thập bằng chứng trực tiếp. Kết quả điều tra cho thấy lực lượng nổi dậy đã bắn tên lửa Bashar 3 và đạn chứa chất sarin vào thị trấn trên, giết chết 26 người”, ông Churkin nói.
Video đang HOT
Đại sứ Nga cũng dẫn kết quả phân tích cho biết loại đạn sử dụng trong cuộc tấn công không phải đạt chuẩn, vì có dùng chất hexogen làm hạt nổ.
Ông Churkin khẳng định đã cung cấp đầy đủ các bằng chứng cần thiết lên LHQ, cơ quan trước đó cũng đã nhận được các bằng chứng của Anh, Pháp và Mỹ cáo buộc chính quyền Assad dùng vũ khí hóa học hồi năm 2011 làm hàng chục tay súng thiệt mạng.
Theo Dantri
Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư
Quân đội Ai Cập hôm qua đã ra tối hậu thư cho cả Tổng thống Mohammed Morsi và người biểu tình nhằm chấm dứt làn sóng biểu tình đang làm tê liệt đất nước của những kim tự tháp.
Người biểu tình gây sức ép đòi Tổng thống Morsi từ chức nhưng cả ông và tổ chức Anh em Hồi giáo đều bác bỏ.
Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình trên toàn quốc hôm 30/6 nhằm đòi Tổng thống Morsi từ chức, quân đội Ai Cập nói các đảng phái có 48 tiếng để giải quyết khủng hoảng chính trị.
"Các phe phái chính trị Ai Cập có 48 giờ để trả lời những đòi hỏi của người dân. Bằng không, quân đội sẽ tự đề xuất lộ trình cho tương lai đất nước", Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố.
Trong bài diễn văn trên truyền hình nhà nước, Tướng Sisi nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình hiện nay là "chưa từng có tiền lệ" kể từ sau làn sóng chính biến lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarack cách đây hơn 2 năm.
"Quân đội sẽ đưa ra lộ trình riêng cho hòa bình nếu Tổng thống Morsi và các đối thủ không lắng nghe ý chí nhân dân", Tướng Sisi khẳng định sau khi nhiều người biểu tình đập phá các trụ sở của tổ chức Anh em Hồi giáo cầm quyền thân Tổng thống Morsi, trong đó có cả trụ sở chính ở thủ đô Cairo.
Tin tức cho biết tòa nhà tòa nhà đã bị cướp phá và phóng hỏa.
Trước đó, phong trào đối lập đứng sau các cuộc biểu tình thu hút hàng triệu người tham gia cũng ra tối hậu thư buộc Tổng thống Morsi phải ra đi.
"Chúng tôi cho ông Morsi thời hạn đến 15h00 GMT ngày 2/7 phải từ bỏ quyền lực để các cơ quan hiến pháp nhà nước chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn", phong trào Tamarod tuyên bố.
Phong trào Tamarod là tổ chức phát động chiến dịch thu thập 15 triệu chữ ký phản đối Tổng thống Morsi. Phong trào này đe dọa nếu Tổng thống Morsi bỏ qua thời hạn trên thì đây sẽ là thời điểm bắt đầu một chiến dịch chống đối quy mô lớn.
Trước sức ép từ làn sóng biểu tình, đã có ít nhất 5 bộ trưởng trong nội các Ai Cập đệ đơn từ chức, càng làm gia tăng áp lực lên vị Tổng thống dân cử đầu tiên của xứ sở Kim tự tháp.
"Các Bộ trưởng Du lịch, Môi trường, Truyền thông, Tư pháp và Cấp thoát nước đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Hisham Qandil", một nguồn tin cho biết thân chính phủ cho biết.
Tuy nhiên, cả những người ủng hộ ông Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáođều bác bỏ yêu cầu của phe đối lập, cho rằng Tổng thống cần có thêm thời gian để sửa chữa những yếu kém mà họ gán cho ông như thiếu năng lực điều hành kinh tế và giải quyết vấn đề an ninh.
Ngoài ra, tổ chức Anh em Hồi giáo cũng tuyên bố sẽ không ngồi im và dung thứ cho các cuộc tấn công nhằm vào các trụ sở của mình.
"Không thể chấp nhận viêc lựa chọn bạo lực làm giải pháp thay đổi, vì hành động đó sẽ gây kích động xã hội, kích động các lực lượng khác cũng làm như vậy", người phát ngôn Gehad El-Haddad cảnh báo trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Trong khi đó, Tổng thống Morsi bác bỏ mọi sức ép buộc ông từ chức và tiến hành bầu cử sớm.
"Có thể có biểu tình và người dân biểu lộ chính kiến, nhưng quan trọng là phải áp dụng hiến pháp," ông nói.
Theo thống kê, làn sóng biểu tình bùng phát trên cả nước Ai Cập từ hôm 30/6 đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng, trong đó có 8 người chết trong các cuộc xung đột giữa hai phe chống đối và ủng hộ Tổng thống Morsi ở thủ đô Cairo.
Theo Dantri
Nga hạ thủy tàu Mistral đầu tiên Nga đã cho hạ thủy phần đuôi tàu lớp Mistral đầu tiên của nước này để chuẩn bị cho việc lắp ghép với mũi tàu được sản xuất tại Pháp. Phần đuôi tàu Vladivostok thuộc lớp Mistral vừa được hạ thủy. Hãng tin Interfax của Nga hôm qua đưa tin phần đuôi tàu đã nhà máy đóng tàu Baltic ở thành phố St....